intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LÂM CHỨNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

150
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng lâm có các trìệu chứng chủ yếu là tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, đau tức vùng bụng dưới. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, y học cổ truyền phân chứng lâm làm 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm. Theo y học hiện đại thì những bệnh đường tiết niệu. như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, tiểu đục (lactosuria) đều có triệu chứng của chứng lâm. Nguyên Nhân Tbeo y học cổ truyền thì chứng lâm có các nguyên nhân và bệnh lý dưới đây: 1- Thấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LÂM CHỨNG

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH LÂM CHỨNG Đại Cương Chứng lâm có các trìệu chứng chủ yếu là tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, đau tức vùng bụng dưới. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, y h ọc cổ truyền phân chứng lâm làm 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm. Theo y học hiện đại thì nh ững bệnh đường tiết niệu. như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, tiểu đục (lactosuria) đều có triệu chứng của chứng lâm. Nguyên Nhân Tbeo y học cổ truyền thì chứng lâm có các nguyên nhân và bệnh lý dướ i đây: 1- Thấp nhiệ t tích tụ tại hạ tiêu làm trở ngạ i chức năng khí hoá của bàng quang sinh ra tiểu nhiều lần, tiểu khó và gắt.
  2. 2. Tỳ thận hư: Do mắc chứng lâm lâu ngày, thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, hoặc người cao tuổi lão suy, lao động quá sức, phòng dục quá độ đều là những nguyên nhân gây tỳ thận hư. Tỳ hư trung khí hạ hãm nên tiểu nhiều lần. Thận hư không làm chủ được tiểu tiện gây nên tiểu vặt. Trường hợp do lao động nhọc mắc bệnh gọi là 'lao lâm". Do thậ n yếu chất mỡ thoát ra thành ‘Cao Lâm’. Do thận âm h ư hoả bốc gây thương tổn lạc mạch, nước tiểu có máu là ‘Huyết Lâm’. ‘Nhiệt Lâm’ do nhiệt thịnh uất kết tạ i bàng quang. ‘Tbạch Lâm’ là trong nước tiểu có sỏ i. Biện Chứng Luận Trị Y học cổ truyền biện theo 5 chứng lâm để luận trị: 1- Nhiệt Lâm: Tiểu nhiều lần, tiểu rất buốt, nước tiểu vàng, có lúc đục, bụng dưới đau hoặc đau lưng, trong người nóng, miệng khô, hoặc sốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu dày vàng, mạch Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Dùng bài Bát Chính Tán gia giảm. (Trong bài, Chi tử, Đại hoàng để thanh nhiệt; Biển súc, Cù mạch, Họat thạch, Mộc thông lợi thấp, thông lâm).
  3. + Sốt nhiều thêm Hoàng bá, Kim ngân hoa, Liên kiều để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giả i độc. 2. Thạch Lâm: Tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc đục, trong nước tiểu có sạn nhỏ lợn cợn, bụng đau, lưng đau quặn từng cơn không chịu được, có lúc nước tiểu có máụ. Mạch Huyền, Khẩn hoặc Sác. Điều tr ị: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch (tống sỏ i), thông lâm. Dùng bài Thạch Vi Tán gia giả m. (Trong bài, Thạch vi, Cù mạch. Hoạt thạch, Xa tiền tử để thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Thêm Kim tiền thảo (40 - 60g), Hải kim sa, Kê nội kim để bài thạch, thông lâm). 3. Huyết Lâm: Tiểu rát, bu ốt, nước tiểu đỏ (có máu), rêu lưỡi vàng, mạch Sác. Điều tr ị: Chia 2 thể bệnh thực và hư để đ iều trị: a Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, cbỉ huyết. Dùng bài Tiểu Kế Ẩm Tử gia giảm.
  4. (Trong bài, Tiểu kế, Sinh địa, Bồ hoàng, Ngẫu tiết lương buyết chỉ huyết; Chi tử, Trúc diệp, Môïc thông, Hoạt thạch thanh nhiệt lợi thấp; Đương qui, Cam thảo, Bạch thược điều hoà dinh huyết, giảm đau). b. Ch ứng hư: Tư âm, thanh nhiệt, bổ hư, chỉ huyết. Dùng bài: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn thêm Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn. (Trong bài, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn tư âm, thanh nhiệt; Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn bổ hư, chỉ huyết. Trường hợp bệnh lâu ngày, phần khí bị h ư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ (sống), Cam thảo để bổ kbí, nhiếp huyết). 4. Cao Lâm: Nước tiểu đục như nước vo gạo hoặc như có mỡ, đường tiểu nóng rát, đau, sút cân, mệ t mỏ i, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhợt, rêu dày, mạch Tế vô lực. Bệnh mới mắc thường là chứng thực, lâu ngày không khỏi trở thành chứng hư. Điều trị: a. Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, phân thanh, kh ử trọc. Dùng bài Tỳ Giả i Phân Thanh Ẩm gia giảm
  5. (Trong bài, Tỳ giải, Thạch xương bổ phân thanh kh ử trọc, Íh trí nhân, Ô d ược ôn thận. Thêm Hoàng bá, Thạch vi, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp). b. Chứng hư: Bổ thận, cố nhiếp. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm bỏ Thạch xương bồ hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Liên tu, Khiế m thực, Long cốt, Mẫu lệ để bổ thận cố nhiếp. Trường hợp thận dương hư, lưng gối lạnh, thay bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn " bằng bài 'Bát Vị Địa Hoàng Hoàn'. 5. Lao Lâm: Tiểu tiện không khó nhưng tiểu nhiều lần, lúc tiểu nhiều, lúc bình thường không chừng, lao động mệt tiểu nhiều, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Trường hợp âm hư thì gò má đỏ lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác. Điều tr ị: Chia ra 2 thể: a. Tỳ Hư: Bổ trung, ích khí. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm. (Trong bài, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích thảo hợp Thăng ma để bổ khí, thăng đề; Bạch truật, Trần bì gia thêm Tỳ giả i, Bạch hnh để lợ i thấp giáng trọc).
  6. b. Thận Hư: Chủ yếu là thận âm hư: lòng bàn chân tay nóng, lưỡ i thon đỏ, mạch Tế, Sác... Tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia vị. (Trong bài, Bài Lục Vị có tác dụ ng tư dưỡng thâïn âm; Tri mẫu, Hoàng bá thêm Địa cốt bì để thanh hư nhiệt). Tóm lạ i: Cần chú ý yếu tố hư thực. Thực chứng chủ yếu do thấp nhiệt nên phép tr ị là thanh nhiệt, lợi thấp. Chứng hư là do tỳ thận hư nên chủ yếu là bổ tỳ thận. Trường hợp bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh lý lẫn lộn vì vậ y, cần chú ý phối hợp công bổ một cách thích đáng để đạt hiệu quả điều trị cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2