intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học Thực Hành: XUẤT HUYẾT NÃO (Hémorragie cérébrale Cerebral hemorrhage)

Chia sẻ: Abcdef_40 Abcdef_40 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh học thực hành: xuất huyết não (hémorragie cérébrale cerebral hemorrhage)', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học Thực Hành: XUẤT HUYẾT NÃO (Hémorragie cérébrale Cerebral hemorrhage)

  1. XUẤT HUYẾT NÃO (Hémorragie cérébrale Cerebral hemorrhage) Não xuất huyết là do mạch não bị vỡ và máu chảy vào tổ chức não gây nên. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo miệng. Triệu Chứng Lâm Sàng Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tâm thần bị kích động đột ngột (quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột… gây nên). 1) Giai đoạn cấp diễn: Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn, dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, liệt mặt, chảy nước dãi, thở dồn dập, cổ khò khè, bụng đầy, táo bón. Đa số có sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi có nhiều điểm ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch Huyền, Sắc, Đại. Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng, nói không rõ tiếng, liệt nửa người, chân tay run giật. Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, cơ thể lạnh ướt, hơi thở ngắn, nhanh hoặc ngất quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ. Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiêu tiểu không tự chủ, mạch Hư, Đại, không có gốc. Đối với những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch nào, béo phì, thường có những triệu chứng báo trước như đầu cổ đau, chóng mặt, chân tay tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc v.v... 2) Giai đoạn hồi phục: Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thểâ nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay bên liệt có thể cử động dần. 3) Giai đoạn di chứng:
  2. Thường 6 tháng sau, bệnh nhân hồi phục lại một cách từ từ và để lại những di chứng với mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí nhớ giảm sút hoặc đần độn... 4) Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các tiêu chuẩn sau: a) Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột. b) Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo miệng. c) Có tiền sử huyết áp cao. 5) Nguyên nhân và cơ chế bệnh theo Y học cổ truyền: Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo Y học cổ truyền. sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau: a) Phong (Tức Can phong): lâm sàng có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, chân tay run giật do Can Thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, Can dương thịnh hóa phong sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ làm cho Can hỏa bị kích động, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa hỏa, đều dẫn đến Can phong nội động. b) Hỏa: Can dương thịnh. trường Vị kết nhiệt, thường biểu hiện mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu gắt, táo bón. c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, Tỳ Vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá, khí trệ sinh đàm. Trên lâm sàng thường thấy tức ngực, buồn nôn, khạc ra đờm dãi, cơ thể hoặc chân tay tê dại hoặùc có những cơn hoa mắt, váng đầu. d) Ứ Huyết: Nguyên nhân huyết ứ thườøng do khí trệ, ngoài ra âm hư, huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ. Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hướng lẫn nhau và là nhân quả của nhau. Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất chính khí hư, tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí mà dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đà bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí). Nhân chính khí hư tổn là chính, chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn lưu tại kinh mạch.
  3. 6) Biện chứng luận trị: Biện chứng luận trị chủ yếu theo 8 giai đoạn lâm sàng. (l) Giai đoạn cấp tính: Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh và tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát. CHỨNG BẾ Triệu chứng: Hôn mê, liệt nửa người, méo miệng, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước dãi nhiều, họng khò khè, chân tay co cứng, tiêu tiêu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác, gọi là chứng ‘Dương Bế ', thường gặp trong giai đoạn cấp. Điều trị: Khai bế, tỉnh não, hoạt huyết, chỉ huyết. Châm ra máu các huyệt: Trung xung, Bá hội, Tứ thần thông (hoặc châm ra máu 12 huyệt Tỉnh), kết hợp châm Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, mỗi ngày 1 - 2 lần, không lưu kim, cho đến khi tỉnh, và tùy bệnh tình mà thay đổi chọn huyệt cho phù hợp. Thuốc thường dùng 'An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’, ‘Chí Bảo Đơn’ hoặc ‘Tử Tuyết Đơn’. Mỗi lần uống từ 1 – 2g đến 2-4g, ngày 2-4 lần, tán nhỏ hòa nước sôi uống hoặc bơm bằng xông. + Hoạt huyết, chỉ huyết: dùng bài ‘Tê giác Địa Hoàng Thang’ (Tê giác 20g, Sinh địa 16 - 20g, Xích thược 12-16g, Đơn bì 12-16g). (Hiện nay, ở Trung Quốc, dùng nhiều các chế phẩm Đơn sâm dưới dạng thuốc tiêm, theo các báo cáo cho thấy kết quả rất tốt). + Chứng dương bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bình Can, tức phong, an thần, hoạt huyết: Sinh địa 10 - 15g, Chi tử (sao), Hoàng cầm, mỗi thứ 10g, Toàn qua lâu 15 - 20g, Mang tiêu 10g, bột Tê giác 15 - 25g (hòa uống), Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích bạch thược mỗi thứ 15g, Đơn sâm 15g, Tam thất bột (hòa thuốc uống) 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch 30ml, ngày uống 1 thang, tùy chứng gia giảm.
  4. + Chứng âm bế (thường gặp ở bệnh nhân vốn dương hư, đàm thịnh, hàn đàm làm bế tắc thanh khiếu), dùng phép chữa: ôn thông, khai khiếu. Dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương) mỗi lần uống 2-4g, ngày 1-2 lần uống với nước sắc Tế tân 3g, Gừng tươi 3-5 lát. Nếu dương hư nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch Vi hoặc Phù Tế mà Huyền) thêm Phụ tử, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Tô mộc, Đương qui, Bạch cương tàm, Ngưu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc. Nếu hôn mê, cấm khẩu, đờm nhiều, chính khí muốn thoát: cần dùng bài ‘Tam Sinh Ẩm (Nam tinh, Bán hạ, Phụ tử (đều dùng sống – sinh), mỗi thứ 10g), thêm Nhân sâm 15-30g, sắc uống ngay để chống hư thoát. Châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, cứu Túc tam lý, Dũng tuyền để hồi dương, cứu nghịch. CHỨNG THOÁT Triệu chứng: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu chứng hôn mê, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, miệng há, hơi thở ngắn, gấp, hoặc có lúc ngưng thở, tay chân duỗi ra, lạnh, toàn thân ướt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân tay liệt mềm, lưỡi rút ngắn, mạch Vi muốn tuyệt hoặc Hư Đại vô căn, huyết áp hạ. Thường chứng thoát là âm dương và khí huyết đều hư hoặc do bệnh nhân nguyên khí vốn rất hư đột quị là xuất hiện chứng thoát, hoặc là sự diễn tiến xấu đi của chứng bế cho nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1 - 2 triệu chứng của chứng thoát cần chú tâm chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân. Điều trị: Hồi dương cứu thoát, dùng bài ‘Sâm Phụ Thang’ (Nhân sâm, Phụ tử, mỗi thứ 15-30g), trường hợp ra mồ hôi không dứt, thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 80- 60g. Âm dương đều thoát: dùng ‘Sinh Mạch Ẩm’ hợp với ‘Sâm Phụ Thang,' thêm Sơn thù nhục, Bạch thược, Long cốt, Mẫu lệ. Đây là trường hợp cấp cứu trụy tim mạch không thể dùng thuốc uống được mà phải tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch. Ở Trung Quốc dùng thuốc chích Sâm Mạch (Nhân sâm, Mạch môn) mồi lần 4-10ml, cho vào 20ml dung dịch Gluco 50%, chích tĩnh mạch 2-8 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm Mạch 10- 20ml cho vào dung dịch Gluco 10% - 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng được cải thiện, huyết áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dùng dung dịch Sâm Phụ mỗi lần 40-100ml, thêm vào 10% Gluco 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần. Tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng trong 7 đến 10 ngày.
  5. - Kết hợp châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Thần khuyết, Dũng tuyền. b) Giai đoạn hồi phục: Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và qua điều trị tích cực chứng bế hoặc chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ yếu ở giai đoạn này là chứng hư kèm huyết ứ, đờm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí hư, huyết ứ. Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng sạm, liệt nửa người, chất lưỡi xám nhạt hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Nhược hoặc Tế Sáp hoặc Hư Đại, huyết áp thường không cao hoặc hơi cao. Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’ (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ (sống) 80-60g, Xích thược 8-12g, Đương qui 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6- 8g, sắc uống. Gia giảm: Thận hư thêm Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đỗ trọng. Huyết áp cao thêm Thanh mộc hương, Thảo quyết minh, Hán phòng kỷ. Chân tay hồi phục chậm thêm Đan sâm, Xuyên giáp để hoạt huyết; Quất hồng, Thanh bì hóa đàm, thông lạc. Một Số Bài Thuốc Tham Khảo + Thông Mạch Sơ Lạc Dịch (Thiểm Tây Trung Y Học Viện) gồm Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, truyền tĩnh mạch. + Cố Bản Phục Nguyên Thang (Y Viện Long Hoa Thương Hải) gồm: Hoàng kỳ, Đan sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh, Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hư. Ngoài ra, bệnh viện Bắc Kinh có chế bài thuốc uống gồm có độc vị Thủy điêït (con Đỉa) dùng có kết quả. Đối với thể âm hư dương thịnh (liệt nửa người, sắc mặt đỏ, đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền Sác...) có thể dùng bài 'Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ thêm Thạch quyết minh, Câu đằng, Đan sâm, Xích thược, Bạch thược để tư âm, tiềm dương, hoạt huyết, thông lạc. c- Giai đoạn di chứng: Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.
  6. Bệnh ở giai đoạn này gần giống giai đoạn hồi phục, chủ yếu là hư chứng (tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hư, huyết hư, âm hư hoặc dương hư kiêm khí huyết ứ trệ hoặc đờm thấp trở trệ, vì vậy phép chữa vẫn cần chú ý bồ ích khí huyết, tư âm, tiềm dương, hành khí, hóa ứ, sơ thông kinh lạc. Đối với giai đoạn này cũng như giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thầùn thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1