Triệu chứng và cách phòng chống bệnh chân miệng
lượt xem 2
download
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triệu chứng và cách phòng chống bệnh chân miệng
- Triệu chứng và cách phòng chống bệnh chân miệng Triệu chứng của bệnh Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.
- Biến chứng của bệnh Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nh có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra. Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các yếu tố dịch tễ. Các xét nghiệm viru nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Điều trị Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh
- nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực. Phòng ngừa Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là: - Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. - Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. - Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. - Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. - Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. - Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. Những nhận định sai lầm - Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. - Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không chỉ vào những khoảng thời gian chuyển mùa. Khi nhiễm bệnh, trẻ cũng không bắt buộc phải có những biểu hiện như loét miệng hay nổi sần, mụn nước ở tay hay chân. Có những trường hợp trẻ bị nhiễm chỉ nổi sần ngoài Da và các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn khi nghĩ rằng con em mình chỉ bị những bệnh nhiễm ngoài Da thông thường. - Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, Khóc quấy. Trong trường hợp này, khi thấy trẻ ngủ li bì, mê mệt, cho dù không mê man các bậc cha mẹ phải nhanh chóng đưa con em mình đến bệnh viện để được điều trị bởi có thể là bệnh đã
- biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao. - Không nên bôi, xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài Da khô đi nhờ thuốc bôi, các bác sĩ sẽ khó chẩn đoán chính xác bệnh trạng của các em bé hơn. - Dù trẻ chỉ bị nhẹ và vẫn khỏe mạnh như thường, các bậc cha mẹ cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra. Cách Phát hiện, Xử lí và Phòng ngừa bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Khả năng lây truyền cao nhất trong vòng 1 tuần đầu kể từ khi mắc bệnh, tuy nhiên người ta thấy virus vẫn được đào thải qua phân nhiều tuần sau đó, virus tồn tại trong nước, đất, rau. Người cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH Đầu tiên trẻ thường sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước. Nếu thấy trẻ sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những bóng nước thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn. Bóng nước hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể. BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO? Khả năng lây bệnh cao nhất trong vòng một tuần lễ đầu của bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất dịch tiết đường hô hấp. Bệnh tay chân
- miệng thường xảy ra thành dịch do bệnh dễ lây lan, thường gặp nhất là những nơi vui chơi công cộng, nơi có nhiều trẻ,... Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn. Cũng có dạng lây khác qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống nhiễm virus nhưng dạng này không phổ biến. Cách xử trí Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lõng mềm, vệ sinh răng miệng, thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngũ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có. PHÒNG NGỪA Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín. Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khảnăng lây nhiễm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh lậu
5 p | 275 | 68
-
Bài giảng Viêm não Nhật Bản B - TS. Nguyễn Lộ
17 p | 254 | 63
-
Phòng chống ngộ độc sắn
4 p | 149 | 39
-
Cách chữa chóng mặt
5 p | 205 | 21
-
Kiến thức về một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp bệnh do vi khuẩn
19 p | 132 | 18
-
Triệu chứng và hậu quả của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính là gì
5 p | 254 | 16
-
Tự xoa bóp phòng chống ù tai
2 p | 150 | 15
-
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
6 p | 129 | 14
-
Phòng chống huyết áp thấp mạn tính bằng khí công
3 p | 126 | 13
-
Hội chứng trầm cảm sau khi sinh
11 p | 145 | 13
-
Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống
8 p | 104 | 12
-
Chóng mặt tư thế lành tính
6 p | 143 | 9
-
Phòng chống loãng xương theo phương pháp mới
5 p | 98 | 6
-
Chóng mặt, Choáng váng và Phương pháp phòng tránh chóng mặt tại nhà (Kỳ 1)
6 p | 127 | 5
-
Chóng mặt, Choáng váng và Phương pháp phòng tránh chóng mặt tại nhà (Kỳ 2)
5 p | 112 | 5
-
Chống say tàu, xe
3 p | 87 | 2
-
Đề phòng sốt cao ở trẻ
4 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn