intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em nước ta thường bị tiêu chảy, trong đó tiêu chảy (TC) do lỵ trực trùng (LTT) là vấn đề rất đáng quan tâm vì nếu chẩn đoán không chính xác và xử trí chậm sẽ gây hậu quả khó lường. LTT là một bệnh lây, chủ yếu gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi và tuổi học đường, người lớn cũng mắc bệnh nhưng ít, thường xuất hiện vào mùa hè. Điều đáng quan tâm là nhiều tổng kết cho thấy: trên thế giới: ít nhất 140 triệu người và gần 600.000 ca tử vong xảy ra hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân

  1. Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân Trẻ em nước ta thường bị tiêu chảy, trong đó tiêu chảy (TC) do lỵ trực trùng (LTT) là vấn đề rất đáng quan tâm vì nếu chẩn đoán không chính xác và xử trí chậm sẽ gây hậu quả khó lường. LTT là một bệnh lây, chủ yếu gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi và tuổi học đường, người lớn cũng mắc bệnh nhưng ít, thường xuất hiện vào mùa hè. Điều đáng quan tâm là nhiều tổng kết cho thấy: trên thế giới: ít nhất 140 triệu người và gần 600.000 ca tử vong xảy ra hàng năm do LTT ở trẻ dưới 5 tuổi.
  2. Gây bệnh LTT do vi khuẩn shigella, có 4 chủng (Shigella dysenterias-nhóm A, S.flexneri-nhóm B, S.boydii-nhóm C, S.sonnei-nhóm D), vi khuẩn này nhỏ, dài, hình que ngắn (nên gọi trực trùng), gram (-), không di động. Trong các vụ dịch thường thấy S.dysenteriae gây bệnh trầm trọng. Shigella có trong đất, nước và phân, ngoài ra còn dính vào chân ruồi nhặng… Trực khuẩn có thể xuyên qua giấy vệ sinh làm nhiễm tay, có thể sống và phát triển trong sữa, dễ bị diệt nơi khô ráo. Trực khuẩn được thải ra ngoài theo phân người bệnh. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường phân-miệng. Yếu tố lây nhiễm qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước uống (hay tắm ao hồ nhiễm trực khuẩn), ruồi nhặng… Bệnh LTT dễ gây thành dịch. Những dấu hiệu của bệnh 1. Nếu nhẹ, người bệnh đau bụng từng cơn, mắc đi cầu (lúc đầu phân lỏng về sau nhớt nhầy, mủ) 10-15 lần /ngày, mót rặn. Nặng thì đau quặn bụng từng cơn, mót rặn dữ dội (đôi khi làm sa trực tràng). Đi cầu 30-40 lần /ngày, phân toàn máu, nhớt nhầy, người bệnh mệt mỏi, sụt cân, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi đóng bợn, bụng chướng, vọp bẻ, nấc cục. 2. LTT luôn có sốt, nhẹ thì 38-39oC, nặng thì 40-41oC, có khi sốt gây co giật.
  3. 3. Biểu hiện khác: Tăng urê huyết, huyết tán, hạ natri và đường huyết, bất thường ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tri giác, tư thế bất thường…). Ít phổ biến hơn: Viêm khớp háng phản ứng, đau nhức toàn thân, nước tiểu có albumin và trụ hạt, đạm máu có thể tăng. Để xác định chắc chắn bệnh LTT cần soi phân tươi, cấy phân, huyết thanh chẩn đoán, soi trực tràng. Phải phân biệt LTT với lỵ amib, tiêu chảy do E.Coli, viêm trực-kết tràng do các nguyên nhân khác (như lao ruột, trùng roi…), lồng ruột trẻ em… Các biến chứng Tại chỗ: Xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, sa trực tràng… Toàn thân: Sau khi khỏi LTT có thể xuất hiện triệu chứng mắt (mắt đỏ), niệu đạo (tiểu gắt, buốt), khớp (đau khớp di chuyển, khớp sưng đau, tràn dịch khớp không để di chứng). Trị liệu LTT phải nhanh chóng và triệt để. Trẻ em dùng Co-Trimoxazol (Bactrim, Biseptol) 480mg, từ 2-4 tháng tuổi (4-6kg) 1/2 viên /ngày x 5ngày, 4-12 tháng (6-10kg) 1/2 viên/ngày x 5ngày, 12 tháng đến 5 tuổi 1 viên /ngày x 5 ngày, có thể dùng Ciprofloxacin, Cefoperazon… Dùng thức ăn lỏng, những món dễ tiêu, thêm men tiêu hóa như Pancreatin, pepsin, biotin, bù nước và điện giải (Oresol,
  4. huyết thanh mặn ngọt đẳng trương, giảm đau (Atropin), hạ nhiệt (paracetamol), chống co giật (seduxen). Ăn chín, uống sôi. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu, tiểu. Không đi tiêu xuống ao, hồ, ra đồng. Ăn rau quả sống phải rửa kỹ, tốt nhất rửa dưới vòi nước chảy. Ở trường học, cô bảo mẫu, đầu bếp, người chế biến thức ăn nếu bị LTT phải cách ly bắt buộc, không để thành dịch, cho đến khi cấy phân âm tính mới trở lại làm việc.
  5. Tiêu chảy thường xuyên "Khi ăn uống ở nhà, đường tiêu hóa của tôi tốt không có vấn đề gì, nhưng khi uống nhiều sữa hay đi ăn tiệc, uống nhiều bia rượu... thì tôi thường bị tiêu chảy. Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa". Trả lời Bạn mắc hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy không do tổn thương thực thể đường ruột mà chủ yếu liên quan đến rối loạn co bóp và tiết nhầy của ruột già. Vấn đề chỉ là điều trị triệu chứng. Bạn có thể dùng một chế độ ăn thích hợp, tránh dùng sữa, thức ăn tái, sống, bia. Sau khi uống kháng sinh, hệ vi khuẩn lành
  6. tính cộng sinh trong ruột bị tiêu diệt, gây loạn khuẩn ruột; bạn có thể dùng thêm các chế phẩm chứa vi khuẩn lactic liên tục 1-3 tháng, 2 gói/ngày sau mỗi bữa ăn để tái lập cân bằng vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, vi khuẩn lactic tiết ra các enzyme tiêu hóa thức ăn, đặc biệt tiêu hóa lactose trong sữa (người châu Á thường thiếu enzyme này nên hay bị tiêu chảy khi uống sữa). Vi khuẩn lactic là vi khuẩn có ích, cộng sinh trong cơ thể, đẩy lùi các vi khuẩn gây tiêu chảy một cách tự nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2