intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - VIÊM THANH QUẢN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là bệnh thường gặp, nhất là vào mùa đông. . Bệnh có thể phát riêng lẻ hoặc phối hợp viêm nhiễm chung của hệ thống hô hấp. Phân loại: Có thể chia thành nhiều loại: + Theo tiến triển của bệnh: Viêm thanh quản cấp, Viêm thanh quản mạn. + Theo nguyên nhân: Viêm thanh quản sởi, Viêm thanh quản cúm, Viêm thanh quản bạch hầu... + Theo cơ địa: Viêm thanh quản trẻ nhỏ, viêm thanh quản người lớn tuổi. Tuy nhiên, trên lâm sàng thường chia thành hai dạng chính là Viêm Thanh Quản Cấp và Viêm Thanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - VIÊM THANH QUẢN

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH VIÊM THANH QUẢN Đại cương . Là bệnh thường gặp, nhất là vào mùa đông. . Bệnh có thể phát riêng lẻ hoặc phối hợp viêm nhiễm chung của hệ thống hô hấp. Phân loại: Có thể chia thành nhiều loại: + Theo tiến triển của bệnh: Viêm thanh quản cấp, Viêm thanh quản mạn. + Theo nguyên nhân: Viêm thanh quản sởi, Viêm thanh quản cúm, Viêm thanh quản bạch hầu... + Theo cơ địa: Viêm thanh quản trẻ nhỏ, viêm thanh quản người lớn tuổi.
  2. Tuy nhiên, trên lâm sàng thường chia thành hai dạng chính là Viêm Thanh Quản Cấp và Viêm Thanh Quản Mạn. Triệu chứng A- Viêm Thanh Quản Cấp Chứng: Sốt (38 - 38,50C), chảy nước mũi rồi cảm thấy trong họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, có cảm giác ngứa, rát, giọng bị khan dần, có khi mất tiếng, sau vài ba ngày, từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Soi thanh quản, thấy niêm mạc thanh quản xung huyết, đặc biệt các dây thanh âm, có nhiều chất nhầy tiết ra, xuất hiện sớm ở phía trước đỉnh thanh quản, ở mép trước hoặc sau khe thanh môn hoặc bám vào các dây thanh âm làm cho dây thanh âm khó di động. Bệnh thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân, khi thời tiết thay đổi. Nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân + Theo YHHĐ: Do viêm mũi cấp không điều trị đúng mức viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp gây nên.
  3. + Theo YHCT: Do phong nhiệt độc bốc lên gây nên. Điều trị: Thanh yết, tiêu thủng, giải độc. Dùng bài Thanh Yết Bạch Hổ Thang (45). B- Viêm Thanh Quản mạn Chứng: Tiếng nói bị khàn kéo dài, khó khỏi một cách tự nhiên. Nguyên nhân + Theo YHHĐ: . Do một viêm thanh quản nặng ngay từ đầu trong lúc trẻ bị ban sởi, thủy đậu, ho gà, cúm hoặc bạch hầu. . Do giọng nói bị cố gắng quá sức, quá cường độ, như ca sĩ hát lâu, hét to, mậu dịch viên quảng cáo... . Do một số bệnh nghề nghiệp: Những ng ười làm việc thường xuyên trong môi trường không khí khô, nóng, bụi bặm, hóa chất... . Do các viêm cấp không được điều trị triệt để. Theo YHCT:
  4. . Do bệnh lâu ngày làm cho Phế âm hư, tân dịch bị táo, hư nhiệt nung nấu họng gây nên. . Do Thận âm hư, không nhuận được Phế hư hỏa bốc lên nung đốt họng gây nên. Điều trị: + Do Phế âm hư: Thanh Phế, tư âm. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang (42b) gia giảm. (Trong bài, dùng Tang diệp, Hồ ma nhân, Mạch môn, Thạch cao, A giao, Tỳ bà diệp để thanh nhiệt nhuận Phế; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng Phế khí; Nhân sâm, Cam thảo ích khí sinh tân). + Do Thận âm hư: Tư bổ Thận âm. Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Thang gia giảm (Trong bài, dùng Sinh địa, Đơn bì, Trạch tả, Mạch môn, Ngũ vị tử để tư bổ Thận âm; Phục linh, Hoài sơn, Sơn thù dưỡng Can Tỳ để thông lợi Pbế khí).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2