Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 4 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
lượt xem 3
download
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 4 Phòng chống sốc với mục tiêu giúp các bạn có thể phân loại sốc, trình bày triệu chứng và xử trí các loại sốc nói chung. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí sốc phản vệ. Trình bày được các biện pháp dự phòng sốc. Áp dụng linh hoạt vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 4 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
- Bài 4 PHÒNG CHỐNG SỐC CNĐD. NGUYỄN THỊ THU HÀ
- Mục tiêu: Phân loại sốc, trình bày triệu chứng và xử trí các loại sốc nói chung. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí sốc phản vệ. Trình bày được các biện pháp dự phòng sốc. Áp dụng linh hoạt vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Nội dung: Sốc (Shock) hay còn gọi là choáng là tình trạng bênh lý cấp diễn do lượng máu trong cơ thể giảm xuống đột ngột. Sốc được biểu hiện trên lâm sàng bằng 1 tình trạng giảm huyết áp phối hợp với các dấu hiệu của sự giảm tưới máu tổ chức gây nên rối loạn chuyển hoá tế bào. Sốc xảy ra do nhiều nguyên nhân như: chảy máu, chấn thương, bỏng, nhiễm khuẩn nặng, ngộ độc, mất nước, gãy xương…
- 1. Phân loại: 1.1. Sốc giảm thể tích máu: là một tình trạng sốc giảm đột ngột thể tích lưu hành gây ra. Các trường hợp gây chảy máu dẫn đến mất máu như: Chấn thương, dập cơ, các trường hợp gây mất nước, điện giải sau ỉa chảy cấp, các trường hợp sốt cao, say nắng, say nóng …..
- 1.2. Sốc do tim : nguyên nhân do: Nhồi máu cơ tim. Thông liên thất do hoại tử vách. Tràn dịch, tràn máu màng tim. Nhồi máu phổi. Rối loạn nhịp tim. Chấn thương vùng tim.
- 1.3. Sốc nhiễm khuẩn: Do các nội độc tố vi khuẩn (những hợp chất phospholipo polysaccharid ) Thường do các vi khuẩn Gram (-): nhiễm khuẩn sau nạo phá thai, nhiễm khuẩn đường mật và đường tiết niệu (sỏi mật, sỏi thận), nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
- 1.4. Sốc phản vệ: Nguyên nhân do phản ứng của cơ thể với thuốc, vaccin, truyền nhầm nhóm máu, nhầm huyết thanh, do nọc độc của một số sinh vật và côn trùng cắn, do ăn phải 1 số thực phẩm và hoa quả không phù hợp…
- 2. Triệu chứng: Mạch nhanh (trên 120 lần/phút), mạch càng nhanh càng yếu, khó đếm ở động mạch quay cổ tay sốc càng nặng. Vã mồ hôi trán, da lạnh, chân tay lạnh. Sắc mặt xanh xám hoặc tái mét, tím đầu chi, trên da có những mảng thâm tím (ấn vào thì nhạt đi và chậm trở lại như cũ). Tinh thần có thể biểu hiện lo lắng, li bì hay mê sảng, hoảng hốt.
- Nếu đo huyết áp thì thấy huyết áp tụt tối đa dưới 90mmHg, có thể kẹt hoặc không đo được, HA càng thấp sốc càng nặng. Nhịp thở nhanh. Vô niệu hoặc thiểu niệu (dưới 30ml nước tiểu trong 3 giờ đầu). Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (trước khi truyền dịch): * Dưới 5 cm H20 nghĩ tới sốc giảm thể tích máu * 5 – 7 cm H20 nghĩ tới sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ. * Trên 7 cm H20 nghĩ tới sốc do tim.
- 3. Xử trí: Nhằm mục tiêu tăng cường dòng máu tới tế bào, tăng cường oxy cho tế bào, chống lại sự co mạch ngoại biên. 3.1. Duy trì đường dẫn khí: - Đưa bệnh nhân vào nơi yên tĩnh, thoáng khí, ấm áp tránh mọi kích động mạch. - Lau sạch miệng cho bệnh nhân, hút đờm dãi, đặt canuyl Mayor (tránh tụt lưỡi nếu bệnh nhân hôn mê). - Cho thở oxy mũi ( khoảng 6-10l/phút) hoặc hô hấp hỗ trợ nếu bệnh nhân có suy thở.
- 3.2. Hồi phục thể tích tuần hoàn: Cầm máu nếu có vết thương chảy máu. Nếu bệnh nhân còn uống được và không bị tổn thương ở đường tiêu hoá thì có thể cho uống từng ngụm nước muối, nước đường hay nước sâm. Truyền dịch hoặc truyền máu( có thể truyền bất kỳ loại dung dịch đẳng trương nào hiện có, trừ dung dịch ưu trương. Thường truyền Natri clorua 9o/oo 500 – 1000 ml tốc độ nhanh trong khoảng 15 – 30 phút với sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm trong 24h và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim. Truyền máu: 500 – 1000 ml hay hơn tuỳ theo số lượng máu mất đi).
- 3.3. Đặt Sonde bàng quang để theo dõi số lượng nước tiểu trong từng giờ. 3.4. Theo dõi liên tục các thông số và các dấu hiệu như: Nhịp thở, mạch, huyết áp, nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, điện tâm đồ, tình trạng ý thức của người bệnh (duy trì huyết áp tối đa khoảng 100 mmHg, lượng nước tiểu phải đạt trên 50 ml/giờ). 3.5. Lấy nhiệt độ, nếu sốt phải cấy máu. 3.6. Ghi điện tim, đặt monitor theo dõi điện tim. 3.7. Xác định nguyên nhân gây sốc: Siêu âm tim, cấy máu, nội soi dạ dày…
- 3.8. Thực hiện thuốc: Tuỳ theo nguyên nhân gây sốc: - Kháng sinh nếu là sốc nhiễm khuẩn. - Trợ tim: Digoxin tiêm t/m, Dopamin 200mg(Noradrenalin 1-2mg) pha với dịch truyền. - Nếu có đông máu rải rác lòng mạch do giảm Fibrinogen, tiểu cầu: Heparin 100mg tiêm T/M. Đặc biệt chú ý cân nhắc trước khi di chuyển bệnh nhân, nếu di chuyển phải rất nhẹ nhàng, êm ái để tránh làm cho sốc xuất hiện hoặc nặng thêm.
- 4. Sốc phản vệ (Anaphylactic shock): Sốc phản vệ là 1 cấp cứu nội khoa nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong nhanh bởi suy hô hấp và shock giảm thể tích. 4.1. Nguyên nhân gây sốc: - Do các thuốc: kháng sinh (Penicillin, các betalactamin, Cephalosporin, tetracyclin, streptomycin, erythromycin), các thuốc kháng viêm không steroid (salicylat, aminopyrin), vitamin C, thuốc giảm đau, gây mê (morphin, codein, meprobamat), thuốc gây tê (procain, lidocain, cocain, thiopental), các thuốc để chẩn đoán (thuốc cản quang iode)….
- - Các hormon: insulin, ACTH. - Các sản phẩm máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gammaglobulin, acidamin. - Các kháng độc tố: bệnh bạch hầu, uốn ván, rắn, nhện cắn. - Nọc của các sinh vật và côn trùng cắn: ong, bọ cạp, nhện, ong bắp cầy, rắn cắn, một số loại cá biển. - Do nhiều loại thực phẩm động vật, thực vật (dứa, nhộng, hải sản..) - Do lạnh…
- 4.2. Triệu chứng lâm sàng: Thường xuất hiện ngay hoặc rất sớm (vài phút dến vài giờ) sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. - Diễn biến nhẹ: Mức độ nhẹ, bệnh nhân biểu hiện bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, xuất hiện phù Quincke (phù quanh mao quản ngoại vi, ban sẩn phù, bờ ranh giới rõ, phần trung tâm thường có màu trắng.
- Thường hay xuất hiện ở mặt, gây đau và ít ngứa, thường có cơn đau bụng cấp kèm theo), buồn nôn, ho, khó thở, tê ngón tay, đau quặn bụng, người mệt mỏi, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh (130 – 150 lần/ phút).
- - Diễn biến trung bình: Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, nổi mày đay khắp người, khó thở, có thể chảy máu mũi, dạ dày, rột, da tái nhợt, mạch không đều và huyết áp không đo được. - Diễn biến nặng: Là diễn biến xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Bệnh nhân đi vào hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong sau vài phút. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng đòi hỏi phải xử trí chính xác, kịp thời mới có khả năng cứu sống người bệnh.
- 4.3. Xử trí: (Theo thông tư số 09 ngày 04/5/1999 của Bộ y tế). * Xử trí tại chỗ: - Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng: tiêm , uống, bôi, nhỏ mắt, nhỏ mũi…). - Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp. - Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. - Adrenalin dung dịch 1/1000 ( ống 1ml = 1 mg): Tiêm ngay dưới da hoặc tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau: - Người lớn (trên 15 tuổi): 0,5 – 1 ống.
- 4.3. Xử trí: (Theo thông tư số 09 ngày 04/5/1999 của Bộ y tế). - Trẻ em: Cần pha loãng 1 ống 1ml (1mg) + 9ml nước cất = 10 ml (dung dịch 1/10.000). Sau đó tiêm 0,1ml/kg cân nặng, không quá 0,3mg (1/3 ống). - Có thể tính liều Adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em và người lớn. - Sau 10 – 15 phút tiêm lại liều như trên cho đến khi huyết áp trở về bình thường. - ủ ấm, nằm đầu thấp, chân cao, theo dõi huyết áp 10 - 15 phút/ lần (tư thế nằm nghiêng nếu có nôn). - Nếu trường hợp sốc quá nặng, đe doạ tử vong: Ngoài đường tiêm dưới da, có thể tiêm Adrenalin dung dịch 1/ 10.000 (pha loãng 1/10) qua đường tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh suy tim
38 p | 32 | 13
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh viêm phổi
23 p | 25 | 10
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh gout
38 p | 39 | 10
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh uốn ván
58 p | 19 | 7
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh mồng gà sau đốt điện - ĐD. Trần Văn Hương
9 p | 83 | 6
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh basedow
29 p | 15 | 6
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cúm
28 p | 14 | 5
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh lao phổi
41 p | 13 | 5
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 2 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
17 p | 31 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh kéo tạ
17 p | 36 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh bỏng
29 p | 26 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh mổ xương
17 p | 16 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 6 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
32 p | 38 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 3 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
19 p | 40 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc
27 p | 9 | 2
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh uốn ván - ThS. La Đức Phương
46 p | 9 | 1
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường - Đặng Thị Mơ
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn