Bệnh da do vi khuẩn
lượt xem 5
download
Từ lâu người ta đã biết được rằng, da người là “đất sống” của trên 250 loài. Có những loại vi khuẩn cư trú lâu dài như tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), Propionibacteria và Corynebacteria... nhưng có những loài có thời gian khu trú ngắn hơn. Có loài bình thường là vi sinh vật bảo vệ cho da, có loài xâm nhập qua các vết xây xước của da mà gây bệnh cho da. Ở mỗi người, số lượng vi khuẩn cư trú thay đổi qua thời gian tùy thuộc vào khuynh hướng tồn tại của chúng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh da do vi khuẩn
- Bệnh da do vi khuẩn Từ lâu người ta đã biết được rằng, da người là “đất sống” của trên 250 loài. Có những loại vi khuẩn cư trú lâu dài như tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu (Streptococcus), Propionibacteria và Corynebacteria... nhưng có những loài có thời gian khu trú ngắn hơn. Có loài bình thường là vi sinh vật bảo vệ cho da, có loài xâm nhập qua các vết xây xước của da mà gây bệnh cho da. Ở mỗi người, số lượng vi khuẩn cư trú thay đổi qua thời gian tùy thuộc vào khuynh hướng tồn tại của chúng. BỆNH CHỐC Chốc là bệnh nhiễm trùng nông ở da. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% trường hợp là ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh thường gây nên do liên cầu, tụ cầu hoặc phối hợp cả hai. Biểu hiện Bắt đầu là dát đỏ xung huyết, nhanh chóng tạo thành bọng nước. Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao. Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu giống
- màu mật ong. Sau khoảng 7 - 10 ngày, vảy tiết bong đi để lại dát hồng hoặc dát thâm, tồn tại một thời gian ngắn, mất đi không để lại sẹo. Vị trí thường gặp ở mặt, nhưng có thể bất kì chỗ nào kể cả lòng bàn tay, chân. ở đầu vảy tiết làm tóc bết lại. Hiếm khi niêm mạc bị tổn thương nhưng cũng có thể có. Toàn thân: rất hiếm khi sốt, trừ trường hợp thương tổn chốc toàn thân hoặc có biến chứng. Bệnh nhân có thể ngứa gãi làm thương tổn lan rộng chàm hóa hoặc lan sang vùng da khác. Căn nguyên Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là liên cầu và tụ cầu. Vi khuẩn xâm nhập qua da qua các sang chấn nhỏ vào lớp sừng và lớp gai, nhân lên, tiết độc tố làm tan rã những dây liên kết giữa các tế bào gai, huyết thanh tụ lại tạo thành bọng nước dưới lớp sừng.ên cầ u trư Các yếu tố như tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, nơi ở chật chội, vệ sinh kém là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Ngoài ra các bệnh phối hợp như chấy, rận, ghẻ, herpes, côn trùng cắn, viêm da cơ địa... cũng là những yếu tố làm cho bệnh dễ phát sinh và phát triển.
- Tiến triển Chốc là bệnh lành tính. Nếu phát hiện và điều trị tích cực thì 7 – 10 ngày khỏi, ít có tái phát và biến chứng. Tuy nhiên có thể gặp các biến chứng: chàm hóa, chốc loét, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp.... Điều trị - Tại chỗ: Làm bong vảy tiết bằng đắp dung dịch NaCl 9 phần nghìn hay thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish. Nếu vảy dày dùng mỡ kháng sinh. Khi vảy tiết đ ã bong đi, chấm vào thương tổn dung dịch có màu như Milian hoặc Castellani. - Toàn thân: dùng khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp. Có thể dùng kháng sinh nhóm beta lactam, cephalosporine, macrolide, quinolone, kháng sinh penicilline bán tổng hợp. Phòng bệnh Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay. Chăm sóc cho trẻ nhỏ, nhất l à sau khi mắc các bệnh do virus hoặc sởi. Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng. Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng. BỆNH VIÊM NANG LÔNG Là phản ứng viêm của một hoặc nhiều nang lông ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trừ vùng bán niêm mạc, lòng bàn tay, bàn chân. Nếu thương tổn ở vùng da đầu, râu,
- lông nách, lông mu gọi là Sycosis (viêm chân tóc). Nếu thương tổn ở vùng lông tơ gọi là viêm nang lông. Biểu hiện + Viêm cổ nang lông: mụn mủ nhỏ như hạt kê rất nông ở lỗ chân lông, màu vàng nhạt, dễ vỡ để lại vảy mủ hoặc vảy lẫn máu. Bệnh diễn biến thành từng đợt và tự lành sau vài ngày, không để lại sẹo. Vị trí điển hình là ở mặt, da đầu, lông mu, lông nách, nếp bẹn, hai cẳng chân. + Viêm nang lông sâu: viêm xâm lấn vào tận cấu trúc nang, khi khỏi có thể tạo thành sẹo lồi hay sẹo teo da, rụng tóc. Căn nguyên Phần lớn là do tụ cầu vàng ký sinh ở trên da, trên các lỗ chân lông, nhưng có thể do một số vi khuẩn khác như vi khuẩn Gram âm, Enterobacter Klebsiella, Proteus, Pseudomonas aeruginosa hay do nấm men (Candida hay Pityrosporum), nấm sợi hoặc virus. Điều trị - Tại chỗ: Không được nặn mụn mủ mà nên chấm dung dịch cồn iot 5% hoặc dung dịch betadin.
- - Toàn thân: Có thể uống kháng sinh nhóm beta lactam, cephalosporine, macrolid như cloxacilin hoặc erythromycin. Phòng bệnh Loại bỏ chấn thương tại chỗ (không gãi, không mặc quần áo quá chật, tránh xây xước khi cạo râu...). Điều trị bệnh phối hợp như tiểu đường, giảm miễn dịch.... Rửa tay, giặt quần áo bằng xà phòng tiệt khuẩn (VD: xà phòng lifebuoy, Betadin skin cleanser...). Vệ sinh đúng cách để dự phòng tổn thương lan tỏa và tồn lưu. Nếu tổn thương ở vùng râu thì phải thay dao cạo và cách cạo râu. Rửa tay thường xuyên có tác dụng phòng bệnh viêm da NHỌT do vi khuẩn Là thuật ngữ dùng để chỉ thương tổn viêm nang lông sâu, viêm quanh nang lông có hoại tử vùng trung tâm tạo nên ngòi màu vàng. Bệnh nhọt rất thường gặp và thường gây ra do tụ cầu vàng khu trú trên da. Khi nang lông bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào nang lông và tổ chức dưới da.
- Nhọt có thể xuất hiện bất cứ trên vùng nang lông nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là mặt, cổ, hố nách, mông, đùi và những vùng da băng ẩm kéo dài. Biểu hiện lâm sàng * Nhọt: Tổn thương ban đầu là cục cứng, đỏ, nóng, đau, khu trú ở nang lông, ở giữa nhọt là một đốm trắng (ngòi). Sau 1 vài ngày nhọt trở nên mềm và vỡ mủ làm thoát ngòi ra ngoài. Khi đó bệnh nhân giảm đau, giảm sưng đỏ. Đa số bệnh nhân chỉ có 1 đến 2 nhọt. Vị trí th ường gặp ở vùng có lông đặc biệt vùng cọ sát hoặc ra mồ hôi nhiều như cổ, nách, mông. Nhìn chung nhọt không có triệu chứng toàn thân. Một người có nhiều nhọt (5 - 7 cái) hoặc nhọt ở trẻ con có thể kèm theo sốt, albumin niệu. * Nhọt cụm: là nhọt nhưng viêm nặng hơn, lan rộng hơn, sâu hơn do nhiều nhọt tạo thành. Vị trí thường ở gáy, lưng, đùi. ở gáy, lưng nhọt cụm còn được gọi là hương sen, hậu bối. Bệnh nhân thường có sốt, mệt mỏi và rất đau, có thể có albumin niệu. * Đinh râu: cũng là nhọt nhưng khu trú ở vùng có râu. Đinh râu rất dễ đưa đến viêm xoang tĩnh mạch hang và nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân gây bệnh nhọt và các yếu tố nguy cơ
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhọt là tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus). Tuy nhiên, nhọt cũng có thể gây nên do các vi khuẩn khác hoặc nấm. Da bị tổn thương do chà xát, cào gãi hoặc tăng tiết mồ hôi, viêm da, nhiễm nấm là cửa ngõ cho việc xâm nhập của vi khuẩn. Thuật ngữ bệnh nhọt nhằm chỉ một người bị nhọt tái đi tái lại nhiều lần. Yếu tố thuận lợi: nghiện rượu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, chàm cơ địa, suy giảm miễn dịch... Tiến triển và tiên lượng Nhọt tuy là một bệnh nhiễm khuẩn nh ưng nói chung lành tính. Bệnh sẽ khỏi trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Một số người nhất là người ra mồ hôi nhiều, vệ sinh da kém hoặc có bệnh tiểu đường, bệnh hệ thống, bệnh suy giảm miễn dịch... có thể bị nhọt tái phát nhiều lần và có thể có diễn biến phức tạp. Nhọt, nhọt cụm có thể có biến chứng nhiễm khuẩn huyết, vi êm cầu thận. Những tổn thương ở mặt, mũi (đinh râu) dễ gây viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, áp xe não, viêm nội tâm mạc cấp, viêm xương - tủy xương... Sự xâm nhập này có thể xảy ra bất kì lúc nào và không thể tiên đoán trước được. Vì vậy trường hợp nhọt to và sâu, không được tự nặn phá nhọt ở nhà làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Điều trị
- Không được nặn non. Chấm nhọt nhiều lần trong ngày bằng dung dịch sát khuẩn: chlorhexidine, hoặc hexamidine, hoặc cồn iode. Có thể bôi mỡ kháng sinh nhiều lần trong ngày sau khi chấm dung dịch sát khuẩn. Có thể uống kháng sinh toàn thân như penicilin V người lớn 2 - 4 triệu UI/ngày trong 7 - 10 ngày hoặc uống amoxycilin người lớn 1,5g/ngày. Khi nhọt chín nên rạch tháo mủ cho nhọt mau lành và không bị tái phát. Khi thương tổn nhiều, lan tỏa, hậu bối, đinh râu kèm theo viêm mạch bạch huyết, viêm mô tế bào hay trên cơ địa người đái đường, bị ở vùng mặt....: cần khám và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Phòng bệnh Vệ sinh sạch sẽ, tránh chấn thương (không gãi, không chà xát), bớt ăn ngọt, ăn đủ chất đạm, bổ sung vitamin A, C. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi như tiểu đường, suy dinh dưỡng, béo phì, suy giảm miễn dịch bao gồm cả HIV/AIDS... Khi bị nhọt, giặt sạch đồ dùng cá nhân bằng xà phòng tiệt khuẩn với nước nóng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH THAN VÀ VI KHUẨN BACILLUS ANTHRACIS
9 p | 528 | 119
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
330 p | 250 | 55
-
Bài giảng Bệnh da và hoa liễu
301 p | 48 | 12
-
Ebook Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 65 bệnh Da liễu: Phần 1
154 p | 56 | 9
-
Phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu thường gặp: Phần 1
153 p | 21 | 4
-
Bài giảng Cập nhật điều trị viêm phổi bệnh viện-viêm phổi thở máy do vi khuẩn kháng đa kháng sinh - PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc
36 p | 21 | 4
-
Mức độ vi khuẩn trong đờm, tính nhạy cảm của chủng vi khuẩn lao phân lập từ bệnh nhân lao phổi AFB (+) không đa kháng thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả MGIT sau 8 tuần đầu điều trị
10 p | 29 | 3
-
Bệnh da liễu - hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: Phần 1
153 p | 37 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn đa kháng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
5 p | 5 | 3
-
Chăm sóc và điều trị các bệnh da liễu: Phần 1
153 p | 17 | 3
-
Động học Procalcitonin ở bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn
10 p | 5 | 2
-
Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy do vi khuẩn Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
7 p | 16 | 2
-
Các yếu tố nguy cơ dự đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng do vi khuẩn gram âm
8 p | 9 | 2
-
Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn gram âm sinh men b-lactamase phổ mở rộng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới từ tháng 5/2002 đến 2/2004
6 p | 37 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn đa kháng thuốc và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn đa kháng thuốc
41 p | 26 | 2
-
Khảo sát mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (1/2019 - 12/2019)
6 p | 4 | 1
-
Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện và sự phù hợp của chỉ định kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn