intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tay-chân-miệng: Phát hiện sớm - điều trị nhẹ

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, bệnh tay- chân-miệng thường bùng phát mạnh vào tháng 2-5 và tháng 9-12. Đây là loại bệnh ít gây biến chứng nhưng nếu có lại rất nguy hiểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tay-chân-miệng: Phát hiện sớm - điều trị nhẹ

  1. Bệnh tay-chân-miệng: Phát hiện sớm - điều trị nhẹ Thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, bệnh tay- chân-miệng thường bùng phát mạnh vào tháng 2-5 và tháng 9-12. Đây là loại bệnh ít gây biến chứng nhưng nếu có lại rất nguy hiểm. -> Chăm sóc trẻ em mắc bệnh tay chân miệng
  2. Theo ThS, BS Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1, những ngày Nên cho trẻ đi khám nắng nóng gay gắt vừa qua, bệnh sớm để tránh biến nhi nhập viện vì bệnh tay-chân- chứng - Ảnh: SXC miệng gia tăng. Mặc dù sắp hết đợt cao điểm bùng phát bệnh tay - chân - miệng nhưng các vị phụ huynh cần nắm rõ những kiến thức cơ bản để có thể phát hiện sớm những biểu hiện bệnh (nếu có) của con em mình.
  3. Phát hiện sớm không khó Gần đây, các chuyên gia y khoa khẳng định, đây là căn bệnh do siêu vi đường ruột thuộc nhóm enterovirus gây ra. Bệnh tay-chân-miệng đặc biệt được chú ý trong vài năm nay vì enterovirus là tác nhân gây bệnh mới, đặc biệt enterovirus 71 có thể làm bệnh diễn tiến nhanh, nguy hiểm hơn hẳn so với coxsakie virus (vẫn được ghi nhận là tác nhân gây bệnh tay-chân-miệng trong các tài liệu y khoa truyền thống nhưng lành tính và thường tự khỏi).
  4. Nếu con bạn đang trong độ tuổi dưới 3, đặc biệt giai đoạn 10-24 tháng tuổi thì nguy cơ mắc bênh tay-chân-miệng rất cao. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng vì bệnh rất dễ nhận biết nếu bạn chú ý thường xuyên. Bệnh này đặc trưng bởi bóng nước, kích thước từ 2- 10mm thường xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau, không gây ngứa. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây loét làm bé đau, dẫn đến bỏ ăn. Dấu hiệu kèm theo là trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay bóng nước đã xẹp. Đặc biệt, trẻ bị tay-chân-miệng tuy sốt và
  5. đau miệng nhưng không có biểu hiện ho. Nhiều người mẹ để ý thấy con mình cứ luôn há miệng, chảy nước miếng, hay phồng má thường xuyên do nước miếng nhiều mà không thể nuốt. Đi khám quả nhiên trẻ bị tay-chân-miệng. Biến chứng viêm não Bác sĩ Kim Thoa nhấn mạnh: đối với những trường hợp bệnh nhẹ, không cần điều trị đặc biệt. Bé chỉ cần uống thuốc giảm đau, an thần, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày, những nốt hồng ban
  6. sẽ lặn đi, không để lại sẹo. Sau 7 ngày trẻ có thể đi học bình thường. Trong đa số trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do enterovirus 71 thì có thể có biến chứng như: viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi… Vì vậy, cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào bất lợi cho diễn tiến bệnh để xử lý kịp thời. Chẳng hạn trẻ có biến chứng viêm não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng như: quấy khóc liên tục, giật mình chới
  7. với lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, run chi, co giật… Ngoài ra, các dấu hiệu như sốt cao không hạ được, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh, thở bất thường, yếu tay chân cũng gợi ý trẻ đã có biến chứng. Lúc này cần tới bác sĩ ngay để điều trị ngăn chặn các triệu chứng tiến triển xấu đi. Khi trẻ có biến chứng, nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ. Thường bệnh này có thể diễn tiến nặng trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát. Phòng ngừa
  8. Vệ sinh sạch sẽ trước khi nấu nướng thức ăn cho bé, cho bé ăn sau khi làm vệ sinh cá nhân cho bé. Rửa thật sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ vì có thể nhiễm virus gây bệnh bằng xà phòng. Trẻ bị bệnh cần được cách ly để phòng lây lan. Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Chăm sóc trẻ bệnh tay–chân–miệng tại nhà Theo bác sĩ Kim Thoa, với trường hợp không có biến
  9. chứng thì có thể chăm sóc, điều trị tại nhà như sau: Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng thuốc paracetamol. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát, dễ tiêu và ăn thành nhiều bữa.
  10. Không nên cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng. Theo dõi các biểu hiện diễn tiến bệnh ở trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1