intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH ĐẬU DÊ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1 - Đặc điểm và triệu chứng Bệnh có đặc điểm là dê ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc nhưng ở dê con bệnh thường nặng hơn, tỷ lệ tử vong rất cao, bệnh rất dễ ghép với bệnh lưỡi xanh, bệnh tụ huyết trùng và rất dễ nhầm lẫn với bệnh lở mồm long móng. Bệnh do vi-rút gây nên, hiện tại chưa có thuốc chữa. Triệu chứng thường thấy là con vật sốt 40 - 41oC, ho, chảy nước mắt, nước mũi lúc đầu trong sau đặc quánh đóng vẩy xung quang mũi. Viêm niêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH ĐẬU DÊ

  1. BỆNH ĐẬU DÊ 1 - Đặc điểm và triệu chứng Bệnh có đặc điểm là dê ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc nhưng ở dê con bệnh thường nặng hơn, tỷ lệ tử vong rất cao, bệnh rất dễ ghép với bệnh lưỡi xanh, bệnh tụ huyết trùng và rất dễ nhầm lẫn với bệnh lở mồm long móng. Bệnh do vi-rút gây nên, hiện tại chưa có thuốc chữa. Triệu chứng thường thấy là con vật sốt 40 - 41oC, ho, chảy nước mắt, nước mũi lúc đầu trong sau đặc quánh đóng vẩy xung quang mũi. Viêm niêm mặc mắt, trường hợp bệnh nặng con vật không mở được mắt. Dê bỏ ăn khoảng một ngày sau những nốt đậu đỏ xuất hiện ở các niêm mạc nhìn thấy được (hay thấy ở niêm mạc mũi, miệng và âm hộ), ở da, đặc biệt là ở phần da mỏng của cơ thể (đầu, cổ, phía trong chân và gốc đuôi). Qua hai tuần tiếp theo, các bệnh tích trở thành mụn đậu, sau đó hoá mủ, vỡ ra và cuối cùng đóng vẩy. Bệnh tích khác nhau về số lượng nếu nhiều các nốt đậu liên kết tạo thành mảng, rất ngứa con vật cọ sát nhiều khó ăn, có trường hợp do bị viêm loét niêm mạc quá nặng vật rất muốn ăn nhưng
  2. không thể ăn được. Ở nhiều dê tổn thương còn phát triển ở phổi gây khó khăn về hô hấp. Ở những con mắc bệnh nặng vật bị gầy sút nhanh và có thể chết ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Dê chửa có thể bị sẩy thai. Những con khỏi lâm sàng tuỳ theo mức độ bệnh có thể để lại những nốt sẹo. Cần chú ý có nhiều trường hợp bệnh quá cấp tính dê chết không kịp biểu hiện các triệu chứng và bệnh tích như đã nêu. Cũng xảy ra trưòng hợp bệnh thể hiện ở dạng nhẹ (á cấp tính) con vật có thể sốt nhưng các triệu chứng về lâm sàng ít có khả năng nhận biết được. 2 - Cách lây lan. Vi-rút đậu có thể sống nhiều tháng trên lông của vật chủ cũng như trên môi trường nhiễm mầm bệnh. Do đặc điểm nuôi nhốt và phương thức chăn nuôi chăn thả, dê thường sống chung theo bầy đàn do đó phương thức truyền lây mầm bệnh qua tiếp xúc trực tiếp là chủ yếu (do cọ sát trực tiếp với con bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh tại các bãi chăn thả bị nhiễm, bãi nuôi nhốt, nguồn thức ăn, nước uống…). Bên cạnh đó, dê cũng dễ bị lây bệnh do hít phải mầm bệnh nên gây tổn thương đường hô hấp, ngoài ra ruồi, muỗi cũng là tác nhân truyền bệnh đậu giữa các cá thể trong đàn và khác đàn… 3 - Phòng, chống bệnh - Đối với bệnh đậu dê đến nay chưa có thuốc điều trị. Thông thường, người ta chỉ dùng thuốc để nâng cao sức đề kháng của con vật và hạn chế nhiễm trùng kế phát của các bệnh do vi khuẩn khác.
  3. - Phòng bệnh: Để bệnh không xảy ra thì người chăn nuôi cần thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật như: + Làm vệ sinh chuồng trại, phun khử độc bằng hoá chất, để trống chuồng nuôi một thời gian trước khi nhập dê. + Chỉ nhận dê ở nơi an toàn về bệnh đậu và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển do cơ quan thú y xác nhận. + Trong trường có dịch xảy ra cần: Nuôi nhốt tại chỗ, tách và tiêu huỷ những con mắc bệnh, thực hiện đúng những yêu cầu hướng dẫn của cơ quan thú y, theo dõi những con còn lại trong đàn, tổ chức tốt công tác tiêm phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2