Bệnh Học Thực Hành: Loạn nhịp tim (Cardiac arrhythmias - Arrythmie cardiaque)
lượt xem 6
download
Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại. Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: Loạn nhịp tim (Cardiac arrhythmias - Arrythmie cardiaque)
- LOẠN NHỊP TIM (Cardiac arrhythmias - Arrythmie cardiaque) Đại Cương Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại. Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn. Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật (do rối loạn chức năng thần kinh trung ương hoặc do bệnh ngoài tim ảnh hưởng) và bệnh của tim có tổn thương thực thể. Đông y quy chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý. Lâm sàng y học hiện đại thường chia ra: A - Nhịp Nhanh có: 1) Nhịp nhanh liên tục gồm: a) Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh đều từ 90 -120 lần/phút. Nguyên nhân phần lớn do mệt mỏi, xúc cảm, sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cường giáp... b) Cuồng động nhĩ (Flutter auricular) (nhịp nhanh 20-140 phút, thường là đều cũng có khi không đều. Nguyên nhân thường gặp là hẹp van hai lá, bệnh Basedow. 2) Nhịp nhanh từng cơn: a) Cơn nhịp nhanh trên thất (Bouveret) (nhịp tim rất nhanh 140 – 200 lần/phút, xuất hiện và mất đi đột ngột). Nguyên nhân: Tự phát do xúc cảm, hẹp hai lá.
- b) Cơn nhịp nhanh thất (tim đập nhanh khoảng từ 140 - 200 lần/phút). - Nguyên nhân: Bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngộ độc Digital, rối loạn Ka li máu... B- Nhịp Chậm có : 1) Nhịp chậm xoang: Nhịp từ 40 - 60 lần/phút, đều. Nguyên nhân có khi là bẩm sinh, nhiễm độc thương hàn. 2) Nhịp chậm do lốc nhỉ thất cấp III. Nhịp tim từ 20 - 40 lần/ phút. Hay có cơn ngất (Stokes Adams). Nguyên nhân có thể là suy mạch vành, bạch hầu, bẩm sinh. C- Ngoại tâm thu: Ởngười không có bệnh tim do xúc cảm, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không có nguyên nhân tiên lượng tốt và ở người có bệnh tim có tổn thương hoặc biến đổi cơ tim tiên lượng tùy bệnh ngộ độc Digitan... D- Loạn Nhịp Hoàn Toàn: Nguyên nhân do hẹp van hai lá, rung nhĩ, Basedow, xơ mỡ động mạch. Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm Quí, Chinh Xung, Vựng Quyết. Triệu Chứng 1) Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (phần lớn xảy ra ở những người không có bệnh tim thực thể gọi là hội chứng cơn Bouveret, khoảng 20 – 30% trường hợp có bệnh thực thể ở tim như thấp tim, suy mạch vành, cường giáp, nhiễm độc...). a) Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn, có khi khó thở, đau vùng tim, nếu cơn kéo dài vài ngày dẫn đến suy tim. b) Triệu chúng thực thể: Nếu nhịp trên 200 lần/phút, không đếm được mạch (mạch quay) vì quá nhỏ, huyết áp thường tụt, tiếng tim nhỏ như tiếng tim thai. d) Diễn biến: Một cơn trung bình từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn nhịp tim lại trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đái nhiều. Nếu cơn kéo dài vài ngày thường nặng, dễ gây suy tim, có thể gây tử vong trong cơn suy tim.
- 2) Cuồng động nhĩ: Là tình trạng nhỉ bóp nhanh (250 - 350 nhịp/phút) nhưng chỉ một số xung động xuống thất, có thể đều hoặc không đều, rất nhanh hoặc chỉ nhanh vừa. Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, trống ngực, hồi hộp, nếu thất đập quá nhanh, người bệnh có thể ngất hoặc sốc. Ấn nhãn cầu có thể làm tim đập chậm nhưng thôi ấn thì nhịp tim lại nhanh. 3) Cơn loạn nhíp hoàn toàn nhanh: Thường gặp ở người có tiền sử rung nhỉ nay có đợt kịch phát. Hay gặp ở bệnh nhân hẹp van 2 lá, có máu cục ở nhỉ, suy mạch vành tim Basedow... Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu vẫn là khó thở, trống ngực dồn dập không đều, nôn nao, choáng váng, nhịp quay rất khó bắt. Nhịp tim rất nhanh (trên 150 lần/phút), không đều về thời gian và âm độ. Thường có dấu hiệu suy tim phải. Điều trị: Những biện pháp chung như: Nằm đầu cao, thở oxy, chế độ ăn lỏng, kiêng muối. 4) Cơn nhịp nhanh kịch phát thất: Thường.gặp ở người có bệnh thấp tim nặng, viêm cơ tim, suy mạch vành, suy tim nặng giai đoạn cuối, ngộ độc thuốc (Digitan, Uabain, Adrenalin, Quinidin, Củ gấu...) tai biến do mổ tim, gây mê, điện giật. Là nguyên nhân tử vong thường gặp nơi bệnh tim. Triệu chứng lâm sàng: Như cơn nhịp nhanh trên thất nhưng bắt đầu và kết thúc không đột ngột bằng tình trạng suy sụp nặng, mạch khó bắt, huyết áp tụt mạch nhanh trên 150 lần/phút không đều. Điều Trị Bằng Đông Y Điều trị các thể bệnh loạn nhịp tim theo phương pháp y học hiện đại là chủ yếu đối với các thể bệnh loạn nhịp) trong thời kỳ cấp diễn. Trường hơp bệnh tái phát nhiều lần và trong giai đoạn bệnh ổn dính, để phòng bệnh tái phát, việc điều trị theo y học cổ truyền có thể thu được kết quả tốt. Biện chứng luận trị: Tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể bệnh sau đây để điều trị:
- 1) Khí Âm Lưỡng Hư: Người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém, bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch Tế, Sác hoặc mạch Kết, mạch Xúc, lười đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu. Điều trị: Bổ khí, dưỡng âm. Dùng bài Chích Cam Thảo Thang hợp với Cam Mạch Đại Táo Thang gia giảm: Chích cam thảo 12g, Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm d ùng gấp đôi), Sinh địa 12g, Mạch môn 12g, Hoàng kỳ 16-20g, Tiểu mạch 16g, Đại táo 5 quả. Mất ngủ thêm Sao táo nhân 16-20g, Bá tử nhân 12g. Tinh thần bứt rứt thêm Long cốt 20g, Mẫu lệ 30-40g. 2) Âm Hư Hỏa Vượng: Hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch Tếâ Sác hoặc mạch Xúc. Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm mỗi thứ 12g, Phục thần 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Chích viễn chí 6g, Đương qui 12-16g, Mạch môn 20g, Bá tử nhân 12-16g Sao táo nhân 12-20g, Sinh địa 16g. 3) Tâm Tỳ Đều Hư: Sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch Kết Đại hoặc Tế vô lực. Điều trị: ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g (Nhân sâm dùng nửa liều) Hoàng kỳ 20g, Bạch truật, Đương qui, Long nhãn nhục, sao Táo nhân, Phục thần đều 12g, Chích viễn chí 6g, Chích cam thảo, Trần bì đều 6g. 4) Tỳ Thận Dương Hư: Sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân lưỡi bệu rêu nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Kết Đại. Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.. Dùng bài Phụ Tứ Lý Trung Thang gia giảm: Phụ tử 8- 12g (sắc trước), Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Bạch truật, Bạch thực đều 12g, Đảng sâm 12-l6g, Chích Cam thảo 6-8g. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Điều Târn Thang (Tiết Trung Lý): Đan sâm 15-20g, Từ thạch anh 20 - 80g, Đảng sâm 15-80g, Sinh địa 15-30g, Mạch môn 10 15g, Xuyên khung q0-15g, Chích thảo 9g, Liên kiều 10g, Quế chi 3-6g.
- Triệu chứng nặng và lúc bắt đầu mỗi ngày uống 1,5 thang, triệu chứng giảm ngày 1 thang. Thời kỳ hồi phục 2 ngày 1 thang. TD: Hoạt huyết, thanh dinh, trấn tâm, an thần, trị các loại ngoại tâm thu. Kết quả lâm sàng: Đã trị 18 ca ngoại tâm thu, khỏi 16 ca, có kết quả 1 ca, không kết quả 1 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Điều Luật Hoàn (Hồng Tú Phương): Hồng hoa, Khổ sâm, Chích Thảo theo tỷ lệ 1:1: 0,6, chế' thành viên, mỗi viên nặng 0,5g. Mồi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình là 4 tuần. TD: Hoạt huyết, dưỡng huyết thanh tâm. Trị bệnh động mạch vành, ngoại tâm thu, thấp tim, viêm cơ tim. Kết quả lâm sàng: Trị 45 ca các loại loạn nhịp, kết quả tốt 15 ca, có kết quả 18 ca, không kết quả 12 ca. + Nhị Sâm Mạch Đông Thang (Hồ Quyền Anh, học viện Trung y Thượng Hải): Chích hoàng kỳ 12g, Đơn sâm 12g, Đảng sâm 10g, Quế chi, Mạch môn, Đương qui, Chích thảo đều 10g, Ngũ vị tử 6g, sắc nước uống. Gia giảm: Mất ngủ thêm Táo nhân, Phục linh, Dạ giao đằng; Ngực tức, đau thắt ngực thêm Kê huyết đằng, Cát căn, Hồng hoa, Qua lâu ; Nhịp tim nhanh thêm Sinh Từ thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ ; Mạch chậm thêm Phụ tử, Can khương, hoặc Lộc giác dao ; Suy tim thêm Phụ tử. Còn ngoại cảm thêm Phục linh, Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn. TD: Ích khí, dưỡng tâm, an thần. Trị các loại nhịp tim. Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp trên thất 30 ca, kết quả tốt 6 ca, có kết quả 8 ca. Thời gian điều trị có kết quả: 7 ngày đến 4 tháng (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Điều Hòa Âm Dương (Hà Lập Nhân, bệnh viện Nhạc Dương trục thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Thục địa 15g, Nhục quế 3g, Ma hoàng 5g, Lộcgiác dao 10g, (có thể thay bằng Lộc giác phiến hoặc bột Lộc giác sương), Bạnh giới tử 10g, Bào khương cháy 5g, Sinh cam thảo 10g, ngày uống 1 thang, sắc 2 lần chia 2-3 lần uống. Gia giảm tùy chứng...
- TD: Điều hòa âm dương, khí huyết. Trị các chứng loạn nhịp. Kết quả lâm sàng: trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mãn, viêm cơ tim. Kết quả trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mạn, viêm cơ tim. Kết quả: tiếng tim và mạch đều có cải thiện, 3 ca bỏ dở nên không kết quả. Điện tâm đồ hồi phục tốt. + Chính Luật Thang (Trần Miễn Dân): Đơn sâm, Agiao, Qua lâu đều 20g, Quế chi 6g, Phỉ bạch 9g, Táo nhân 12g, Phục linh 15g, Long cốt, Mẫu lệ nung đều 24g, Chích hoàng kỳ 24g, Chích cam thảo 0,9g, Cáp mô khô 10g, sắc uống. TD: Ích khí, thông dương, cường tâm, an thần. Gia giảm: Huyết hư thêm Đương qui thân, Thục địa hoàng ; Âm hư thêm bắc Sa sâm, Chu sa, Mạch môn ; Dương hư thêm Thục phụ tử. Kết quả lâm sàng: Trị 92 ca, khỏi 84 ca, tiếnân bộ 6 ca, không kết quả 2 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Cam Thảo Trạch Tả Thang (bệnh viện Tây Quyến thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Sinh cam thảo 30g, Chích cam thảo 30g, Trạch tả 30g, sắc uống. Trường hợp có các triệu chứng như bút rứt ra mồ hôi, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường thì nên dùng trước bài ‘Quế Chi Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang’, rồi dùng bài này sau. TD: Ích khí, sinh huyết, kiện tỳ vị, lợi thủy thấp, trị loạn nhịp thất. Kết quả lâm sàng: Đã trị 28 ca loạn nhịp thất, kết quả hết triệu chứng, điện tâm đồ hồi phục bình thường. Uống từ 2 đến 12 thang, bình quân 6 thang. + Khổ Sâm Song Thảo Thang (Khương Tĩnh Nhân): Khổ sâm 30g, Chích thảo 3- 6g, Ích mẫu thảo 9-13g. Sắc uống. TD: Thanh tâm hỏa. Chủ trị loạn nhịp tim. Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp tim 54 ca, khỏi trước mắt 11 ca, tiến bộ 25 ca. Tỷ lệ có kết quả 66,7% (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).
- + Quế Hồng Đào Xích Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thương Hải): Quế chi 9g, Xích thược 12g, Đào hồng l2g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Đơn sâm 15g, Hồng hoa 6g, Hoàng kỳ 15g, sắc uống. TD: Hoạt huyết hóa ứ. Chủ trị loạn nhịp trong bệnh thấp tim. Kết quả lâm sàng: Tác giả trong 10 năm trị hơn 100 ca đều tốt (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Cương Thuyền Phòng Phụ Thang (Cố Mộng Giao): Đảng sâm, Hoàng kỳ 20- 30g, Đơn sâm 15g, Quế chi, Cương tàm, Thuyền y, Phòng phong, Bạch phụ tử đều 9g, Thanh long xỉ(sắc trước) 15g, Chích cam thảo 9-12g, sắc uống. TD: ích khí, dưỡng huyết, tức phong, trấn kinh, trị viêm cơ tim do vi rút gây loạn nhịp. - Kết quả lâm sàng: trị 32 ca, tốt 4 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả 5 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Sâm Kỳ Mạch Mẫu Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thượng Hải), Công thức: Đảng sâm, Đơn sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ 15g-30g, Ích mẫu thảo 30g, sắc uống. TD: ích khí, hoạt huyết. Kết quả lâm sàng: Dùng có gia giảm theo biện chứng trị bệnh mạch vành có rối loạn nhịp tim đều có kết quả(Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn). ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM BẰNG CHÂM CỨU 1) Nguyên tắc điều trị: Dưỡng tâm, an thần, định quý. Trường hợp khí hư dùng ích khí, an thần; Huyết hư dùng dưỡng huyết, định thần, đều dùng phép bổ làm chủ. Trường hợp đàm hỏa nhiễu tâm dùng thêm thanh Tâm, hóa đàm; Có kiêm huyết ứ dùng hoạt huyết, hóa ứ. 2) Huyệt chính : Nội quan, Thần môn, Tâm du, Cự khuyết. Huyệt phối hợp tùy chứng: Khí hư thêm huyệt Khí hải, Túc tam lý, Huyết hư thêm huyệt Tỳ du, Cách du, Thái khê, Lao cung. Đàm hỏa thêm: Xích trạch, Phế du, Phong long; Huyết ứ thêm huyệt Khích môn, Huyết hải, Đản trung.
- Thao tác: Lưu kim 30 phút, mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần. Trường hợp chứng hư: vê bổ. Nội quan, Thần môn vê nhẹ, không dùng phép đề tháp. Đối với thể đàm hỏa và huyết ứ, dùng phép ‘bình’ hoặc phép ‘tả’. Đối với chứng hư, có thê dùng phép ‘cứu', chọn huyệt Tâm du và Quyết âm du làm chính. Giải thích: Những huyệt có tác dụng chủ yếu là dưỡng tâm, định thần. Nội quan thông với Dương duy mạch trị bệnh ở tâm hung (ngực) biểu hiện ngực đầy tức, hồi hộp, có kết quả tốt. Thần môn là nguyên huyệt của kinh Thiếu âm tâm, dùng phép châm bổ có tác dụng dưỡng tâm an thần, trị hồ hồi hộp mất ngủ. Chọn Tâm du và Cự khuyết là phối hợp huyệt Du mộ, Khí hải, dùng châm bổ hoặc cứu có tác dụng kiện tỳ vị để bổ tâm huyết. Cách du, Tỳ du, Thái khê đều dùng phép bổ để dưỡng tâm huyết, tư thận âm để chế tâm hỏa. Lao cung có tác dụng trừ phiền nhiệt dùng phép tả. Phong long hòa trung, hóa đàm, Xích trạch, Phế du thanh phế tả hỏa. Khích môn huyệt khích trị đau ngực cấp, thêm Đản trung để hành khí, thông lạc, chỉ thống (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học). + Dùng huyệt Nội quan, khi đắc khí, châm bình bổ bình tả, vê kim hai lần, lưu kim 20 phút, 10 phút vê kim một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị). + Châm huyệt Du phủ, xiên góc 45-55o, hướng về huyệt Toàn cơ, đẩy kim vào từ từ. Khi đắc khí, dùng phương pháp bình bổ bình tả, vê kim 3 phút liên tục cho cảm giác hướng về vai bên trái, lưu kim 15 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị). NHĨ CHÂM: Chọn huyệt: Tâm, dưới vỏ não, Giao cảm, Thần môn, Chẩm, Thận. Thao tác: Mỗi lần chọn 3-4 huyệt, vê kim lưu kim 20-30 phút, mỗi ngày hoặc châm cách nhật. Có thể chôn kim ở các huyệt. THỦY CHÂM Chọn huyệt: Tâm du, Quyết âm du, Thần môn, có thể phối hợp Phong trì. Chích thuốc Đơn sâm hoặc dịch Phức Phương Đơn sâm mỗi lần 1-2 huyệt, lượng thuốc chích 0,5-1 ml mỗi lần. Phương pháp này dùng có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu lâm sàng: Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng, nhiều tác giả cho rằng: Châm cứu có kết quả nhất định đối với loạn nhịp tim, tác dụng của nhỉ châm’ càng rõ. Tác dụng của châm đối với rung nhỉ hơi kém. Có tác
- giả dùng châm trị loạn nhịp do bệnh mạch vành 100 ca kết quả như sau: tốt 31 ca, có kết quả 59 ca, không kết quả 10 ca. Đối với các triệu chứng chủ yếu kết quả như sau: đau thắt ngực kết quả rõ nhất 91,7%, tâm quí hồi hộp 90,4%, cơn đau thắt tim kết quả 81,3% điện tâm đồ có kết quả 46,8%) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Bấm Huyệt Bệnh nhân ngồi, thấy thuốc một tay đỡ đầu người bệnh, dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Á môn, ấn khoảng 80-120 lần/phút, mỗi lần khoảng 5 phút, ngày 1 – 2 lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị). Bệnh Án Tim Đập Nhanh (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Trương X, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày 14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 năm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở gấp, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệch, gò má đỏ, người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần. Khám tây y chẩn đoán là chứng tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù, tâm thận bất giao, tim hồi hộp. Điều trị bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài: "Gia Vị Bát Vị An Thần Hoàn’ (Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Phục thần 15g, (Cửu tiết) Xương bồ 12g, Hổ phách 12g, (Sa) táo nhân 30g, Bạch nhân sâm 12g, Chính cam thảo 9g, Long cốt 30g, Đương qui 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn). Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ hồi hộp, mạch chuyển Hoãn Hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các chứng đều hết. Bệnh Án Rối Loạn Thần Kinh Tim (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường bị tim hồi hộp, ngực bực bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay cáu, mất ngủ hay mơ, yếu sức, ăn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh, chưa thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức năng thần kinh tim, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho
- dùng bài thuốc "Định Tâm Thang Gia Vị (Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Hương phụ 12g, Phật thủ 110g, Viễn chí 10g, Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g, Bá tử nhân 10g, Sa táo nhân 15g, Chu sa 1,2g, (uống với nước thuốc), Hổ phách 1,2g, (uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.). Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tăng sự tin tưởng, kiên trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại thường dùng Bá Tử Dưỡng Tâm Hoàn và An Thần Bổ Tâm Hoàn để củng cố.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 8)
5 p | 203 | 56
-
Rối loạn lipid máu và điều trị
5 p | 205 | 49
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 4)
5 p | 162 | 41
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LOẠN NHỊP TIM
18 p | 171 | 33
-
Một số tiến bộ trong điều trị rối loạn nhịp.
3 p | 98 | 6
-
Nhiều trẻ quá cân không có giấc ngủ tốt
8 p | 42 | 5
-
Điều trị một số rối loạn nhịp tim thường gặp
11 p | 60 | 4
-
Chấn thương sọ não – Phần 3
7 p | 72 | 3
-
Đề cương học phần Nội bệnh lý 3
32 p | 2 | 2
-
Ghi điện tim qua chuyển đạo thực quản
2 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn