intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh nặng nhất trong 100 loại bệnh cơ xương khớp

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

195
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổn thương khớp bàn tay trong bệnh thấp khớp Rheumatoid Arthritis. Hiện nay người ta đã biết tới hơn 100 loại bệnh cơ khớp xương gây đau nhức và tàn tật cho hàng chục triệu người, trong đó bệnh thấp khớp Rheumatoid Arthritis là bệnh nặng nhất, gây ra đau nhức khớp xương nặng và dần dần làm biến dạng các khớp xương. Bệnh nhân bị hạn chế vận động, cử động, đi lại khó khăn do tổn thương và biến dạng các khớp. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh nặng nhất trong 100 loại bệnh cơ xương khớp

  1. Bệnh nặng nhất trong 100 loại bệnh cơ xương khớp Tổn thương khớp bàn tay trong bệnh thấp khớp Rheumatoid Arthritis. Hiện nay người ta đã biết tới hơn 100 loại bệnh cơ khớp xương gây đau nhức và tàn tật cho hàng chục triệu người, trong đó bệnh thấp khớp Rheumatoid Arthritis là bệnh nặng nhất, gây ra đau nhức khớp xương nặng và dần dần làm biến dạng các khớp xương. Bệnh nhân bị hạn chế vận động, cử động, đi lại khó khăn do tổn thương và biến dạng các khớp. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 20 - 50 tuổi. Thấp khớp do di truyền?
  2. Bệnh thấp khớp xảy ra do màng lót các khớp xương bị viêm sưng lên và tiết ra một chất đạm (protein) làm màng này ngày càng dày lên. Chất đạm này còn hủy hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng của khớp. Sau một thời gian bị bệnh, dần dần các khớp xương của bệnh nhân bị biến dạng, méo mó và có thể bị phá hủy. Câu hỏi đặt ra là tại sao các màng lót trong khớp xương lại bị sưng lên? Nhiều nghiên cứu cho rằng nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây sưng các màng lót trong khớp. Bên cạnh đó, một số người có gen di truyền khiến họ dễ bị nhiễm khuẩn là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Một số nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh thấp khớp. Những yếu tố nguy cơ có thể làm một người dễ mắc bệnh thấp khớp là: tuổi già, phái nữ, người hút thuốc lá, thuốc lào. Dấu hiệu của bệnh thấp khớp Thông thường, một bệnh nhân bị bệnh thấp khớp có biểu hiện các triệu chứng sau đây trong một thời gian rồi tự khỏi, sau đó lại tái phát: đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng hay sau một thời gian nghỉ ngơi. Các khớp khó hoặc không cử động được. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng. Sau một thời gian bị bệnh, các khớp xương bị biến dạng. Bệnh thấp khớp thường xảy ra ở nhiều khớp xương cùng lúc. Đầu tiên là các khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối bị viêm sưng. Tiếp theo là các khớp
  3. vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ cũng bị tổn thương. Ở những điểm dễ va chạm nhất của khớp xương như khuỷu tay, bàn tay và bàn chân, dây gân gót chân có thể nổi lên những cục u nhỏ gọi là cục thấp khớp. Các cục u này cũng có thể mọc ở các khớp xương khác hay ở trong phổi. Kích thước các cục u này có thể nhỏ bằng hạt đậu, nhưng cũng có thể to bằng quả táo nhỏ, với đặc điểm là không gây đau đớn gì cả. Bệnh thấp khớp đặc biệt có thể gây viêm các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, màng tim và màng phổi, phổi và các mạch máu. Đây là một bệnh mạn tính, có thời gian thuyên giảm, có lúc lại nặng lên. Hiện nay chưa có cách chữa cho hết hẳn bệnh này nhưng nếu biết cách dùng thuốc và những phương pháp bảo vệ các khớp, bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúc và lâu dài. Các phương pháp chữa trị Điều trị nội khoa để giảm đau và ngăn sự tiến triển của bệnh có thể dùng một trong các thuốc sau: thuốc chống viêm không stenoid, COX 2 inhibitors, steroids, thuốc chống miễn nhiễm, thuốc chống trầm cảm... Lọc máu: loại bỏ bớt những kháng thể gây viêm và đau khớp. Phương pháp phẫu thuật để thay khớp đối với các khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều, giải phẫu thay khớp có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau. Những phương cách chữa trị như châm cứu, thuốc đông y, thuốc dùng thêm như glucosamine, chondroitin sulfate... cũng có tác dụng nhất định.
  4. Cách tự săn sóc: bệnh nhân cần biết cách tự săn sóc bệnh của mình để giúp cho cuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tập thể dục thường xuyên: bệnh nhân cần nhờ bác sĩ hay nhân viên vật lý trị liệu tư vấn về những môn hay động tác thể dục thích hợp và cần thiết để luyện tập. Hạn chế tăng cân vì khi thừa cân sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và bị phá hoại nhanh hơn. Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc. Nên tắm nước nóng hay chườm nước nóng lên các khớp để giảm đau, thư giãn các bắp thịt và tăng cường tưới máu đến khớp. Tập thư giãn như thở sâu, thư giãn bắp thịt, thiền. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Xác định tinh thần lạc quan, phối hợp với bác sĩ trong phòng và chữa bệnh. Sử dụng các dụng cụ bảo vệ khớp và hỗ trợ vận động như: băng đầu gối, gậy chống... Tránh làm việc hay cử động quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
  5. Biến chứng của bệnh Bệnh thấp khớp gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dần dần, bệnh nhân khó cử động, khó làm những việc đơn giản như cầm đũa ăn cơm, cầm bút viết, vặn nắm cửa...Bệnh nhân thấp khớp cũng dễ mắc bệnh sưng khớp và xương, bệnh tim...tàn tật do khớp bị biến dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2