BỆNH HODGKIN
lượt xem 10
download
Đại cương. Hodgkin là một loại ung thư máu ác tính, thực chất là ung thư hạch ở hệ bạch huyết. Theo Nguyễn Chấn Hùng (1998) , tỉ lệ mắc ở người Việt Nam là 0.3/100 000 dân. Về cơ bản, hệ bạch huyết có chức năng giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống chọi lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus & các vật lạ khác).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HODGKIN
- BỆNH HODGKIN Đại cương. Hodgkin là một loại ung thư máu ác tính, thực chất là ung thư hạch ở hệ bạch huyết. Theo Nguyễn Chấn Hùng (1998) , tỉ lệ mắc ở người Việt Nam là 0.3/100 000 dân. Về cơ bản, hệ bạch huyết có chức năng giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống chọi lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus & các vật lạ khác). Hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm các hạch bạch huyết, lách, amiđan, sùi vòm họng (VA), tủy xương & các bộ phận cận giáp. Các cơ quan này liên hệ với nhau bằng một hệ thống mạch bạch huyết. Hầu hết mọi người đều không cảm nhận được hoạt động của hệ miễn dịch cho đến khi nhiễm trùng xuất hiện và gây sưng nề các hạch. Hạch bị sưng lên do hậu quả của quá trình chống chọi lại với tác nhân gây bệnh, khi mà cơ thể cố giết chết các vi khuẩn, ... Ung thư hạch là tình trạng các tế bào trong các hạch trong hệ miễn dịch tăng trưởng 1 cách bất thường, vô tổ chức và không thể kiểm soát được. Ung thư hạch được phân chia làm hai nhóm chính : Hodgkin & không phải Hodgkin (Non-
- Hodgkin). Các ung thư hạch có liên quan đến tế bào Reed-Sternberg được phân vào nhóm bệnh Hodgkin. Các ung thư xuất phát từ các gốc tế bào không phải là tế bào Reed-Sternberg được phân vào nhóm bệnh non-Hodgkin. Các tế bào Reed-Sternberg đươc hình thành từ tế bào liên võng nội mô. Đây là các tế bào kích thước lớn, đường kính từ 30-60 micromet, nguyên sinh chất rộng bắt màu kiềm, có một hoặc nhiều nhân, nhân lớn, hình hạt cà phê đối xứng ( Hình mắt kính), có hạt nhân ( do các hạt vùi tạo thành), có khoảng sáng quanh nhân, lưới nhân thô. Một số giả thiết khác cho rằng các tế bào này là các nguyên bào lymfo có nguồn gốc từ các tế bào T-CD4. II.Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn về nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Tuy nhiên, có một số yếu tố dịch tể nghi ngờ làm gia tăng nguy cơ bị Hodgkin, bao gồm: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp đôi nữ giới Bệnh khởi phát ở trẻ trên 3 tuổi, tuy nhiên thường thấy nhất trong độ tuổi 20-30 Trong gia đình đã có anh, chị bị Hodgkin Người có tiền sử phẫu thuật cấy ghép tạng
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào (HIV/AIDS, do sử dụng thuốc, sau đợt điều trị ung thư, do mẹ truyền sang con, ...) Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị Hodgkin mà không thấy có các yếu tố nguy cơ trên. III.Triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường không giống nhau ở mọi người bệnh. Một số có một vài triệu chứng này, một số lại có các triệu chứng khác. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp : 80% bệnh nhân thấy xuất hiện nổi 1 hạch hay nhiều hạ ch. Hạch ở cổ (70%), nách (10%), hoặc háng (10%) và 10% còn lại sâu bên trong cơ thể (hạch trung thất- bên trong lồng ngực), các hạch này không tự biến mất đi sau đó. Hạch thường nhẵn ,mật độ chắc, không di động. Lúc đầu thường đơn độc về sau thường liên kết lại thành chùm,ấn không đau. Sốt kéo dài (thường là sốt hồi quy) kèm theo hạch to lên( Hạch to lên nhiều khi sốt, giảm khi hết sốt nhưng không về được kích thước ban đầu). Rồ hôi trộm: Ra mồ hôi không liên quan đến thời tiết và hoạt động thể lực. Thường về đêm. Yếu mệt .
- Sụt cân dù việc ăn uống vẫn bình thường: Giảm 10% trọng lượng / 6 tháng. Ho hoặc khó thở . Có thể có ngứa ngáy ngoài da. Dùng các thuốc kháng Histamin không đỡ. Triệu chứng cơ bản là nổi hạch. Tuy nhiên, nổi hạch không hẳn là ung thư hạch- nổi hạch cũng là triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm thông thường khác. Thậm chí ngay cả bác sĩ cũng đôi lúc chẩn đoán nhầm những bệnh cảnh đang xảy ra. IV. Chẩn đoán. Để chẩn đoán xác định, bác sĩ cần thiết phải tiến h ành các thăm khám cụ thể và chi tiết. Có lẽ, trước tiên bác sĩ sẽ chữa trị cho bệnh nhân giống như một tình trạng nhiễm trùng bằng một vài loại kháng sinh. nếu hạch vẫn không mất đi, một số xét nghiệm cần phải được tiến hành như: Sinh thiết hạch, cho chẩn đoán xác định bệnh,một mẩu nh ỏ mô hạch sẽ được chọt hút ra và quan sát dưới kính hiển vi xem có tế bào ung thư hay không. Quá trình sinh thiết có thể phải dùng đến gây tê tại chổ, hoặc gây mê để bệnh nhân không bị đau đớn Xét nghiệm máu Kiểm tra X-quang lồng ngực
- Dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn như CT-scaner hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) Sinh thiết tuỷ xương Thậm chí bệnh nhân có thể được đề nghị nội soi, BS sẽ dùng các ống nhỏ có gắn camera ở đầu luồn vào bên trong bụng của bệnh nhân để quan sát các nội tạng bên trong. VI. Phân chia giai đoạn bệnh Hệ thống xếp giai đoạn bệnh theo Ann Arbor ( Dựa vào triệu chứng hạch to) , bệnh được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn I: tổn thương một vùng hạch hoặc cấu trúc lymphô (lách, tuyến ức, vòng waldeyer) duy nhất. Giai đoạn II: Tổn thương từ 2 vùng hạch trở lên ở cùng bên cơ hoành. Giai đoạn III: Tổn thương nhiều vùng hạch lymphô ở hai bên cơ hoành. Giai đoạn IV: Tổn thương hạch và kèm theo tổn thương 1 hoặc nhiều cơ quan ngoài hạch. ( Lách được coi là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể chứ không phải là 1 cơ quan ngoài hạch)
- Để đánh giá mức độ tiến triển xấu của bệnh người ta chia thành hai giai đoạn A và B. Bệnh được xếp vào giai đoạn B khi ngoài hạch to người bệnh còn có kèm theo một trong các triệu chứng toàn thân sau: Sốt kéo dài, thường là sốt hồi quy kèm theo hạch to tiến triển. Gầy sút cân không rõ nguyên nhân, giảm trên 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng. Ra mồ hôi không liên quan đến thời tiết và hoạt động thể lực (“Ra mồ hôi trộm”). Ngứa, dùng các thuốc kháng Histamin không đỡ. Bệnh được xếp ở giai đoạn A khi chỉ có hạch to mà không kèm theo triệu chứng toàn thân nào. Về tiên lượng ,giai đoạn IIIB có tiên lượng xấu hơn giai đoạn IIIA. Nhưng không thể nói giai đoạn IIIB tốt hơn giai đoạn IVA và ngược lại. V. Điều trị. Không có một công thức chung nào để điều trị cho mọi tr ường hợp bệnh Hodgkin. Hình thức điều trị & thời gian điều trị hoàn toàn lệ thuộc vào loại bệnh & giai
- đoạn tiến triển của bệnh, tuổi tác bệnh nhân, thể chất c ơ thể & tình hình sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, ba phương pháp cơ bản trong điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị & hóa trị đều có thể được sử dụng trong điều trị ung thư hạch. Sau khi giải thích tất cả các lợi hại của từng phương pháp, Bệnh nhân & BS sẽ cân nhắc chọn lựa phương án điều trị tối ưu. Chế độ điều trị bệnh Hodgkin là một chế độ điều trị nặng, có nghĩa là hậu quả của việc điều trị có nhiều tác dụng không mong muốn. Hóa trị ngo ài việc tiêu diệt tế bào ung thư còn phá hủy cả các tế bào lành và gây ra các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn hoặc cảm giác như bị cúm, hoa mắt, yếu mệt hoặc sốt, khô miệng, chán ăn, rụng tóc ... Xạ trị cũng gây ra các tác dụng phụ tương tự, tuy nhiên không rầm rộ như hóa trị. Một số trường hợp cần được ghép tủy xương hoặc bác sĩ sẽ đưa các tế bào máu tốt vào bên trong dòng máu của bệnh nhân để thay thế dần các tế bào máu bị tổn thương do bệnh hoặc do điều trị. Trong trường hợp người bệnh đang có thai, tùy vào tình huống, bác sĩ có thể cho nạo phá thai hoặc cho sinh sớm hơn dự định. Thai kỳ cũng là một yếu tố làm bùng phát bệnh Hodgkin. Người này chỉ được phép có thai trở lại trong trường hợp bệnh đã được điều trị hoàn toàn và không cần sử dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào khác trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm.
- Hóa trị & xạ trị đều gây ra suy yếu hệ thống miễn dịch. Do vậy, song song với điều trị, Bạn nhất thiết phải được nghỉ ngơi hoàn toàn để phòng tránh các bệnh lý cơ hội khác như cảm lạnh, cúm hoặc các viêm nhiễm hô hấp, tiêu chảy, ... Bạn cũng nên phòng tránh các vết cắt, trầy sướt hoặc chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập thể dục, vận động sớm, tích cực sau mỗi đợt điều trị Một vài bệnh nhân bị suy sụp tinh thần sau đợt điều trị, lúc n ày vai trò của các bác sĩ tâm lý là rất cần thiết. Bệnh nhân nên tham gia vào các hoạt động xã hội, hiệp hội hoặc nhóm người cùng cảnh ngộ & trao đổi tất cả các kinh nghiệm cũng nh ư tâm tình của bệnh nhân. Việc tái khám định kỳ là rất quan trọng. Hầu hết Hodgkin không tái phát sau điều trị, tuy nhiên cũng có một số ít bị tái phát. Sa u khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân Hodgkin đều trở về cuộc sống bình thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh con đẻ cái như bao người khác. Non-Hodgkin cũng là một loại ung thư hạch, tuy nhiên tế bào gây ra ung thư không giống với bệnh Hodgkin. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa biết tại sao con người bị ung thư hạch, tuy nhiên có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị non-Hodgkin như nhiễm virus (nhất là Epstein- Barr virus) và các yếu tố khác giống như cá yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị Hodgkin.
- Tại sao phải phân biệt Hodgkin và non-Hodgkin mặc dù các bệnh cảnh lâm sàng và phương thức điều trị gần như giống nhau? Vấn đề nằm ở chổ tỷ lệ điều trị thành công cao hay thấp. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là non-Hodgkin & được điều trị triệt để, tỷ lệ điều trị dứt bệnh là trên 70%( Theo một số tài liệu, tỉ lệ sống trên 5 năm là 25-90%) . Tỷ lệ này tăng lên đến trên 90% trong một số trường hợp ung thư hạch non-Hodgkin (nhóm ung thư hạch non-Hodgkin có 3 nhóm con ( lymfoT , lymfoB , Đại thực bào ) & 9 mặt bệnh cụ thể).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
17 loại bệnh tật liên quan đến chất độc Điôxin
5 p | 237 | 50
-
Ung Thư Hạch Bạch Huyết (Lymphoma)
18 p | 347 | 36
-
Bệnh u lymphô ác tính không hodgkin
12 p | 136 | 30
-
U lympho Non Hodgkin (Kỳ 1)
5 p | 182 | 23
-
Bài giảng U lympo ác tính - Bệnh Hodgkin
9 p | 198 | 18
-
BỆNH U LYMPHO ÁC TÍNH
17 p | 172 | 16
-
U lympho Non Hodgkin (Kỳ 3)
5 p | 108 | 15
-
U lympho Non Hodgkin (Kỳ 2)
6 p | 122 | 14
-
Mô Học và Phân Loại Lymphoma Hodgkin
5 p | 125 | 12
-
Non-Hodgkin
14 p | 114 | 11
-
BỆNH U LYMPHÔ HODGKIN
4 p | 71 | 7
-
Ung thư hạch không Hodgkin
3 p | 133 | 5
-
Phân loại u lympho hodgkin
15 p | 6 | 4
-
Bệnh u lympho ác tính không Hodgkin - Những điều cần biết
3 p | 111 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học Lymphôm không Hodgkin trẻ em theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2008 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh
22 p | 48 | 2
-
BỆNH Y LYMPHÔ ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN
8 p | 41 | 2
-
U lympho ác tính (Quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu)
3 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn