intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim (Kỳ 2)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

180
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4. Điện tâm đồ gắng sức - Là xét nghiệm kinh điển giúp khảo sát tình trạng thiếu máu cơ tim, thường sử dụng khi bệnh nhân có thể gắng sức được. Nguyên tắc của xét nghiệm này là tạo cho nhịp timgia tăng, tim làm việc nhiều hơn. Nếu máu không đến tim đủ thì sẽ có thay đổi điện học giúp gợi ý có bệnh thiếu máu cơ tim. Xét nghiệm cho biết bệnh nhân có thiếu máu cơ tim nặng không để xem xét chụp động mạch vành can thiệp. - Cách tiến hành xét nghiệm này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim (Kỳ 2)

  1. Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim (Kỳ 2) 4. Điện tâm đồ gắng sức - Là xét nghiệm kinh điển giúp khảo sát tình trạng thiếu máu cơ tim, thường sử dụng khi bệnh nhân có thể gắng sức được. Nguyên tắc của xét nghiệm này là tạo cho nhịp timgia tăng, tim làm việc nhiều hơn. Nếu máu không đến tim đủ thì sẽ có thay đổi điện học giúp gợi ý có bệnh thiếu máu cơ tim. Xét nghiệm cho biết bệnh nhân có thiếu máu cơ tim nặng không để xem xét chụp động mạch vành can thiệp.
  2. - Cách tiến hành xét nghiệm này như sau: bệnh nhân trước khi làm điện tâm đồ gắng sức phải nhịn ăn hoặc chỉ ăn nhẹ trước khi làm 6 giờ. Bệnh nhân có thể đi bộ trên thảm lăn (tương tự như thảm lăn để tập thể dục) hoặc đạp xe đạp, đồng thời được theo dõi mạch, huyết áp, điện tâm đồ liên tục. Bệnh nhân thường phải gắng hết sức mình và tần số tim phải đạt tiêu chuẩn đề ra khi gắng sức mới cho kết quả đúng. + Khi gắng sức tối đa mà cơn đau thắt ngực xuất hiện và thay đổi điện tâm đồ thì chẩn đoán thiếu máu cơ tim khá chắc chắn. Cần xem xét chụp động mạch vành và thông mạch vành. + Khi gắng sức tối đa, tần số tim đề ra đạt được, không có triệu chứng và thay đổi điện tâm đồ thì chỉ diều trị thuốc mà không cần làm xét nghiệm thêm. 5. Siêu âm tim gắng sức hoặc bằng thuốc Đây là kỹ thuật siêu âm tim kết hợp với gắng sức(hoặc thuốc) để gia tăng nhịp tim, sức bóp của tim nhằm bộc lộ tình trạng thiếu máu cơ tim thông qua hình ảnh vùng cơ tim không bóp (bất động), giảm bóp (giảm động), bóp không đồng bộ (loạn động)…Kỹ thuật này thường được áp dụng để đánh giá bệnh nhân có khả năng thiếu máu cơ tim hay không để từ đó xem xét chụp động mạch vành cản quang và giúp dự đoán hậu quả bệnh nhân.
  3. 6. Xạ hình tim gắng sức hoặc bằng thuốc Đây là kỹ thuật đòi hỏi cơ sở vật chất cao vì có sử dụng đồng vị phóng xạ và tốn nhiều thời gian. Xét nghiệm giúp phát hiện vùng thiếu máu nhưng ít áp dụng phổ biến vì những kỹ thuật khác vẫn hiệu quả. 7. MSCT động mạch vành Đây là kỹ thuật có nhiều tiến bộ trong những năm qua, sử dụng kỹ thuật tia X đa cắt lớp hay còn gọi là CT scan. Để có được hình động mạch vành rõ nét, bệnh nhân cần được bơm thuốc nhuộm màu lòng mạch máu (chất cản quang), cần nín thở khi ghi hình, điều chỉnh nhịp tim hợp ly. Xét nghiệm này thực hiện nhanh chóng, khá an toàn. Cần đánh giá chức năng thận, tiền sử dị ứng chất cản quang trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi chụp, không sử dụng các thuốc như metformin (thuốc điều trị tiểu đường) trước đó 2 ngày. Độ chính xác của xét nghiệm khá cao nhưng phụ thuộc vào thế hệ máy (4, 16, 64, 256 lát cắt), sự hợp tác của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm có thể cho biết vị trí động mạch vành bị hẹp, mãng xơ vữa bám trong lòng động mạch vành. Từ đó giúp bác sĩ quyết định bệnh nhân nào cần chụp động mạch vành cản quang để can thiệp tại vị trí hẹp.
  4. MSCT 64 có thể cho thấy hình ảnh rõ nét động mạch vành v vị trí hẹp. 8. Cộng hưởng từ động mạch vành Là xét nghiệm có nhiều triển vọng trong tương lai với khá năng cho thấy hình ảnh hệ thống động mạch vành, tình trạng cung cấp máu của động mạch vành với cơ tim, chức năng tim… 9. Chụp động mạch vành cản quang (hay DSA động mạch vành) Đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh mạch vành chắc chắn nhất hiện nay, giúp phát hiện tình trạng hẹp động mạch vành , vị trí và quyết định nong và đặt giá đỡ động mạch vành cùng lúc. Để làm xét nghiệm này, bệnh nhân phải nằm viện trung bình 2 ngày, bất động chân 24 giờ, hơi đau ở vùng chích động mạch.
  5. Bệnh nhân được gây tê tại vùng bẹn, sau đó ống thông rất mềm, kích thước rất nhỏ được luồn từ động mạch đùi vùng bẹn (hoặc động mạch cánh tay, xem hình) lên đến gần động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim). Sau đó bơm thuốc nhuộm màu động mạch vành để hình ảnh hệ thống động mạch vành hiện ra, từ đó sẽ biết vị trí nào ở động mạch vành bị hẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2