intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẨY THAI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

127
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thai mới khoảng 2-3 tháng, thai chưa hoàn chỉnh mà đã bị đẩy ra gọi là Truỵ thai (Sẩy thai). Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 3 tháng, chưa thành hình tượng gọi là ‘ỏTruỵhai’. Tương đương trong phạm vi Sẩy Thai của YHHĐ. Nguyên Nhân Truỵ thai chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SẨY THAI

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH SẨY THAI Có thai mới khoảng 2-3 tháng, thai chưa hoàn chỉnh mà đã bị đẩy ra gọi là Truỵ thai (Sẩy thai). Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 3 tháng, chưa thành hình tượng gọi là ‘ỏTruỵhai’. Tương đương trong phạm vi Sẩy Thai của YHHĐ. Nguyên Nhân Truỵ thai chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể sẩy thai. Sách ‘Y Tôn Kim Giám' cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn
  2. thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an. Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, là m tổn thương đến thai, gây nên truỵ thai. Nếu sau khi truỵ thai mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Hoạt Thai, Ước Quán Tính Lưu Sản.. Nguyên Tắc Điều Trị Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’. Chữa trị bệnh chứng sau khi sẩy thai, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra. Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.
  3. Triệu Chứng + Khí Hư: Sau khi sẩy thai, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược. Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị. + Huyết Hư: Sau khi sẩy thai, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc. Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Cố Xung An Lân Thang (Tân Trung Y 1985, 10): Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Tang ký sinh, Tục đoạn, Đỗ trọng, A giao (nấu cho chảy a), Hoàng cầm, Bạch truật. Sắc uống. Nếu thấy huyết không ra nữa, các triệu chứng cũng hết thì sau đó cứ nửa tháng uống 1 thang, cho đến khi có thai 6 tháng, mỗi tháng uống một thang. TD: Cố Xung mạch, an thai nguyên. Trị quen dạ sinh non (hoạt thai).
  4. Đã dùng bài này kinh nghiệm hơn 20 năm, đều đạt kết quả tốt trên lâm sàng. + Bổ Thận Điều Xung Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Nhân sâm, Câu kỷ tử đều 15g, Thục địa, Lộc nhung, Ba kích, Sung uý tử đều 20g, Tục đoạn, Đỗ trọng đều 10g. Sắc uống. Sắc uống. TD: Bổ Thận, cố Xung, an thai. Trị hoạt thai. Đã trị 103 ca, thai trở lại bình thường là 102 ca, đạt tỉ lệ 99,03%. Có 1 ca đến tháng thứ tư thì bị sẩy thai, tỉ lệ 0,97%. + Phòng Hoạt Thang (Tứ Xuyên trung Y 1985, 10): Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Thục địa, Tang ký sinh, Tjor ty tử, Long cốt (nung), Mẫu lệ (nung) đều 15g, Trần bì 10g, Cam thảo (chích) 3g. Sắc uống. Sau này khi có thai lại, mỗi tháng uống 3 thang vào tháng đầu khi có thai. TD: Ích khí, dưỡng huyết, bổ Thận, an thai, cố hộ Xung Nhâm. Dự phòng sinh non. Đã dùng để phòng 17 ca sinh non, đều đạt kết quả tốt. + Thỏ Ty Phúc Bồn Thang (Trung Quốc Y Dược Học Báo 1989,4): Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Đỗ trọng, Tục đoạn, Tang ký sinh, Thục địa, Bạch
  5. thược, Đảng sâm đều 15g, Trần bì, A giao (nấu chảy cho vào uống) đều 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Đợi gần đến khi có dấu hiệu bị sẩy thì uống. Trị quen dạ sinh non. Đã trị 55 ca, khỏi 50, có kết quả 3, không kết quả 2.. Đạt tỉ lệ 96,36%. + Cố Bản Thang 2: Hoàng kỳ (chích), Tây đảng sâm, Bạch truật (sao) đều 15g, Đương quy thân, Bạch thược, Thỏ ty tử đều 10g, Bối mẫu, Cam thảo (chích) đều 6g, Xuyên khung 4,5g, Can khương, Ngải diệp (sao) Khương hoạt, Kinh giới, Chỉ xác, Hậu phác đều 3g. Sắc uống. Khi bắt đầu có thai, mỗi tháng uống 5thang. TD: Đại bổ khí huyết, ích Thận, hoạt huyết, khứ phong lý khí. Trị quen dạ sinh non. Đã trị 48 ca, sinh được bình thường 46 ca, có thai hơn 4 tháng bị sẩy 2 ca. Đạt tỉ lệ 95,83%. + Cố Thận An Thai Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy, Hoàng cầm, Bạch truật đều 10g, Cam thảo, Đỗ trọng, Thỏ ty tử đều 6g, Hoàng kỳ, Tục đoạn, Sa nhân đều 3g. Sắc uống. Khi chuyển bụng doạ sẩy thai thì uống ngay. Sau đó mỗi tháng uống 2 thang, liên tục 4 tháng.
  6. TD: Cố Thận, an thai, hoà Vị. Trị doạ sinh non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2