intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh khí phế thũng

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ quan hô hấp bao gồm khí quản, 2 phế quản (phải và trái) rồi đến các tiểu phế quản cuối cùng là các phế nang. Phế nang là bộ phận nhỏ nhất trong phổi, là những túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho, nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất, nơi thực hiện chức năng trao đổi khí rất quan trọng của phổi. Khi hít vào, thành ngực nở ra, không khí đi vào qua các ống dẫn khí vào phế nang, làm cho các phế nang nở ra chứa một lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh khí phế thũng

  1. Bệnh khí phế thũng Cơ quan hô hấp bao gồm khí quản, 2 phế quản (phải và trái) rồi đến các tiểu phế quản cuối cùng là các phế nang. Phế nang là bộ phận nhỏ nhất trong phổi, là những túi khí được sắp xếp tương tự như một chùm nho, nằm ở đầu tận của ống dẫn khí nhỏ nhất, nơi thực hiện chức năng trao đổi khí rất quan trọng của phổi. Khi hít vào, thành ngực nở ra, không khí đi vào qua các ống dẫn khí vào phế nang, làm cho các phế nang nở ra chứa một lượng lớn không khí. Ở thì thở ra, thể tích phổi thu nhỏ, các phế nang co lại đẩy không khí ra ngoài. Khi cấu trúc của phế nang bị phá hủy, độ co giãn giảm, mất tính đàn hồi sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí, không được lưu thông, khí bị bắt giữ trong phế nang, làm giảm khả năng trao đổi oxy và khí CO2. Có thể nói bệnh KPT là tình trạng căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận. Nhóm bệnh này là nguyên nhân xếp hàng thứ 4 gây tử vong ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong do KPT đang có chiều hướng tăng lên. Bệnh tuy khó điều trị nhưng hoàn toàn có khả năng dự phòng được.
  2. Nguyên nhân và bệnh sinh - Viêm phế quản mạn tính: Viêm nhiễm lan đến các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, gây phá huỷ cấu trúc tiểu phế quản. Viêm phế quản mạn tính có thể do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng) nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như tác động của hoá chất, bụi bẩn, khói do các chất đốt như than đá, khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào. Đặc điểm của khói thuốc lá, thuốc lào là có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Khi các lông chuyển bị tê liệt thì các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phổi và dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun gây căng giãn không hồi phục các tiểu phế quản và phế nang. Người ta cũng nghiên cứu thấy rằng có một số bệnh nhân bị bệnh KPT là do thiếu một loại protein có tên là AAt (anpha1-antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAt có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh KPT.
  3. - Hen phế quản: bệnh hen suyễn mạn tính kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên KPT. Trong các bệnh về phổi thì bệnh lao cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên KPT. Khi bị lao phổi, vi khuẩn sẽ làm tổn hại và gây nên tổn thương xơ hoá thành phế nang và làm căng giãn các phế nang. - Người ta cũng đề cập đến bệnh KPT có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi. - Biến dạng lồng ngực hoặc chít hẹp phế quản: Gây tắc nghẽn phế quản và phế nang, lâu ngày thành KPT. - Lão suy: Xơ hoá phổi người già gây giãn phế nang. - Cơ địa di truyền thường phát sinh KPT toàn tiểu thuỳ. Phân loại Cần phân biệt với giãn phổi cấp, là tình trạng giãn phế nang tạm thời, không có phá huỷ tổ chức, gặp trong hen phế quản, hoặc giãn phổi còn bù. Các loại KPT khác (giả
  4. khí phế thũng), KPT bẩm sinh (không có phá huỷ) do tiểu phế quản bị tắc nghẽn, phế quản giảm sản, mạch máu bị chèn ép hoặc tắc nghẽn do u phế quản. - KPT có thể là nguyên phát tổn thương ở trung tâm tiểu thuỳ hoặc trung tâm tuyến nang (còn gọi là KPT typ B). KPT toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang (còn gọi là KPT typ A). KPT tuyến nang xa (còn gọi là KPT cạnh vách). Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. - KPT thứ phát hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản do tình trạng viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn, nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra (do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra), tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Còn các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ. Cho nên khi thiếu ôxy, sẽ tạo nên các shunt giải phẫu (thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi). Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy
  5. bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím. KPT còn gặp ở những người mắc bệnh nghề nghiêp lâu năm (bệnh bụi phổi), người bị các tổn thương xơ ( thứ phát sau lao). Biểu hiện lâm sàng Chẩn đoán bệnh qua phim CT Scanner. Phế nang là nơi mà ôxy (được hít vào từ không khí) trao đổi với khí CO2 của máu ở phổi (CO2 được sinh ra qua quá trình chuyển hóa của các tế bào, được máu vận chuyển từ tế bào về phổi). Kết quả của sự trao đổi này là oxy từ không khí được đi vào máu và CO2 từ máu sẽ được thải ra ngoài. Khi phổi bị mất tính năng đàn hồi, bệnh nhân có cảm giác khó thở, đặc biệt là khó thở thì thở ra. Khó thở xuất hiện
  6. thường xuyên hoặc khi gắng sức, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi...). Phế quản không còn thông thoáng nên sẽ bị ứ các chất tiết làm bệnh nhân phải ho để tống những chất này ra ngoài. Giãn lồng ngực, gõ vang là triệu chứng của khí phế thũng. Phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi là biến chứng gây bệnh tim phổi mạn tính. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim... giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều. Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.
  7. Các loại KPT khác biểu hiện lâm sàng không rõ rệt. Thường chỉ phát hiện nhờ Xquang và đo thông khí phổi. Nhìn chung đối bệnh KPT trên lâm sàng thường thấy người bệnh khó thở, ho nhiều, lồng ngực giãn, giảm cử động thở, gõ vang thường xuyên, nghe rì rào phế nang giảm. Phòng và điều trị Người bệnh thường tử vong sau 10 - 20 năm từ khi có khó thở. Mục đích của điều trị là làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra. Lưu thông đường thở, thở ôxy. Điều trị biến chứng. Điều trị đợt bùng phát của viêm phế quản mạn. Dự phòng bội nhiễm, chống lạnh, chống bụi. Dùng các vitamin A, C, E. Các thuốc giãn phế quản sẽ giúp cho phế quản được thông thoáng tốt hơn, giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể dùng qua đường hít dạng khí dung hay đường toàn thân. Corticosteroid có thể dùng để hít trong điều trị dự phòng hay uống (hoặc tiêm) trong điều trị cơn cấp. Khi bị cơn cấp
  8. có thể phải dùng thuốc kháng sinh khi nghi ngờ bị nhiễm trùng. Thuốc ức chế men alpha 1-proteinase chỉ sử dụng ở bệnh nhân bị KPT do thiếu AAT, không nên sử dụng cho người bị KPT do các nguyên nhân khác. Phẫu thuật giảm thể tích phổi và ghép phổi được cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi thầy thuốc chuyên khoa về lồng ngực. Cần vệ sinh hàng ngày họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối. Khi bị viêm đường hô hấp, hay gặp nhất là viêm đường hô hấp trên (họng, hầu thanh quản, tai, mũi họng...) hoặc khi bị viêm phế quản cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Cần thiết bỏ thuốc lá bởi thuốc lá, thuốc lào gây nên nhiều bệnh về phổi, đặc biệt là đóng góp vào căn nguyên gây KPT và ung thư phổi. Cần được trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi như khai thác than đá, vệ sinh môi trường và công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại. Tập thể dục bao gồm tập thể dục thông thường (tốt nhất là đi bộ) và tập thở để giúp cho cơ hô hấp được khỏe mạnh. Tập thở bước đầu nên được hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu chuyên về hô hấp. Hằng ngày nên tập thể
  9. dục đều đặn, nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần phải thực hiện triệt để tiêm vaccin phòng bệnh lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một số vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như vaccin phòng bệnh do phế cầu, Hemopilus influenzae... kBS. Vũ Cường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2