intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi phục và tái phát: - hồi phục: nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh. nhưng nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt đã gặp sốt tới 27 ngày) thì hết sốt. bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần. - tái phát: tỷ lệ tái phát bệnh cao, dù đã được điều trị bằng chlorocid với liều thấp hoặc liều cao. tái phát thường xuất hiện sau khi cắt sốt 5-14 ngày. có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 3)

  1. Bệnh sốt do ấu trùng mò ( scrub typhus - tsutsugamushi ) (Kỳ 3) 3.1.4. hồi phục và tái phát: - hồi phục: nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh. nhưng nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt đã gặp sốt tới 27 ngày) thì hết sốt. bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần. - tái phát: tỷ lệ tái phát bệnh cao, dù đã được điều trị bằng chlorocid với liều thấp hoặc liều cao. tái phát thường xuất hiện sau khi cắt sốt 5-14 ngày. có tái phát là do chlorocid chỉ hãm khuẩn, không diệt được rickettsia và rickettsia vẫn tồn tại trong các hạch. 3.1.5. biến chứng và tử vong: - biến chứng: nếu không được điều trị bệnh có thể gặp các biến chứng nặng và thường là nguyên nhân gây tử vong như:
  2. + tim mạch: viêm cơ tim, truỵ tim mạch, sốc nhiễm khuẩn... + hô hấp: viêm phổi, viêm phổi - phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính rickettsia. + viêm não, màng não. - tử vong: tỷ lệ tử vong thay đổi tuỳ theo từng vùng, tuỳ thuộc vào độc tính của chủng rickettsia ở từng nơi. + ở việt nam: khoảng 1% + ở indonesia và đài loan: 5% - 20% + ở malaysia: 15% - 20 % + ở nhật bản; 20% - 60%. 3.2. Các thể bệnh khác: 3.2.1. thể tiềm tàng: không có biểu hiện lâm sàng, nhưng xét nghiệm phản ứng kết hợp bổ thể với rickettsia (+). thể này gặp nhiều, gấp 10 lần so với thể bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ. 3.2.2. thể cụt: các triệu chứng nhẹ, không điển hình dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt nhiễm khuẩn khác.
  3. 3.2.3. thể nặng: có các biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh, xuất huyết v.v.. dễ tử vong. 4. Chẩn đoán: 4.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào * triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là hội chứng sốt và loét - hạch - ban). * dịch tễ: có sống hoặc đi qua vùng dịch. * xét nghiệm: + xét nghiệm máu thường qui: ít hỗ trợ cho chẩn đoán vì: - bạch cầu: cao hoặc thấp thất thường từ 4.000 đến 12.000 có xu hướng thấp trong tuần đầu và cao vào những ngày cuối của đợt sốt. nếu bạch cầu quá cao phải nghĩ tới bội nhiễm. - công thức bạch cầu: bạch cầu ưa axit mất trong giai đoạn đầu của sốt, tái hiện lại khi hết sốt. - tốc độ lắng máu: tăng khi đang sốt, cao nhất khi hồi phục sau đó dần trở lại bình thường. + các phản ứng huyết thanh:
  4. - phản ứng weil-felix: do rickettsia orientalis có kháng nguyên giống kháng nguyên oxk của proteus mirabilis, nên người ta sử dụng kháng nguyên oxk của proteus để làm kháng nguyên trong phản ứng weil-felix để chẩn đoán bệnh sốt mò. kháng thể xuất hiện vào cuối tuần 1 và cao nhất vào tuần 3, 4 của bệnh sau đó giảm dần và hết vào tuần 5, tuần 6. hiệu giá ngưng kết được coi là dương tính khi bằng và trên 1/160. nếu làm 2 lần (lần 1: lấy máu trước ngày thứ 10 của bệnh; lần 2: lấy vào tuần 3 hoặc 4 của bệnh), khi hiệu giá ngưng kết lần 2 tăng ³ 4 lần 1 thì được gọi là dương tính. nhưng phản ứng weil-felix là xét nghiệm không đặc hiệu, nên có nhiều trường hợp có biểu hiện lâm sàng đầy đủ mà phản ứng weil-felix vẫn (-) hoặc hiệu giá ngưng kết không cao. ngược lại có một số bệnh như thương hàn, bệnh do xoắn khuẩn leptospira (leptospirosis) v.v.. cũng có khi có weil-felix (+). tuy weil-felix không đặc hiệu song vì dễ thực hiện nên hay được sử dụng trong thực tế. - phản ứng kết hợp bổ thể: rất đặc hiệu tồn tại nhiều năm, song không thông dụng trong lâm sàng vì phức tạp, chưa có đủ kháng nguyên chuẩn của các chủng nên khi (-) vẫn chưa loại trừ được bệnh sốt mò. tuỳ phương pháp, hiệu giá ngưng kết dương tính từ 1/32 đến 1/128. - phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp: - ngoài các phản ứng trên có thể làm các phản ứng huyết thanh như: ngưng kết hồng cầu thụ động, vi ngưng kết v.v..
  5. + phân lập mầm bệnh: 4.2. Chẩn đoán phân biệt: ở việt nam bệnh sốt mò cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: 4.2.1. bệnh do xoắn khuẩn leptospira (leptospirosis): - giống sốt mò là: sốt đột ngột, mặt đỏ, đau cơ, có thể có ban, hạch. mùa dịch là mùa mưa, có yếu tố dịch tễ ở vùng rừng núi... - khác sốt mò: sốt thường không kéo dài quá 10 ngày, không bao giờ có vết loét, thường có tổn thương gan - thận rõ rệt, phản ứng huyết thanh đặc hiệu là martin -pettit.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2