intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 6 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà

Chia sẻ: Ganuongmuoixa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 6 Các phương pháp cầm máu với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được các loại chảy máu, triệu chứng của mất máu nặng. Trình bày được các phương pháp sơ cứu nạn nhân chảy máu ngoài. Trình bày nguyên nhân, phát hiện, xử trí, chăm sóc nạn nhân chảy máu trong. Áp dụng sát thực trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 6 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà

  1. Bài 6 CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦM MÁU CNĐD. NGUYỄN THỊ THU HÀ
  2. Mục tiêu: • Trình bày được các loại chảy máu, triệu chứng của mất máu nặng. • Trình bày được các phương pháp sơ cứu nạn nhân chảy máu ngoài. • Trình bày nguyên nhân, phát hiện, xử trí, chăm sóc nạn nhân chảy máu trong. • Áp dụng sát thực trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
  3. Nội dung: • 1. Đại cương: • Máu (Blood) - chất lỏng lưu thông trong cơ thể, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các tổ chức tế bào. và ngược lại các chất thải từ các tổ chức tế bào được máu vận chuyển để đào thải ra ngoài. Để máu có thể lưu thông trong cơ thể được là nhờ có hiện tượng huyết áp. • Chảy máu (Bleeding) là cấp cứu số một, đặc biệt là chảy máu ở một số động mạch lớn, nếu không xử trí cấp cứu kịp thời sẽ làm cho bệnh nhân tử vong rất nhanh chóng.
  4. • Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chảy máu. Mất nhiều máu làm giảm huyết áp. Nếu chảy máu ở mức độ ít trầm trọng thì cơ thể sẽ bù lại bằng cách tăng nhịp tim và hạn chế máu tới các tổ chức dưới da và ruột, để tăng cường lượng máu tới các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim , thận…
  5. • Cơ thể có những cơ chế tự bảo vệ để chống lại sự chảy máu: khi mạch máu bị cắt đứt thì đầu mạch máu bị tổn thương co lại để làm giảm lưu lượng máu tới, tạo điều kiện để các cục máu đông hình thành do đó chống mất máu thêm.
  6. 2. Phân loại chảy máu: Chảy máu được phân làm hai loại là chảy máu ngoài và chảy máu trong: 2.1. Chảy máu ngoài (external bleeding): Máu chảy ra từ các vết thương ngòai cơ thể, có thể nhìn thấy được. 2.2. Chảy máu trong (internal bleeding): Máu chảy ra từ vết thương bên trong cơ thể: trong hộp sọ, lồng ngực, ổ bụng…, không nhìn thấy được.
  7. Ngoài ra người ta còn phân loại chảy máu dựa trên các vết thương mạch máu: • Chảy máu động mạch (artery bleeding): Máu động mạch (trừ động mạch phổi) đều có màu đỏ tươi. Khi bị đứt động mạch máu chảy thành tia và phun mạnh khi mach đập. • Chảy máu tĩnh mạch (vein bleeding): Máu tĩnh mạch (trừ tĩnh mạch phổi) đều có màu đỏ sẫm. Khi bị đứt tĩnh mạch máu chỉ đùn ra hoặc phun ra từ từ.
  8. • Chảy máu mao mạch (capillary bleeding): Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Vết thương mao mạch máu chỉ rỉ ra rất ít, không đáng kể (thường gặp ở những vết xước nhẹ trên mặt da).
  9. 3. Triệu chứng và dấu hiệu của mất máu nặng: • Có thể nhìn thấy vết thương chảy máu hoặc không. • Da xanh nhợt, lạnh, vã mồ hôi. • Hoảng hốt , giãy giụa, kích thích, ý thức lú lẫn, lộn xộn, thay đổi mức độ tỉnh táo. • Nhịp thở nhanh, nông. • Mạch nhanh và yếu. • Huyết áp hạ. • Tiến triển dần tới tình trạng sốc.
  10. 4. Sơ cứu nạn nhân chảy máu ngoài: • Sau khi tai nạn xảy ra nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân nằm theo tư thế thoải mái, thuận lợi. • Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương để xử trí. • Nâng cao vùng bị tổn thương để làm giảm áp lực máu, giảm chảy máu.
  11. 4.1. Phương pháp băng ép để cầm máu: Áp dụng cho các vết thương mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch nhỏ. • Phương tiện, dụng cụ: 2 cuộn băng hoặc hai mảnh vải cuộn lại, kích thước to, nhỏ tuỳ theo vết thương (Thường rộng 6-8 cm, dài 1-2m). • Đặt một cuộn lên trên đường đi của mạch máu, hoặc đặt trực tiếp lên vết thương. Cuộn còn lại dùng để băng ép chặt lại.
  12. Băng cuộn
  13. 4.2. Phương pháp băng nhồi cầm máu: • Áp dụng cho các vết thương miệng rộng hoặc vết thương sâu, nhưng trong vết thương không có mảnh kim loại, thuỷ tinh. - Phương tiện, dụng cụ: Một mảnh vải hoặc mảnh gạc dài ngắn tuỳ theo vết thương, 1 cuộn băng. - Nhét mảnh gạc vào trong vết thương, lấy băng cuộn băng ép chặt lại.
  14. 4.3. Phương pháp garo cầm máu + Chỉ định: - Vết thương đứt động mạch lớn. - Trong phẫu thuật mổ hoặc cắt cụt chi. + Nguyên tắc đặt garo: • Không đặt garo trực tiếp lên da nạn nhân. • Không garo chặt quá hoặc lỏng quá. • Vết thương nhỏ đặt garo phía trên vết thương cách 2 cm. • Vết thương lớn đặt garo phía trên 5 cm. • Sau 1 giờ phải nới garo một lần, mỗi lần 1 – 2 phút, chỉ nới garo 5 lần. • Tổng số thời gian đặt garo không quá 6 giờ.
  15. • Phải luôn theo dõi chi đặt garo không để chi trong tình trạng thiếu nuôi dưỡng kéo dài. • Nạn nhân đặt garo xong phải có phiếu garo ghi đầy đủ, rõ ràng đặt ngay trước ngực nạn nhân. • Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị. Khi chuyển nạn nhân phải có người hộ tống. • Nạn nhân đạt garo được ưu tiên số 1 trong khi vận chuyển.
  16. 4.3.1. Những vị trí ấn động mạch tạm thời: Trước khi chuẩn bị dụng cụ hướng dẫn người phụ dùng tay ấn tạm thời đường đi của động mạch phía trên vết thương của nạn nhân (vùng đầu mặt cổ ấn phía dưới vết thương). • Nếu không có người phụ, dùng băng , khăn mùi xoa hoặc mảnh vải băng ép chặt phía trên vết thương. + Chi trên: • Đứt động mạch cẳng tay ấn vào nếp gấp khuỷu (rãnh nhị đầu trong). • Đứt động mạch cánh tay ấn vào phía trước bờ trong cánh tay. • Đứt động mạch nách ấn vào động mạch dưới đòn. + Chi dưới: • Đứt động mạch cẳng chân điểm ấn là khoeo chân. • Đứt động mạch đùi điểm ấn là giữa bẹn.
  17. 4.3.2. Chuẩn bị dụng cụ đặt garo: * Dụng cụ có chuẩn bị sẵn (dụng cụ đúng quy định): • Băng Esmarch : Là một băng cao su to bản: • Băng chi trên: dài 1m, rộng 4 cm. • Băng chi dưới: dài 1,5 m rộng 6 cm. + Một mảnh gạc: • Chi trên dài 30 cm rộng 5 cm. • Chi dưới dài 50 cm rộng 7 cm. + Băng cuộn. + Gạc miếng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2