intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh bụi phổi silic

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

403
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh bụi phổi silic Trong một báo cáo ngày 31 tháng 12 năm 2008, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho biết, số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam tích lũy đến hết năm 2008 là hơn 26.300 trường hợp, trong đó có 75% trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic … Bệnh bụi phổi silic là gì? Bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp rất lâu đời, vẫn còn có sức tàn phá ghê gớm: hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng ngàn người tử vong vì bệnh bụi phổi silic....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh bụi phổi silic

  1. Bệnh bụi phổi silic Trong một báo cáo ngày 31 tháng 12 năm 2008, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường cho biết, số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam tích lũy đến hết năm 2008 là hơn 26.300 trường hợp, trong đó có 75% trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic … Bệnh bụi phổi silic là gì? Bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp rất lâu đời, vẫn còn có sức tàn phá ghê gớm: hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng ngàn người tử vong vì bệnh bụi phổi silic. Tại Mỹ, tần suất bị bệnh bụi phổi silic cao nhất vào nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã gây tử vong cho rất nhiều công nhân trẻ làm việc trong những ngành nghề giống nhau. Nửa sau và đặc biệt là cuối thế kỷ XX, con số công nhân bị bệnh bụi phổi silic đã giảm đi đáng kể ở những nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, những nước đang phát triển, tần suất công nhân bị mắc bệnh này quả là còn
  2. đáng âu lo, như con số gần 20 ngàn trường hợp bị bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam mà Cục trưởng vừa báo cáo. Bệnh bụi phổi silic là một loại bệnh phổi không thể chữa được. Nguyên nhân gây bệnh là hít vào phổi bụi chứa những tinh thể silic tự do. Tinh thể silic tự do (SiO2) là một trong những loại khoáng chất thường gặp nhất trong vỏ trái đất. Nó được tìm thấy trong cát, trong nhiều loại đá như đá granite, sa thạch, đá lửa, đá phiến và một số loại quặng than đá và kim loại. Khi hít phải tinh thể silic từ bụi trong “nghề nghiệp” đang làm cũng được xem là tác nhân gây ung thư phổi. Bụi silic có thể hít được thì không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và là tương đối nhẹ để có thể lơ lững trong không khí trong một thời gian dài. Vì vậy, tinh thể silic cũng có thể theo sự khuyếch tán của không khí để đi thêm một đoạn xa hơn và gây ảnh hưởng cho người dân ở những vùng được xem là có nguy cơ cho bệnh phổi silic. Điều này đôi khi gây “khó” cho việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Vì là bệnh nghề nghiệp nên khi thấy bệnh nhân có nhiều biểu hiện nghi ngờ bị bệnh bụi phổi silic, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân làm nghề gì và … không nghe được câu trả lời là làm nghề liên quan như thổi thủy tinh, nghề cao su, nghề khai thác đá, … Đến đây, bác sĩ thường phải hỏi thêm bệnh nhân sống ở đâu? Nếu bệnh nhân sống ở những vùng khai thác mỏ đá chẳng hạn, thì đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần cho chẩn đoán. Bệnh bụi phổi silic là một bệnh không thể chữa lành. Hơn nữa, nó là bệnh không thể hồi phục, nghĩa là khi đã mắc bệnh, nó luôn tiến triển ngày một nặng hơn dù có điều trị và đã ngưng tiếp xúc với bụi tinh thể silic. Một điều cần lưu ý nữa là, nếu tiếp xúc nhiều với nồng độ cao bụi tinh thể silic thì thời gian từ lúc tiếp xúc cho đến khi phát bệnh sẽ gắn hơn và bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Bụi silic được phóng thích trong suốt quá trình làm việc với đá (chẳng hạn chế tác đá granite, điêu khắc, làm các vật dụng bằng đá, …), với cát (thổi thủy tinh, mài bóng trong nhiều ngành công nghiệp, nghiền cát để đắp lên mặt gạch bông – rất may ngày nay gạch bông đã đi vào dĩ vảng, …), với bê tông, nghiền quặng. Những người làm việc trong hầm mỏ, khai mỏ thác đá, luyện kim, công trường xây dựng, trong những nhà máy thủy tinh, nhà máy ceramic, làm việc với bột mài mòn, … là đặc biệt nguy hiểm, là có nguy cơ cao bị mắc bệnh bụi phổi silic.
  3. Phun cát (nghề thủy tinh, gạch bông, …) là những việc làm có nguy cơ cao bị bệnh bụi phổi silic. Những công việc như quét dọn cát hay bê tông khô (không phun nước làm ướt) cũng có nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic. Ảnh hưởng của bệnh bụi phổi silic Trước đây, liên tục trong nhiều năm, cả những quốc gia phát triển lẫn những quốc gia đang phát triển, do tiếp xúc quá nhiều với bụi chứa tinh thể silic mà hậu quả là bị mắc bệnh bụi phổi silic, mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn và cuối cùng là tử vong. Bệnh bụi phổi silic là kết quả của các tình trạng xơ hóa phổi và khí phế thủng. Dạng bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào loại tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các loại bụi silic: tất cả các dạng mạn tính, dạng cấp tính và dạng tiến triển nhanh đều đã được ghi nhận. Trong các giai đoạn muộn của bệnh bụi phổi silic, bệnh nhân trở thành người tàn phế và thường là tử vong. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất ở người bị bệnh bụi phổi silic là lao phổi sau bệnh bụi phổi silic, kế đến là suy hô hấp do xơ phổi và khí phế thủng trầm trọng và do suy tim trong bệnh tim phổi mạn tính. Một nguyên nữa gây tử vong có thể gặp là tràn khí màng phổi tự phát thứ phát không cứu chữa kịp thời. Trong quá khứ, bệnh bụi phổi silic đã gây bao tang tóc. Vào thế kỷ XVI, Agricola đã viết về thảm cảnh tại các vùng của các mỏ đá ở các núi thuộc rặng Carpathian (Âu châu) như sau: “nhiều phụ nữ đã lấy đến 7 người chồng, tất cả những người chồng này đã mắc một bệnh khủng khiếp (lao phổi sau bệnh bụi phổi silic) và tất cả đã phải chết trẻ”. Còn ở châu Á, chỉ vài năm trước đó, nhiều làng mạc ở Thái Lan được gọi là “làng quả phụ” bởi một số lớn công nhân làm chày và cối đá (bằng đá granite) đã bị chết sớm vì bệnh bụi phổi silic. Bệnh cảnh lâm sàng Có ba điều kiện cần thiết để chẩn đoán bệnh bụi phổi silic. Người bệnh phải cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử tiếp xúc với bụi tinh thể silic, khoảng thời gian tiếp xúc và thông tin về mức độ bụi tại nơi làm việc của người bệnh. Mặc dù giải pháp tốt nhất cho việc tránh tiếp xúc với bụi quá mức là các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát bụi, mang khẩu trang đúng quy cách đôi khi cũng cần thiết. Mang khẩu trang đúng quy
  4. cách có thể bảo vệ công nhân hít bụi silic, nhưng hiệu quả bảo vệ của nó rất thay đổi. Bệnh bụi phổi silic có thể xảy ra ở những công nhân ngay cả khi được nghĩ là họ mang khẩu trang đầy đủ. Điều kiện cần thiết thứ nhì cho chẩn đoán bệnh bụi phổi silic là film Xquang phổi thẳng cho thấy những đám mờ. Điển hình là các đám mờ nhỏ, tròn ở các vùng trên của phổi. Điều kiện cần thiết thứ ba là bệnh nhân không có những bệnh sẵn có giống với bệnh bụi phổi silic. Các bệnh giống với bệnh bụi phổi silic là lao phổi, nấm phổi, nốt dạng thấp, bệnh ác tính. Nhiễm lao Tiếp xúc với bụi tinh thể silic cũng có thể đi kèm với nhiễm lao. Nguyên nhân có thể là do sự suy yếu miễn dịch do bệnh bụi phổi silic. Nhiễm lao ở những người bị bệnh bụi phổi silic sẽ làm tăng nhanh khả năng dẫn đến suy hô hấp và rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân. Mặc dù chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, các tác giả đã gợi ý rằng, về mặt lâm sàng thì mỗi năm bệnh nhân bị bệnh bụi phổi silic cần chụp Xquang phổi và test da (IDR) một lần. Tần suất nhiễm lao ở bệnh nhân bị bệnh bụi phổi silic thay đổi theo từng quốc gia. Tần suất này là cao ở những quốc gia có tỷ lệ dân chúng bị lao cao (thường là những quốc gia đang phát triển). Bệnh phổi tắc nghẽn Như đã biết, trong cộng đồng dân cư bình thường, người hút thuốc lá chiếm một tỷ lệ cao ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn. Các nghiên cứu về dịch tễ học cũng thấy rằng bệnh nhân bị bệnh bụi phổi silic cũng có một tỷ lệ không nhỏ diễn tiến đến bệnh phổi tắc nghẽn. Zay và cộng sự cho rằng cơ chế bệnh sinh của khí phế thủng do silic cũng tương tự như khí phế thủng do khói thuốc lá, nghĩa là, phóng thích các enzyme tiêu hủy protein từ các tế bào viêm do bụi, đặc biệt là các tế bào bạch cầu trung tính và các đại thực bào, và bất hoạt men α1-antitrypsin, sự hình thành các chất oxi hóa được xúc tác bởi bụi silic. Ngày nay, hầu hết các nhà Phổi học đều công nhận có sự liên quan giữa tiếp xúc dài hạn với bụi và giảm chức năng phổi trong việc hình thành bệnh phổi tắc nghẽn. Tiếp xúc với bụi có thể làm thay đổi chức năng phổi do tình trạng viêm phế quản gây ra bởi bụi công nghiệp hay là làm nặng lên tình trạng viêm phế quản do hút
  5. thuốc lá. Khí phế thủng cùng với viêm phế quản mạn tính là 2 thành phần quan trọng trong việc hình thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ung thư Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thú vật và trên người cho thấy có thể có vai trò của việc hít tinh thể silic và phát triển ung thư ở phổi. Nhiều thí nghiệm trên chuột đã được thực hiện. Chuột được tiêm tinh thể silic vào trong khoang màng phổi sẽ phát triển ung thư trong phổi – màng phổi sau đó. Chuột được nhỏ giọt tinh thể silic vào trong khí quản có thể gây ung thư đường hô hấp tương tự như ung thư phế quản ở người. Dù vấn đề này còn nhiều tranh cãi và tương đối phức tạp, nhưng đa số các tác giả từ năm 1987 trở đi đều cho rằng có bằng chứng đầy đủ về tinh thể silic được phân loại là chất có khả năng sinh ung thư ở người. Dự Phòng Cách tốt nhất để dự phòng bệnh bụi phổi silic là tránh hít bụi tinh thể silic. Điều này được thực hiện bằng việc tránh sinh sống trong vùng mỏ khai thác đá, khai thác vàng, …; môi trường làm việc của công nhân trong những ngành liên quan phải được kiểm soát bụi tốt. Bác sĩ Alice Hamilton (1869-1970) đã thực hiện đã thực hiện một số nghiên cứu lớn về bệnh bụi phổi silic tại Hoa Kỳ đã đúc kết: “rõ ràng rằng, cách tốt nhất để tránh bệnh bụi phổi silic là ngăn chặn sự hình thành và phân tán bụi”. Hai ví dụ điển hình cho việc dự phòng này là: • Đầu thế kỷ XX, ở Vermont (Hoa Kỳ) đã bắt đầu phổ biến công cụ cắt đá bằng hơi trong công nghiệp cắt đá granite, kết quả là sau đó tỷ lệ công nhân bị tử vong vì bệnh bụi phổi silic tăng lên đáng kể. (do công cụ cắt đá bằng hơi cho ra rất nhiều bụi tinh thể silic). Cuối những năm 1930, các phương tiện kiểm soát bụi hữu hiệu được đưa vào sử dụng, số trường hợp mới bị bệnh bụi phổi silic giảm dần cho đến năm 1967 thì hầu như không còn trường hợp mắc mới nào nữa. • Ở Thụy Sĩ, trong những năm giữa thập kỷ 70 và 80, việc kiểm soát bụi thật chặt chẽ, kết quả là số trường hợp bị bệnh bụi phổi silic hàng năm giảm đi khoảng 6 lần.
  6. Thay lời kết Bệnh bụi phổi silic là bệnh có sức tàn phá sức khỏe rất lớn và khi đã mắc bệnh rồi thì …không còn đường lùi. Thật là không may mắn, cho đến nay, ở những nước đang phát triển, việc dự phòng bệnh bụi phổi silic chưa đạt được kết quả tốt. Nên chăng giảm dần đến không sử dụng vật liệu có liên quan đến khai thác mỏ, như mỏ đá chẳng hạn (nghiên cứu phát triển vật liệu thay thế).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2