Bệnh nhân
lượt xem 4
download
Lần đầu tiên khi các bác sĩ chẩn đoán ra bệnh của tôi, họ trấn an tôi rất nhiều và bảo rằng thời nay có cụt một chân thì cũng chẳng cần phải nghĩ, vì chân giả không còn là vấn đề khó chịu như cái thời chỉ có chân gỗ, ngược lại còn là một sự giải thoát. Peter Seeberg Họ hứa hẹn là tôi chắc chắn sẽ còn đi lại dễ dàng hơn trước, thêm nữa họ còn nói, chính ý muốn đi lại sẽ góp phần làm cho tôi có một sức mạnh đặc biệt. Họ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh nhân
- Bệnh nhân Lần đầu tiên khi các bác sĩ chẩn đoán ra bệnh của tôi, họ trấn an tôi rất nhiều và bảo rằng thời nay có cụt một chân thì cũng chẳng cần phải nghĩ, vì chân giả không còn là vấn đề khó chịu như cái thời chỉ có chân gỗ, ngược lại còn là một sự giải thoát. Peter Seeberg - Họ hứa hẹn là tôi chắc chắn sẽ còn đi lại dễ dàng hơn trước, thêm nữa họ còn nói, chính ý muốn đi lại sẽ góp phần làm cho tôi có một sức mạnh đặc biệt. Họ đã đúng. Khi đã vào cuộc, tôi đi khỏe hơn lúc nào hết, nhưng tình trạng đó cũng không kéo dài được bao lâu, vì rồi bệnh tật lại đến, theo các bác sĩ giải thích lúc này thì đó là một căn bệnh siêu hiếm đã "lây thường" sang chân kia, vì thế cũng phải cưa bỏ nốt. Cả lần này thì nghệ thuật y học cũng đã không chối bỏ tôi. Thực tế cho thấy là tôi đi lại bằng đôi chân giả còn dễ dàng hơn so với độ trước đi bằng chân thật. Sau đó tôi lại có được một thời gian yên ổn ngắn, rồi căn bệnh cũ lại phát lên cánh tay phải và lan nhanh rộng lên tận vai. Đám bác sĩ bảo với tôi rằng không nên nặng lòng với căn bệnh, vì tay cũng nằm trong khuôn khổ nghệ thuật thay thế và tay giả hoạt động còn tốt hơn cả tay thật. Ngay sau đó thì tôi không những được trang bị một cánh tay giả, mà còn cả hai tay, với tôi thì cũng đều ổn. Còn riêng với cánh tay phải thì đám bác sĩ đã rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan mất mấy ngày, vì căn bệnh của tôi lại phát ra từ khuỷu tay, vì thế họ quyết định chỉ cưa bỏ đoạn khớp khuỷu tay, rồi nối hai đoạn dóng tay lại bằng một cái khớp nhân tạo. Nhưng khi căn bệnh của tôi phát triển với tốc độ nhanh, thậm chí lan lên cả vai và cánh tay, và chúng sẽ phải được nối lại thì ý tưởng điều trị kia buộc phải loại bỏ.
- Con người ta, ví như sắp phải giải phẫu một bên một bộ phận cơ thể nào đó, rồi lại tiếp nốt cả bên kia, nhưng lại được thay thế bằng một thể tạng khác ít có khả năng bị tổn thương hơn, thì sẽ coi bệnh viện như thể ngôi nhà thân yêu. Sau lần giải phẫu cuối cùng, là lần tôi thay mới hai cánh tay, thì căn bệnh lại để tôi yên hơn một năm nữa, và đây cũng là giai đoạn tôi dành hết thời giờ ở nhà, làm những việc giải trí yêu thích, và nó khiến tôi hiểu kỹ càng hơn bản thân mình. Dần dần thì tôi không còn nhớ nhiều đến bệnh viện nữa. Nhưng cuối cùng thì căn bệnh lại tái phát, nó chui theo một đường bí mật, xuyên vào lá phổi phải của tôi, mà các bác sĩ của tôi đã khẳng định ngay là không thể chữa được. Tuy nhiên thì trước mắt tôi không cần phải lo lắng gì, vì chắc chắn tôi vẫn có thể xoay xở được với một bên phổi, còn trong trường hợp bên đó cũng bị tấn công nốt, thì họ cũng có thể ghép một lá phổi mới cho tôi, trong lúc giải phẫu lá cũ đi. Trình tự đã diễn ra đúng như thế. Tôi không cảm thấy đau đớn một chút nào, vì người ta đã chuẩn bị cho tôi nhiều thuốc giảm đau, vừa uống lại vừa tiêm, và tác dụng phụ vào bộ phận khác trên cơ thể tôi được cân bằng ngay bằng những liều thuốc khác, được tính để đưa các bộ phận ấy vào đúng chu trình vận hành cơ thể. Lá phổi mới phải nói là siêu dễ chịu, dễ hít không khí vào hơn, cả lồng ngực cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước. Rồi tôi lại được thêm mấy tháng yên lành, trước khi căn bệnh lại đưa tôi trở về căn nhà thứ hai của mình, tại đó các bác sĩ phải lần lượt thay một bên thận, rồi nốt cả bên kia. Bệnh tình lúc này đã phát triển mạnh, nhưng tôi chẳng cảm thấy gì hết, ơn Chúa, vì cái sự cẩn trọng bất thường của đám bác sĩ, và vì vậy tôi được đưa vào giấc ngủ sâu kéo dài suốt tháng, trong lúc một phần đại tràng và ruột được thay bằng đoạn ống nhân tạo, dẫn chất thải ra ngoài qua bên sườn, bằng cách ấy trên nhiều phương diện thì đó là một lợi thế. Sau đó, khi tôi tỉnh lại, bác sĩ nói là tôi đã khỏe như thể đã được chữa khỏi, vì thực tế căn bệnh không thể lây lan thêm được sang bất kỳ bộ
- phận cơ thể nào nữa. Về điểm này thì họ đã sai. Trái tim, cái mà họ tưởng rằng căn bệnh không thể xâm nhập được, đã bắt đầu rò rỉ, sau đó nó rơi vào tình trạng không còn hoạt động được nữa, và thế là tôi bị buộc phải sử dụng một thiết bị thường trực, cái được gọi là tim nhân tạo, nó làm hết công việc cho cái phủ tạng đã bị hỏng. Cuộc sống vẫn còn có những mặt đẹp đẽ của nó; mọi người trong bệnh viện đều đua nhau mang niềm vui đến cho tôi, trong tận cùng thâm tâm tôi rất lấy làm biết ơn. Cuối cùng thì tôi đã được đưa vào thế giới của sự không ngưng nghỉ. Cuộc đời tôi gói gọn chủ yếu vào việc nhìn lên trên trần nhà và thỉnh thoảng móc đồ lót thô cỡ đại bằng hai cánh tay mà tôi cứ phải giơ cao tít trên đỉnh đầu. Tôi lại nghĩ về đời mình, liệu nó có phải là của tôi, hay là thuộc về các bác sĩ, và trong trường hợp sau thì liệu tôi có còn là bản thân tôi nữa không. Tôi đã hỏi vợ tôi, các con, anh em và bạn bè của tôi, và họ đều nhất nhất bảo rằng tôi vẫn y hệt như trước, rằng tôi vẫn cứ là tôi. Người ta có thể thay thế các bộ phận cơ thể một người đến mức độ nào, để người đó không hề biến thành một người khác? Tôi không bận tâm với những câu hỏi này, mà lại cảm thấy rất thanh thản. Cũng chẳng hề gì, nếu tôi không phải còn là chính bản thân tôi nữa, nhưng tôi lại không có gì làm ngoài việc suy nghĩ; có thể đó chính là sai sót, có thể những suy nghĩ đó cũng đã bị dứt ra khỏi xâu chuỗi cuộc đời, mỗi hạt trong chuỗi lại có một ý nghĩa mới, mà đáng lẽ nó không như thế. Tôi cũng hỏi các bác sĩ liệu họ có cho rằng linh hồn tôi có đi theo tất cả những lần cấy, ghép tạng không, vì chính tôi đã phải trải qua những lần phẫu thuật như thế; lấy ví dụ, có một lần cái mũi tôi đang dần teo đi, thì một mẩu cơ đã được dùng để đắp thay thế vào chính chỗ vị trí của cái mũi sau nhiều tháng uốn nắn chỉnh hình, nhưng điều này thì tôi chưa đặt ra, vì nghĩ đó là điều quá vặt vãnh. Tất nhiên là các bác sĩ đã trả lời, rằng tôi nên hỏi bác sĩ tâm thần về chuyện ấy. Tôi liền hỏi họ và được trả lời là phần lớn hoặc là hầu hết linh hồn
- tôi đã bị giải phẫu, và có thể tôi đã có một linh hồn khác. Họ còn trả lời rằng đó là một câu hỏi rất khó: đầu tiên họ cố thuyết phục tôi rằng linh hồn không tồn tại, nhưng vì tôi vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình, nên họ lại bảo cũng có ý kiến cho rằng linh hồn người ta không nằm trong cơ thể, mà chỉ ở quanh cơ thể, và tôi cho rằng ý kiến đó rất thỏa đáng. Trong trường hợp như vậy thì linh hồn tôi vẫn còn nguyên vẹn, như vậy thì chẳng ai có thể làm gì được linh hồn tôi cả. Thậm chí cả trường hợp nếu tôi bây giờ không còn đầu nữa, mà lại là cái đầu của ai đó bị chết vì không thể cứu được trong cuộc chiến vừa qua, sau đó nó được ghép cho tôi, vì tôi là một ca bệnh hiếm hoi và vì nghệ thuật ngành y muốn giành chiến thắng. Không biết cơ sự như thế nào vì tôi đã đi xa trong nhiều tháng, và mặc dù tôi muốn – hoặc không muốn – thì tôi cũng chẳng thể phản kháng được. Khi biết được điều đó, tôi thấy là tất cả đều ổn, gần như là vẫn như xưa. Nhưng một bên là cái mà ta cảm thấy và bên kia là thực tế diễn ra; khác nhau đến nỗi mà tôi đã phải suy ngẫm. Tôi cảm phục nghệ thuật ngành y, với nó tôi biết ơn sâu sắc, nhờ nó mà tôi đã nợ cả mạng sống của mình lẫn hiện trạng sức khỏe, nhưng nó đã không thể trả lời được câu hỏi tôi đưa ra, về những điều mà tôi đang nghĩ có là của tôi không, hay là chúng thuộc về ông chủ trước của tôi, và rằng ví dụ liệu tôi có thể nhớ hết những ý nghĩ mà ông ta đã nghĩ. Tôi không còn tin tưởng vào đó nữa, vì tôi đã thử hết sức mình. Tôi chỉ còn nhớ những ký ức của riêng mình, chỉ còn nghĩ những ý nghĩ riêng, và thú vị là không bộ phận nào trên cơ thể là của tôi cả, thì tôi vẫn nghĩ về nó như là phần sở hữu riêng, những cái mà không thể mất được là của riêng tôi. Làm sao lại có thể tồn tại, khi chẳng có cái gì là của tôi; trừ trường hợp bản thân tôi là một cơ thể vô hình thứ hai quanh quẩn xung quanh cái cơ thể ấy, hoặc như là có một cái mồm vô hình, còn cái cơ thể bệnh tật, thối rữa thì là một cái răng sâu?
- Các bác sĩ đã bảo tôi, là thực tế tôi khỏe như vâm, và tôi cho rằng là họ đúng. Chẳng ai có thể làm gì được tôi cả, sự suy yếu mới điểm vào một số chỗ rất nhỏ bé. Một khi tôi có bị gặm dần và quăng bỏ, thì tôi vẫn cứ hiện diện. ''Em có biết tôi không?'' Ngày nào tôi cũng nói với vợ tôi, khi cô ấy đến. ''Có chứ, em biết anh mà.'' Cô trả lời và vuốt tóc tôi. ''Em có yêu anh không,'' tôi thầm thì, vì tôi muốn biết điều đó mỗi ngày. ''Em yêu anh hơn bao giờ hết,'' cô nói nhẹ nhàng mỗi ngày. ''Nhưng em không thể nhìn thấy tôi,'' tôi nói thật to, đến mức như thể giọng nói có thể nâng được tôi lên. ''Được chứ'', cô nói. ''Không, không đúng,'' tôi nói, ''em không thể hiểu nổi đâu. Tôi to lớn hơn là em tưởng, cái mà em nhìn thấy hoàn toàn không phải là tôi.'' ''Ô, có chứ,'' cô nức nở, ''đó chính là anh. Đó chính là anh.'' ''Thế thì cứ coi đó là anh,'' tôi nói. Mỗi ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh lý gân cơ trong thể thao
9 p | 87 | 10
-
Ấn Độ phát triển du lịch chữa bệnh
3 p | 97 | 7
-
Bài tập thể dục cho bệnh nhân phổi
6 p | 161 | 7
-
Lời hứa cao cả của đôi tình nhân 17 tuổi
3 p | 80 | 6
-
Bệnh Parkison và lợi ích của việc tập luyện
7 p | 67 | 6
-
Trong bệnh viện tâm thần
5 p | 59 | 4
-
5 bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong mùa hè.
8 p | 56 | 4
-
Trong phòng bệnh
5 p | 59 | 4
-
Xây dựng chương trình tập luyện thể dục giữa giờ cho nữ nhân viên một số phòng, ban Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 87 | 3
-
Còn xanh
5 p | 64 | 3
-
Bệnh Nhân Thường Trú
11 p | 39 | 3
-
Bệnh lạ
5 p | 57 | 3
-
Lời thú nhận cuối cùng
5 p | 53 | 3
-
Chuyến bay của bệnh nhân tâm thần
2 p | 65 | 3
-
'Vũ khí' của bệnh nhân ung thư
3 p | 55 | 2
-
Du lịch để chữa răng
2 p | 40 | 1
-
Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong những chuyến du lịch ngắn hạn và dài hạn
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn