intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh loãng xương và dinh dưỡng đề phòng

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Bệnh thường gặp ở nhóm người trung niên và cao niên; đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Hiện nay, bệnh này có tỷ lệ mắc tương đương với các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,… và được xem như một “bệnh thầm lặng” lan rộng trên nhiều nước, có xu hướng ngày càng gia tăng. Loãng xương được ví von là một “căn bệnh thầm lặng”,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh loãng xương và dinh dưỡng đề phòng

  1. Bệnh loãng xương và dinh dưỡng đề phòng Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Bệnh thường gặp ở nhóm người trung niên và cao niên; đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Hiện nay, bệnh này có tỷ lệ mắc tương đương với các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,… và được xem như một “bệnh thầm lặng” lan rộng trên nhiều nước, có xu hướng ngày càng gia tăng.
  2. Loãng xương được ví von là một “căn bệnh thầm lặng”, hiểu theo nghĩa diễn tiến của bệnh xảy ra một cách âm thầm, không có triệu chứng, cho đến khi bệnh nhân bị gãy xương. Có nhiều người chỉ bước xuống một bậc thang là bị té và gãy cổ xương đùi; khi xét nghiệm mới biết là bị loãng xương dù trước đó không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số “tín hiệu” của loãng xương là: giảm chiều cao (so với khi còn trong độ tuổi 20-30); trọng lượng quá thấp (dưới 40 kg) hay là mất trọng lượng nhanh; cơ bắp bị yếu và hay bị té ngã. Nếu có một trong những tín hiệu như trên, chúng ta cần nên đi đo mật độ xương để có chẩn đoán chính xác hơn. Cách nhận biết bệnh loãng xương: thường thấy đau mỏi ở cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi t ư thế. Hoặc đau dọc các xương dài như xương cẳng chân, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ,… hay có hiện tượng đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở. Ở người bệnh loãng xương dễ bị gù lưng, giảm chiều cao, giảm khả năng vận động. Nếu chụp X quang xương và làm các xét nghiệm như: xét nghiệm máu để đánh giá quá trình tạo xương, xét nghiệm nước tiểu để đánh giá quá trình hủy xương và sinh thiết xương sẽ thấy được những tổn thương của xương. Các yếu tố nguy cơ loãng xương thì có nhiều nhưng tựu trung lại là: thiếu estrogen (kích thích tố nữ) hay thiếu androgen (kích thích tố nam); thiếu canxi; bia rượu thái quá; có tiền sử gãy xương; suy yếu thị lực; hay bị té ngã. Nếu người nào trên 65 tuổi và có một trong những yếu tố trên thì nên đi đo mật độ xương.
  3. Việc phòng bệnh tốt nhất là quan tâm đến khám phát hiện bệnh sớm khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ,… Khi được khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra bằng các kỹ thuật như chụp X quang xương hoặc cột sống, đo khối lượng xương và làm các xét nghiệm kiểm tra, phát hiện các yếu tố nguy cơ. Thực hiện khám bệnh và theo dõi định kỳ sẽ giúp cho người bệnh có biện pháp phòng tốt hơn. Việc điều trị bệnh loãng xương khó khǎn và tốn kém nên bác sĩ khuyến khích biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng khối lượng của xương; tốt hơn việc này có thể làm được là đưa vào cơ thể một lượng canxi (l.000mg/ngày) và vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và thanh niên. Dinh d ưỡng đề phòng bệnh loãng xương được khuyến cáo như sau: 1. Tǎng thêm các thức ǎn giàu canxi: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mát (nên dùng các loại sữa có ít chất béo). Ở một số nước, người ta tǎng cường canxi vào bánh mì. Tốt nhất là nên ǎn những thức ǎn giàu canxi. Người già cần nhiều hơn khi còn trẻ vì khả nǎng hấp thu canxi của họ kém hơn. Những người dưới 50 tuổi cần dùng 1000mg canxi mỗi ngày, người trên 50 tuổi cần dùng 1200 mg mỗi ngày.
  4. 2. Lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên vừa phải, ǎn nhiều đạm phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ǎn nhiều đạm làm tǎng bài xuất canxi theo nước tiểu. 3. Ǎn nhiều rau và trái cây, các thức ǎn có chứa nhiều estrogen thực vật như: giá, đậu. 4. Có thời gian hoạt động ngoài trời nhất định để tǎng tổng hợp vitamin D trong cơ thể. 5. Không nghiện rượu. 6. Hoạt động thể lực vừa phải. 7. Duy trì cân nặng “nên có “. Gầy (ốm) là một yếu tố nguy cơ của loãng xương. Như vậy, để đề phòng bệnh loãng xương, mỗi chúng ta cần thực hiện lời khuyên của bác sĩ: điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho cân đối, nh ư có đủ canxi và đủ đạm (kể cả đạm thực vật); thường xuyên tập thể dục (yoga, bơi lội, đi bộ buổi sáng và chiều); cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh như bỏ thuốc lá (nếu đang hút) và rượu bia ở mức vừa phải. (Theo giaoducsuckhoe)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2