intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị: + Cách ly người bệnh để phòng lây lan (cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy). + Khi sốt cao cần dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol; uống thuốc an thần chống co giật: gardenal, canxibromua... và chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như Sirô phenergan, dimedrol..., khi có bội nhiễm: dùng kháng sinh thích hợp, các loại vitamin. + Dùng thuốc kháng virus - Ở những người khỏe mạnh, dùng các thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famcyclovir có thể có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi bệnh khởi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 2

  1. Bệnh Thủy đậu nặng – Phần 2 5. Điều trị: + Cách ly người bệnh để phòng lây lan (cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy). + Khi sốt cao cần dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol; uống thuốc an thần chống co giật: gardenal, canxibromua... và chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như Sirô phenergan, dimedrol..., khi có bội nhiễm: dùng kháng sinh thích hợp, các loại vitamin. + Dùng thuốc kháng virus - Ở những người khỏe mạnh, dùng các thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famcyclovir có thể có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi bệnh khởi phát. - Để có tác dụng tối ưu trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, các thuốc kháng virus cần phải sử dụng trong vòng 24-72 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng.
  2. + Globulin miễn dịch (VZIG) là một loại thuốc chứa lượng kháng thể cao để chống bệnh thủy đậu. VZIG đ ược khuyến khích dùng sau khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu cho những ai có nguy cơ bị nhiều biến chứng (những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, trẻ em đẻ non…). 6. Phòng ngừa a.Phòng ngừa đặc hiệu: + Tiêm vaccin (loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị). - Sử dụng cho cả trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. - Cần khuyến cáo những phụ nữ trong độ tuổi mang thai, hoặc dự định mang thai trong thời gian này nên đi chích ngừa bệnh. - Sản phẩm tạo miễn dịch trong thời gian rất dài và tác dụng bảo vệ vẫn còn nếu người phụ nữ chích ngừa mang thai nhiều năm sau đó. - Hiện nay, ở Việt Nam vaccine ngừa thủy đậu mang tên Okavax được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành đang được sử dụng trên toàn quốc. - Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. - Nếu đã bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa thì cơ thể được miễn dịch và được bảo vệ không mắc bệnh này lần nữa. - Trong một số ít trường hợp, bệnh thủy đậu rất nhẹ có thể xảy ra ở những người đã được tiêm chủng.
  3. - Nếu không có miễn dịch với bệnh thủy đậu và có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh, có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách chủng ngừa thủy đậu trong vòng 3 ngày kể từ khi có tiếp xúc. - Nếu được chủng ngừa trong vòng 5 ngày kể từ khi có tiếp xúc, có thể mắc một cơn bệnh thủy đậu nhẹ hơn. - Việc tiêm ngừa vaccin thủy đậu không chỉ giúp bản thân tránh được bệnh mà còn ngăn chặn việc lây lan cho những người xung quanh, về lâu dài sẽ giảm được sự bùng phát dịch thường niên. - Vaccin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ (chỉ khoảng 5% sốt nhẹ sau khi tiêm). - Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi chỉ cần ti êm một liều dưới da. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 4-8 tuần. +Tái nhiễm: - Tuy nhiên, đôi khi vẫn có hiện tượng tái nhiễm. - Một nghiên cứu mới đây của bác sĩ Lee (Trường đại học Quốc gia Singapore) cho thấy có khoảng 15% người đã từng tiêm phòng vaccine vẫn bị mắc thủy đậu. - Phần lớn trong số này là những trẻ em được tiêm phòng vaccine khi chưa đến 14 tháng tuổi. b. Phòng bệnh không đặc hiệu:
  4. Mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. 7. Chăm sóc: * Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng. * Chăm sóc tại nhà là chính, nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng và phòng ngừa lây lan cho người khác, bao gồm việc chăm sóc da kỹ lưỡng, làm dịu triệu chứng ngứa, sự lưu tâm đặc biệt đến tăng cường nước uống và hỗ trợ dinh dưỡng. Cụ thể: + Chăm sóc da: - Da bị ẩm ướt và kém vệ sinh là nguyên nhân gây ngứa thêm, còn là cơ hội cho vi trùng xâm nhập vào tổn thương da gây nhiễm trùng do vậy quan trọng nhất là giữ vệ sinh da đúng cách: - Cho trẻ chơi, ngủ ở nơi thoáng mát để tránh bị đọng mồ hôi. Quần áo cho trẻ phải mỏng, nhẹ mát, rộng rãi, chọn vải thấm mồ hôi, tránh dùng quần áo quá dầy, có chất len dạ hoặc ủ kín gây ẩm ướt làm trẻ ngứa. - Giữ gìn da sạch, thoáng và khô: tắm bằng nước sạch ấm, lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước hoặc trầy sướt da. Vệ sinh cá nhân, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay để tránh tổn thương da do gãi ngứa. - Quan sát da hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng các bóng nước bị vỡ, vết trầy sướt, nốt mủ. Bôi tại chỗ dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như dung dịch xanh methylène. Không được bôi mỡ
  5. tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ. Không bôi phấn rôm vì phấn sẽ bám lên vùng da tổn thương gây kích thích. + Dinh dưỡng: - Đảm bảo ăn đủ chất, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều rau quả giúp dễ tiêu hoá. Uống nhiều nước giúp da thải độc và đưa chất dinh dưỡng đến da. - Tránh những thức ăn có thể gây kích thích hoặc gây ngứa. Hạn chế những thức ăn uống ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt. + Phòng ngừa lây lan: Mọi người đều có thể mắc bệnh thủy đậu vì vậy phòng bệnh lây lan là biện pháp rất cần thiết để góp phần ngăn chận bệnh lan rộng thành dịch. - Người bệnh phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. - Cách ly với những người trong gia đình: Cho ở phòng riêng hoặc ngủ riêng, tránh tiếp xúc gần gũi với những người khác. - Giặt quần áo, rửa sạch và khử trùng các dụng cụ cá nhân, đồ chơi bị nhiễm dịch tiết mũi họng. - Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc người bệnh. * Đưa trẻ đi khám bệnh ngay:
  6. - Khi trẻ trông mệt, số lượng bóng nước nhiều, có chứa mủ, máu, sốt cao, nhức đầu, đau ngực, đau bụng, đau lưng, khó thở. * Những điều không nên làm: - Kiêng tắm, cữ nước, tránh gió làm da ẩm ướt và dơ gây ngứa. - Đắp lá cây, chọc vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da - Uống aspirin, dùng thuốc có chứa corticoids dạng uống hay bôi ngoài da làm nặng thêm tình trạng bệnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2