Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 3)
lượt xem 54
download
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 3) Thử nghiệm lâm sàng Có nhiều bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (ung thư máu) tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem liệu một phác đồ điều trị mới có an toàn và hệu quả hay không. Thử nghiệm lâm sàng cũng giúp các bác sĩ hiểu được tác dụng của điều trị cũng như phản ứng phụ của nó. Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm cũng có thể là những người đầu tiên được điều trị bằng các phác đồ mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 3)
- Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 3) Thử nghiệm lâm sàng Có nhiều bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (ung thư máu) tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem liệu một phác đồ điều trị mới có an toàn và hệu quả hay không. Thử nghiệm lâm sàng cũng giúp các bác sĩ hiểu được tác dụng của điều trị cũng như phản ứng phụ của nó.
- Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm cũng có thể là những người đầu tiên được điều trị bằng các phác đồ mới có nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu. Trong nhiều nghiên cứu một số bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ mới trong khi số khác thì được điều trị bằng phác đồ chuẩn đã có từ trước và qua đó các bác sĩ sẽ so sánh sự khác biệt về hiệu quả điều trị. Những bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của y học. Mặc dù có thể gặp vài rủi ro nhưng họ có thể trở thành những người đầu tiên được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tiên tiến. Các bác sĩ đang nghiên cứu các phương pháp điều trị mới cho tất cả các loại bệnh bạch cầu (ung thư máu). Họ đang thử nghiệm các loại thuốc mới, cách phối hợp thuốc hay sử dụng thuốc theo một trình tự mới. Họ cũng đang nghiên cứu phương cách cải thiện vấn đề ghép tủy. Nhiều thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các loại sinh trị liệu khác nhau. Interleukin và các yếu tố kích thích đơn dòng (yếu tố kích thích được tạo từ phương pháp vô tính) là những dạng sinh trị liệu đang được nghiên cứu để điều trị ung thư máu. Thông thường thì sinh trị liệu được kết hợp với hoá trị liệu hoặc ghép tuỷ xương. Bệnh nhân bị ung thư máu (hoặc gia đình họ) nên thảo luận với bác sĩ nếu họ muốn tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Chăm sóc hỗ trợ Bệnh ung thư máu và phương pháp điều trị nó có thể gây ra một số biến chứng và tác dụng phụ. Bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ để ngừa và kiểm soát những biến chứng này cũng như để cải thiện chất lượng sống của họ trong quá trình điều trị. Vì bệnh nhân ung thư máu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội nên họ cần được cho kháng sinh và một số thuốc khác để phòng ngừa. Những bệnh nhân này nên tránh tiếp xúc với
- đám đông hay những người đang bị cảm cúm hay đang bị một bệnh nhiễm trùng nào đó. Một khi họ bị nhiễm trùng thì cần phải nhập viện và điều trị kịp thời vì nó có thể trầm trọng. Thiếu máu và chảy máu cũng là những vấn đề cần chăm sóc nâng đỡ. Truyền hồng cầu có thể giảm triệu chứng khó thở và mệt mỏi do thiếu máu gây ra. Truyền tiểu cầu giúp giảm nguy cơ chảy máu trầm trọng. Chăm sóc nha khoa cũng rất quan trọng. Ung thư máu và hoá trị liệu có thể làm cho vùng miệng rất dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám nha khoa tổng quát trước khi bắt đầu hoá trị. Các nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách giữ răng miệng sạch sẽ và tốt trong suốt quá trình điều trị. Ðiều trị ung thư máu có những tác dụng phụ gì? Việc điều trị ung thư máu sẽ phá hủy cả tế bào ung thư máu và tế bào bình thường. Kiểm soát để hạn chế tác động của thuốc lên tế bào bình thường chỉ còn tác động lên tế bào ung thư máu để giảm tác dụng phụ của thuốc là một việc rất khó thực hiện. Ðiều trị ung thư có rất nhiều tác dụng phụ. Chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại phác đồ cũng như thời gian điều trị. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và thậm chí trên cùng một bệnh nhân phản ứng phụ ở đợt điều trị này có thể khác những đợt khác. Nỗ lực của các nhà chuyên môn là giảm tác dụng phụ đến mức tối thiểu. Các bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ cho bệnh nhân biết và hướng dẫn họ thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay các biện pháp nào khác để đối phó. Ðiều trị bệnh bạch cầu cấp bằng thuốc
- Tác dụng phụ của hoá trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, cũng như các phương pháp trị liệu khác, tác dụng phụ ở mỗi người sẽ khác nhau. Thường thì thuốc chống ung thư tác động lên các tế bào đang trong giai đoạn phân chia. Các tế bào ung thư có đặc điểm phân chia nhiều hơn tế bào bình thường nên bị tác động bởi hoá trị liệu nhiều hơn. Tuy nhiên một số tế bào bình thường cũng bị phá huỷ. Các tế bào thường hay phân chia gồm tế bào máu; tế bào ở gốc lông, tóc hay ở đường tiêu hoá thường dễ bị phá huỷ. Khi hoá trị liệu ảnh hưởng lên tế bào bình thường nó sẽ làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân đối với tình trạng nhiễm trùng và bệnh nhân có thể mất năng lượng và dễ bị bầm tím hay chảy máu. Ða số các tác dụng phụ sẽ hết từ từ trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt điều trị và sau khi ngưng điều trị. Một số loại thuốc chống ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Kinh nguyệt có thể bị rối loạn hay ngưng hẳn và phụ nữ có thể bị triệu chứng mãn kinh như những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Nam giới có thể ngưng tạo tinh trùng. Vì các biến đổi này có thể là vĩnh viễn nên một số đàn ông chọn cách giữ tinh trùng đông lạnh. Hầu hết trẻ em được điều trị ung thư máu có khả năng sinh sản bình thường khi chúng lớn lên. Tuy nhiên tuỳ theo loại thuốc và liều lượng sử dụng cũng như tuổi mà một số trẻ em trai và gái không thể có con khi họ trưởng thành. Xạ trị Bệnh nhân bị xạ trị có thể rất mệt mỏi cho nên nghỉ ngơi là quan trọng nhưng các bác sĩ lại khuyên bệnh nhân vẫn duy trì hoạt động như trước. Khi được xạ trị trực tiếp lên đầu thì bệnh nhân thường bị rụng tóc. Xạ trị có thể làm cho da đầu tại vùng chiếu xạ bị đỏ, khô, giòn và ngứa. Bệnh nhân nên được hướng dẫn cách chăm sóc da đầu sạch sẽ. Họ không nên sử dụng bất cứ loại nước hoa hay
- kem thoa lên vùng da chiếu xạ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Xạ trị có thể gây buồn nôn, nôn và mất cảm giác ngon miệng. Những tác dụng phụ này là tạm thời và các bác sĩ và y tá có thể đề nghị cách kiểm soát chúng cho đến khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể kéo dài. T rẻ em (mà đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi) được chiếu xạ ở não có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Vì lý do này mà các bác sĩ sử dụng liều xạ trị thấp nhất có thể được và chỉ áp dụng cho những trẻ không thể điều trị bằng hoá trị đơn lẻ. Xạ trị tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như việc sản xuất hormon. Hầu hết những bé trai bị xạ trị tinh hoàn không thể có con sau này và trẻ cần phải sử dụng hormon thay thế. Ghép tuỷ xương Bệnh nhân ghép tuỷ xương đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và các tác dụng khác do được hoá trị và xạ trị với một liều lượng lớn. Ngoài ra bệnh ký chủ thải ghép có thể xảy ra ở người nhận tuỷ ghép từ một người khác cho. Trong bệnh này tuỷ của người cho phản ứng chống lại mô của ký chủ (thường là gan, da và đường tiêu hoá). Bệnh này có thể từ mức độ nhẹ đến trầm trọng và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào sau khi ghép (thập chí vài năm sau). Có thể cho thuốc để làm giảm nguy cơ bệnh này và điều trị những biến chứng do nó gây ra. Vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Một số bệnh nhân ung thư rất khó ăn uống, họ có thể mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra họ còn mắc phải những biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, đau miệng nên việc ăn uống có thể trở nên khó khăn. Một vài bệnh nhân thay đổi cảm giác đối với thức ăn (nói thêm: có thể trước đây họ thích ăn
- một loại thức ăn nào đó nhưng bây giờ lại không thích thậm chí thấy sợ loại thức ăn đó nữa). Hơn nữa khi khó chịu và mệt mỏi thì chẳng ai thích ăn uống nữa. Ăn uống tốt có nghĩa là phải cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để tránh sụt cân và lấy lại sức lực. Những bệnh nhân nào ăn uống tốt trong suốt quá trình điều trị sẽ cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn và họ có thể vượt qua được những tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Các bác sĩ, y tá và các nhà dinh dưỡng có thể tư vấn cho việc ăn uống trong quá trình điều trị ung thư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 1)
6 p | 314 | 89
-
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2)
6 p | 232 | 68
-
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần cuối)
5 p | 222 | 52
-
Bệnh bạch cầu
8 p | 322 | 27
-
Ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ mạn tính (CML)
6 p | 170 | 18
-
Đại cương Bệnh bạch cầu Lympho mạn (Kỳ 1)
6 p | 181 | 15
-
Rễ bồ công anh chữa ung thư máu
5 p | 120 | 11
-
Đại cương Bệnh bạch cầu Lympho mạn (Kỳ 3)
6 p | 133 | 10
-
Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
3 p | 118 | 9
-
Các dấu hiện để nhận biết bệnh bạch cầu ở trẻ
5 p | 81 | 6
-
Các triệu chứng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư máu
5 p | 160 | 6
-
Chẩn đoán bệnh ung thư máu
3 p | 72 | 5
-
Formaldehyde gây ung thư máu và bạch cầu
6 p | 57 | 5
-
UNG THƯ MÁU ở TRẺ EM
4 p | 156 | 4
-
Cha hút thuốc, con dễ mắc ung thư máu
2 p | 59 | 4
-
Cha hút thuốc, con dễ mắc ung thư máu.
3 p | 69 | 3
-
Thuốc nhuộm tóc có khả năng gây ung thư?
4 p | 91 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn