Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi - Một số chất có thể thay thế Malachite green
lượt xem 9
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi - một số chất có thể thay thế malachite green', khoa học tự nhiên, nông - lâm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi - Một số chất có thể thay thế Malachite green
- Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi- Một số chất có thể thay thế Malachite Green Bệnh do ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo. Bệnh rận cá. Bệnh nấm thủy my. Bệnh trùng bánh xe. Bệnh do bào tử trùng. Bệnh sán lá đơn chủ. BỆNH TRÙNG MỎ NEO • Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. • Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- • Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá như: Cá lóc bông, cá bống tượng, cá chép, cá mè, cá tai tượng... • Phòng trị: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10- 25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan (cây sầu đâu tây) liều lượng 0,3-0,5kg/m3 nước. • Hoặc có thể sử dụng Hadaclean theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị. BỆNH RẬN CÁ • Tác nhân gây bệnh: Trùng thường gây thuộc giống Argulus và Alitropus màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy được bằng mắt thường.
- • Dấu hiệu bệnh: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công. • Phòng trị: Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10 g/m3 trong một giờ. BỆNH NẤM THỦY MY • Tác nhận gây bệnh: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya. • Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá. • Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch... đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ nước 18-25oC, thích hợp cho nấm phát triển.
- • Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa. • Phòng trị bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. + Dùng Potassium dichromate 20-24g/m3 . + Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5% (cá bố mẹ). + Muối: 25-30kg/m3/10-15 phút hoặc 10-15 kg/m3/20 phút, hoặc 2-3kg/m3 không giới hạn thời gian. + Dung dịch thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc. + Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong một giờ. + Phèn xanh (CuSO4): 100g/m3/10 phút. Đối với trứng có thể dùng 50 g/m3/10phút.
- BỆNH TRÙNG BÁNH XE • Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường phát triển vào những ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài. • Triệu chứng: Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục; đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa. • Trị bệnh: Có nhiều loại hóa chất có thể dùng để chữa trị bệnh này, ở đây xin giới thiệu hai phương pháp chữa trị an toàn mà hiệu quả lại khá tốt, đó là: • Tắm cá: Dùng muối ăn (NaCl) với nồng độ 2-3% tắm cho cá 5-10 phút hoặc dùng CuSO4 (phèn xanh) với nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3 nước) tắm cho cá 5-10 phút • Phun thuốc trực tiếp xuống ao: dùng CuSO4 với nồng độ 0,5-0,7ppm (0,5-0,7g/m3 nước).
- BỆNH DO BÀO TỬ TRÙNG • Tác nhân gây bệnh: do bào tử trùng Myxobolus sp. ký sinh trên mang cá. Trùng rất khó diệt do khi găp điều kiện bất lợi trùng sẽ tạo kén để ẩn nấp. • Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn; tổ chức da và mang bị trùng ký sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh. • Trị bệnh: Có thể dùng vôi treo ở đầu bè và giủ liên tục. • Muối: 25-30kg/m3/10-15 phút hoặc 10-15 kg/m3/20 phút, 2-3kg/m3 không giới hạn thời gian. • Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong một giờ. BỆNH SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
- • Tác nhân gây bệnh: Do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh vào da và mang cá. • Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn; tổ chức da và mang bị sán ký sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh. • Có thể sử dụng các hóa chất giống như điều trị trùng mỏ neo Hoặc có thể sử dụng Hadaclean theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị • Chú ý: Khi tắm thuốc cho cá cần phải sục khí trong khi tắm, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quậy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay. TÓM TẮT:
- • Muối ăn (NaCl): 25-30kg/m3/10-15 phút hoặc 10- 15kg/m3/20 phút, 2-3kg/m3 không giới hạn thời gian. • Thuốc tím (KMnO4): 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc. • Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong một giờ. Cách ngày tắm một lần, 1 đợt tắm 3 lần. • Phèn xanh (CuSO4): Đối với trứng có thể dùng 50 g/m3/10 phút. Với nồng độ 0,5-0,7g/m3 nước phun trực tiếp xuống ao. Với nồng độ 3-5g/m3 nước tắm cho cá 5-10 phút. • Trị bệnh có thể dùng lá xoan (cây sầu đâu tây) liều lượng 0,3-0,5kg/m3 nước. Có thể bó thành từng bó treo trong bè hoặc ao nuôi • Dùng Potassium dichromate (K2Cr2O3) 20-24g/m3. Hoặc dung dịch Iodine 5%. • Sử dụng Hadaclean theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị.
- • Vôi treo ở đầu bè và giủ liên tục. Với liều lượng 20m/m3 hòa nước để lắng lấy nước trong bón cho ao nuôi định kỳ 15-20 ngày một lần. Trần Anh Dũng Chi cục Thủy sản An Giang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
6 p | 254 | 57
-
Bệnh kí sinh trùng
37 p | 219 | 56
-
Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
7 p | 259 | 53
-
Bệnh ngoại ký sinh trùng trên chó
19 p | 323 | 37
-
Bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi
9 p | 231 | 36
-
Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5.4 - Ths. Trương Đình Hoài
58 p | 157 | 31
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 6
16 p | 141 | 27
-
phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình (tái bản lần thứ 1): phần 1
68 p | 116 | 23
-
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá Dầy
11 p | 141 | 13
-
Xác định nhóm ký sinh trùng tạo bào nang trên các tra
10 p | 99 | 10
-
Tài liệu tập huấn khuyến nông Kỹ thuật phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt: Phần 2
71 p | 22 | 7
-
Thành phần loài và thử nghiệm trị bệnh do ký sinh trùng gây ra trên cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hoà
6 p | 85 | 5
-
Thành phần ký sinh trùng trên một số loài cá khoang cổ ở tỉnh Khánh Hòa
7 p | 24 | 5
-
Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus) tự nhiên
9 p | 84 | 5
-
Xác định các bệnh ký sinh trùng trên cá Lóc (Ophiocephalus sp) nuôi tại Quảng Xương - Thanh Hóa
9 p | 54 | 4
-
Phương thức lây truyền của ký sinh trùng Perkinsus olseni (Lester & Davis, 1981) và thử nghiệm trị bệnh trong điều kiện thí nghiệm
5 p | 43 | 4
-
Thử nghiệm nano bạc trong điều trị trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis trên cá lóc (Channa argus)
11 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn