Bệnh Gout
lượt xem 4
download
Bạn thức dậy vào lúc nửa đêm và ngón chân cái có cảm giác như bị đốt cháy. Ngón chân cái nóng, sưng và nhức nhối tới mức sức nặng của tấm chăn cũng gần như không thể chịu nổi. Nếu như vậy, bạn có thể đang bị một cơn gout cấp tính (hoặc viêm khớp do gout) - một dạng của viêm khớp đặc trưng bởi cơn đau đột ngột, dữ dội, khớp đỏ và sưng nề. Bệnh gout đã được biết tới từ hơn 2000 năm trước, và là một trong những bệnh cổ xưa nhất của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Gout
- Bệnh Gout Bạn thức dậy vào lúc nửa đêm và ngón chân cái có cảm giác như b ị đốt cháy. Ngón chân cái nóng, sưng và nhức nhối tới mức sức nặng của tấm chăn cũng gần như không thể chịu nổi. Nếu như vậy, bạn có thể đang bị một cơn gout cấp tính (hoặc viêm khớp do gout) - một dạng của viêm khớp đặc trưng bởi cơn đau đột ngột, dữ dội, khớp đỏ và sưng nề. Bệnh gout đã được biết tới từ hơn 2000 năm trước, và là một trong những bệnh cổ xưa nhất của loài người. Trước kia, bệnh gout thường được gọi là bệnh của vua chúa vì nó thường xảy ra ở những người giàu có, hay uống rượu và ăn nhiều. Ngày nay, người ta biết rằng gout là một bệnh phức tạp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Trong thực tế, có trên 2 triệu người Mỹ bị căn bệnh này. Đúng là nam giới dễ bị bệnh gout hơn nữ giới, nhưng phụ nữ sẽ mẫn cảm hơn với bệnh này sau khi mãn kinh. May mắn là bệnh gout có thể điều trị được và có một số cách giữ cho bệnh khỏi tái phát.
- Dấu hiệu và triệu chứng Các triệu chứng của bệnh gout thường là cấp tính, xảy ra đột ngột - thường vào ban đêm - và không có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng gồm: - Đau khớp dữ dội. Bệnh gout thường tác động đến khớp lớn của ngón chân cái nhưng có thể xảy ra ở bàn chân, cổ chân, khớp gối, bàn tay và cổ tay. Đau thường kéo dài 5-10 ngày và sau đó hết. Sự khó chịu thường giảm dần sau 1-2 tuần, để lại khớp gần như bình thường và không đau. - Viêm và đỏ. Khớp hoặc các khớp bị bệnh sẽ sưng nề và đỏ. Nguyên nhân Bệnh gout do nồng độ acid uric tăng quá cao trong máu, acid uric là một sản phẩm cặn bã hình thành từ quá trình giáng hóa purin. Những chất này có tự nhiên trong cơ thể cũng như trong một số loại thực phẩm bao gồm phủ tạng động vật như gan, não, thận và lá lách và cá trổng, cá trích và cá thu. Tất cả các loại thịt, cá và gia cầm đều có một lượng nhỏ purin. Bình thường, acid uric tan trong máu và được thận lọc và thải qua nước tiểu. Nhưng đôi lúc cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc đào thải quá ít acid
- này. Trong trường hợp này, acid uric có thể tích tụ, hình thành những tinh thể hình kim sắc trong khớp hoặc mô xung quanh gây ra đau, viêm và sưng. Một bệnh khác được gọi là giả gout, cũng do lắng đọng tinh thể gây ra. Nhưng thay vì được tạo thành từ acid uric, các tinh thể giả gout được tạo thành từ dihydrat pyrophosphat calci. Và trong khi giả gout có thể xảy ra ở khớp ngón chân cái, bệnh thường tấn công các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ tay và khớp cổ chân hơn. Các yếu tố nguy cơ Các bệnh hoặc các tình trạng sau có thể làm tăng khả năng bạn có nồng độ acid uric máu cao hoặc gout: - Các yếu tố lối sống. Phổ biến nhất là uống quá nhiều cồn, nhất là bia. Uống nhiều rượu có nghĩa là uống hơn 2 cốc mỗi ngày đối với nam giới và 1 cốc đối với phụ nữ. Thừa 15 kg trở lên so với cân nặng lý tưởng cũng làm tăng nguy cơ bệnh gout. - Các thuốc và bệnh. Một số bệnh và thuốc cũng làm bạn dễ bị gout hơn. Các bệnh này gồm tăng huyết áp không được điều trị và các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng mỡ máu và hẹp động mạch (xơ mỡ động mạch). Phẫu thuật, bệnh hoặc chấn thương nặng đột ngột, và nằm bất động
- một tư thế khi ngủ cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric. Sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid (thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp do làm giảm lượng nước và muối trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporin (ngăn ngừa thải ghép ở bệnh nhân ghép tạng) cũng vậy. Hóa trị liệu điều trị ung thư có thể làm tăng giáng hóa tế bào bất thường, giải phóng một lượng lớn purin vào máu. - Yếu tố di truyền. Cứ 4 người bị gout thì 1 người có tiền sử gia đình bị bệnh này. - Tuổi và giới tính. Bệnh gout hay xảy ra ở nam giới. Phụ nữ thường có nồng độ acid uric thấp hơn nam giới cho tới sau khi mãn kinh, lúc này nồng độ acid uric của họ gần bằng với nam giới. Nam giới dễ bị gout ở độ tuổi 30-50, trong khi phụ nữ bị bệnh gout muộn hơn, thường từ 50-70 tuổi. Khi nào cần đi khám Nếu bạn bị đau dữ dội đột ngột ở một khớp, hãy gọi cho bác sĩ - cho dù đau hết đi trong 1-2 ngày. Bệnh gout không được điều trị có thể dẫn đến đau nặng hơn và tổn thương khớp. Đi khám ngay nếu bạn bị sốt và khớp nóng và viêm. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Nếu bạn đã được chẩn đoán bị gout và đang có cơn gout tái phát, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của các đợt bệnh trong tương lai. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ có thể hút dịch từ khớp bị viêm để phát hiện tinh thể acid uric trong các tế bào bạch cầu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu. Mẫu nước tiểu có thể cho biết lượng acid uric mà bạn bài tiết ra. Xét nghiệm máu chỉ ra nồng độ acid uric trong máu của bạn. Các biến chứng Một số người bị gout bị một dạng viêm khớp mạn tính, thường kèm theo những lắng đọng đổi màu dưới da gọi là hạt tophi. Một số bệnh nhân gout bị sỏi thận. Điều trị Đối với cơn gout cấp, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) có thể làm giảm triệu chứng. Những thuốc này gồm thuốc kê đơn indomethacin (Indocin) hoặc các NSAID không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin, các
- thuốc khác). Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc chống viêm steroid như prednison. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn cần dùng steroid hoặc NSAID trong bao lâu- đôi khi chỉ nên dùng từ 3-7 ngày. Dùng lâu dài những thuốc này có thể gây các tác dụng phụ nặng gồm loét và chảy máu đường tiêu hóa. Các phương pháp thay thế để cơn gout cấp là colchicin dạng viên hoặc tiêm cortison vào khớp bị viêm. Khi cơn gout cấp đã được kiểm soát, bác sĩ có thể khuyên điều trị dự phòng để làm giảm tốc độ sản sinh acid uric hoặc làm tăng tốc độ đào thải acid uric. Phòng ngừa Chưa có cách nào chắc chắn để phòng ngừa cơn gout ban đầu hoặc sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn bị gout, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc để ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của các đợt bệnh sau này. Những thuốc này có thể gồm allopurinol (Zyloprim,Aloprim) và probenecid (Benemid), được uống hằng ngày để làm chậm sản sinh và thúc đẩy thải trừ acid uric. Giữ acid uric dưới mức bình thường là chìa khóa để phòng ngừa gout. Tự chăm sóc
- Thay đổi lối sống không thể chữa khỏi gout, nhưng có thể giúp điều trị bệnh này. Các biện pháp sau có thể giúp làm giảm hoặc phòng ngừa triệu chứng: - Giữ cân nặng bình thường. Giảm cân dần dần sẽ làm giảm tải trọng đè lên các khớp nâng đỡ cơ thể bị bệnh. Giảm cân cũng làm giảm nồng độ acid uric. Tránh nhịn đói hoặc giảm cân nhanh vì làm như vậy có thể làm tăng tạm thời nồng độ acid uric. - Không ăn quá nhiều đạm động vật. Những thực phẩm có chứa purin. Những thực phẩm nhiều purin gồm có phủ tạng (gan, não, thận và lá lách), và cá trổng, cá chim và cá thu. Các loại thịt, cá và gia cầm chứa lượng ít hơn. - Hạn chế hoặc không uống rượu. Uống quá nhiều rượu có thể ức chế bài tiết acid uric, dẫn đến tích luỹ và gây ra cơn gout cấp. Hạn chế uống rượu dưới 2 cốc mỗi ngày nếu là nam giới. Hạn chế uống 1 cốc mỗi ngày nếu là nữ giới. Nếu bị gout, tốt nhất là không uống rượu. - Uống nhiều nước. Nước sẽ giúp làm loãng acid uric trong máu và nước tiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh Goute
6 p | 183 | 38
-
Những điều cần biết về bệnh gout
5 p | 175 | 37
-
BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
12 p | 179 | 31
-
Bệnh gout và vấn đề ăn uống
8 p | 127 | 30
-
Người bệnh Gout và thực đơn dinh dưỡng: Phần 2
66 p | 148 | 28
-
Bệnh gout và các vấn đề ăn uống
9 p | 121 | 16
-
Người bệnh Gout và thực đơn dinh dưỡng: Phần 1
66 p | 135 | 16
-
Ebook Bạn là bác sĩ tốt nhất chữa bệnh gout: Phần 1
49 p | 52 | 15
-
Tài liệu hướng dẫn cộng đồng: Tham gia phòng chống bệnh Gout
22 p | 81 | 13
-
Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh Gout
38 p | 60 | 11
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh gout
38 p | 34 | 10
-
Đường Fructoza và bệnh gout, bệnh gan nhiễm mỡ
5 p | 119 | 8
-
Ăn uống cho người bị bệnh gout
3 p | 95 | 6
-
Những thực phẩm nên hạn chế ăn để tránh bệnh gout
6 p | 87 | 5
-
Bác sĩ tốt nhất là chính mình: bệnh Gout (Tập 6) - Phần 1
36 p | 33 | 5
-
Bài giảng Bệnh gout
25 p | 14 | 5
-
Kết quả tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh Gout đang điều trị nội trú tại khoa Lão khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020
8 p | 19 | 4
-
Biểu hiện thanh quản của bệnh gout: Báo cáo trường hợp lâm sàng
6 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn