intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

327
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( BPTNMT : Chronic obsttructive pulmonary disease-COPD ) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, tiến triển, thường có tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra Có thể coi BPTNMT là một loại bệnh do biến chứng của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen phế quản ở mức độ không hồi phục. Cần được coi là loại bệnh mạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

  1. Đại cương Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( BPTNMT : Chronic obsttructive pulmonary disease-COPD ) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, tiến triển, thường có tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra Có thể coi BPTNMT là một loại bệnh do biến chứng của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hen phế quản ở mức độ không hồi phục. Cần được coi là loại bệnh mạn tính nặng, để có biện pháp phòng và điều trị sớm. Chẩn đoán BPTNMT khi có tắc nghẽn đường thở cố định do viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây ra, hen phế quản có tắc nghẽn đường thở cố định không hồi phục cũng gọi là BPTNMT . 2. Dịch tễ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
  2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Mỹ ( 1995 ) có khoảng 14 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tỷ lệ dao động từ 4-6% ở nam và 1-3% ở nữ giới da trắng tuổi trưởng thành. Ở Châu Âu, chỉ số lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 23-41% ở những người nghiện thuốc lá , tỷ lệ nam/ nữ là 10/1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Tại Pháp tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 20.000 người / năm. 3. Lâm sàng: Chủ yếu gặp 2 thể của BPTNMT: *Thể thổi hồng (Typ PP Pink Puffer ) : khí phế thũng chiếm ưu thế, có đặc điểm: người gầy, khó thở là chủ yếu, ít ho khạc đờm, ít bị nhiễm khuẩn phế quản, tâm phế mạn xuất hiện muộn ( thường bị ở giai đoạn cuối ) phù không rõ, ngực hình thùng, rút lõm cơ ức đòn chũm, gõ vang, phổi rì rào phế nang giảm. Đo thông khí phổi, khí cặn tăng rõ, RV/ TLC tăng. Khí máu bình thường, chỉ giảm PaO2 nhẹ. Xquang: căng giãn phổi, tim hình giọt nước. *Thể xanh phị( Typ BB Blue bloatter ) : viêm phế quản mạn tính chiếm ưu thế thường ở người béo bệu, tím tái, ho khạc đờm nhiều năm rồi mới khó thở,
  3. hay có nhiễm khuẩn phế quản, hay gặp những đợt suy hô hấp, tâm phế mạn xuất hiện sớm: phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hay kèm theo hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Xquang: hình ảnh phổi bẩn, bóng tâm thất phải rộng. Đo khí máu: giảm PaO2, thường kèm theo tăng PaCO2, tăng hồng cầu và Hematocrit. * Cần chú ý rằng: - Khó thở trước rồi sau mới ho, khạc đờm ít là khí phế thũng chiếm ưu thế . - Ho khạc đờm trước rồi sau mới khó thở, hay có đợt bội nhiễm phế quản, suy hô hấp, tâm phế mạn là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn chiếm ưu thế 4. Chẩn đoán: 4.1 . Chẩn đoán xác định: - Bệnh nhân trên 40 tuổi, thường là nam giới, tiền sử hút thuốc lâu năm. + Ho và khạc đờm, khó thở trên 2 năm. + Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
  4. + Xquang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng. + Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục ( FEV1 < 80% số lý thuyết, test hồi phục phế quản âm tính ). 4.2. Chẩn đoán phân biệt : - Hen phế quản: khó thở từng cơn tái diễn, cơn khó thở tự khỏi hoặc hết sau khi dùng thuốc giãn phế quản, đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục test hồi phục phế quản ( + ). - Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt BPTNMT với: tắc nghẽn đường thở trên, thoái hoá nhầy nhớt và viêm tiểu phế quản tận cùng. 5. Dự phòng và điều trị : 5.1. Phòng bệnh: - Cần bỏ thuốc lá, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc. - Tăng cường chế độ dinh dưỡng: dùng các Vitamin A,C, E,(chống oxy hoá ) - Cố gắng giảm ô nhiễm không khí ở nơi làm việc và nơi sống. 5.2. Điều trị:
  5. * Trong đợt bùng phát: - Chống nhiễm khuẩn phế quản khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin kết hợp với Gentamyxin từ 10-14 ngày. - Thuốc giãn nở phế quản: dùng thuốc kháng Cholinergic ( Atrovent ): cứ 4-6 giờ khí dung hoặc xịt hít 1 lần. Nếu nặng có thể tiêm Diaphylin tĩnh mạch + Cocticoid đường tiêm, uống, khí dung ( Pulmicort ) - Long đờm, vỗ rung. -Thở oxy: lưu lượng 2lít / phút, để duy trì SaO2 ³90%, PaO2 ³ 60mmHg. Nếu có suy hô hấp nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức, tím tái, toan hô hấp mất bù cần phải thở máy. - Nếu có tâm phế mạn: điều trị suy tim. kết hợp. * Các biện pháp khác: - Liệu pháp a1 antitrypsin: khi bệnh nhân thiếu a1 antitrypsin, thuốc kháng Protease tổng hợp ( Prolastin ) tác dụng ức chế Elastase bạch cầu. - Điều trị phẫu thuật: ghép phổi, phẫu thuật cắt bỏ bóng khí thũng, phẫu thuật giảm thể tích phổi. Là những biện pháp được một số nơi áp dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2