intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tiểu đường: Hãy chăm sóc đôi chân của bạn

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

170
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị bệnh tiểu đường, việc chăm sóc đôi chân của bạn là thực sự rất quan trọng. Chăm sóc đôi chân không tốt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, có thể phải cắt bỏ cẳng chân hay bàn chân của mình (amputation). Người mang bệnh tiểu đường rất dễ bị tấn công ở chân hơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tiểu đường: Hãy chăm sóc đôi chân của bạn

  1. Bệnh tiểu đường:Hãy chăm sóc đôi chân của bạn Khi bị bệnh tiểu đường, việc chăm sóc đôi chân của bạn là thực sự rất quan trọng. Chăm sóc đôi chân không tốt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, có thể phải cắt bỏ cẳng chân hay bàn chân của mình (amputation). Người mang bệnh tiểu đường rất dễ bị tấn công ở chân hơn bởi vì căn bệnh này có thể làm phá hủy dây thần kinh và làm giảm lượng máu đến chân. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ ước tính cứ 1 trong 5 người bị bệnh tiểu đường tìm đến bệnh viện là có vấn đề về chân. Bằng cách chăm sóc đôi chân một cách đúng đắn hầu hết những vấn đề nghiêm trọng có thể được ngăn ngừa. Sau đây là một số chỉ dẫn :
  2. Rửa và lau khô chân hằng ngày · Sử dụng xà phòng nhẹ · Dùng nước ấm · Lau nhẹ để làm khô da, không nên chà xát. Lau khô chân hoàn toàn · Sau khi tắm rửa nên dùng kem dưỡng da chân để ngăn ngừa nứt nẻ. Không nên thoa giữa các ngón chân. Kiểm tra chân mỗi ngày · Kiểm tra chân từ trên xuống dưới. Nhờ người khác xem hộ nếu bạn không thể làm được. · Kiểm tra xem da có bị khô nứt nẻ · Tìm những chỗ giộp da, vết đứt, phồng da chân hay là những vết thương khác · Kiểm tra các dấu hiệu đỏ nóng đau khi sờ vào chân của bạn · Kiểm tra móng chân mọc vào trong, những vết chai sần · Nếu bạn bị mọc mụn nước hay mụn loét do mang giầy thì đừng nên làm vỡ nó ra. Hãy dùng một miếng băng vết thương và mang 1 đôi giầy khác
  3. Chăm sóc móng chân · Cắt móng chân sau khi tắm xong khi chúng còn mềm · Cắt thẳng từ bên này sang bên kia và giũa bằng 1 cái giũa móng tay · Tránh cắt vào trong góc ngón chân · Có thể bạn cần 1 người chuyên chăm sóc chân làm việc này ( foot doctor ) Cẩn thận khi luyện tập thể dục · Đi bộ và tập luyện trong 1 đôi giày thoải mái · Không nên tập thể dục khi bạn có vết thương hở trên chân Bảo vệ chân với giày và tất · Không bao giờ đi chân trần. Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày hay dép có đế cứng · Tránh đi giày có gót cao và mũi nhọn · Tránh mang giày làm lộ ngón chân hay gót chân (như là giày hở mũi hay sandal). Những đôi giày này làm tăng nguy cơ bị thương và nhiễm trùng
  4. · Thử những đôi giày dép mới với loại tất mà bạn hay mang · Không nên mang giày mới liên tục hơn 1 giờ · Kiểm tra bên trong trước khi mang giày vào để chắc chắn không có những vật lạ hay những vùng thô nhám · Tránh những đôi tất chật · Mang tất làm từ sợi thiên nhiên như cotton, len hay len-cotton kết hợp · Mang những đôi giày đặc biệt nếu như bác sĩ đề nghị · Mang giày hay giày ống sẽ bảo vệ chân khỏi những thay đổi của thời tiết (lạnh, ẩm ướt…) · Chắc rằng đôi giày vừa với chân bạn. Nếu bạn bị bệnh lý thần kinh, có thể bạn không nhận ra đôi giày quá chật, hãy thực hiện bài test sau để kiểm tra xem đôi giày bạn đi có vừa vặn không? 1. Đứng trên tờ giấy (phải chắc là bạn đang đứng chứ không phải ngồi, bởi vì bàn chân sẽ thay đổi hình dạng khi đứng) 2. Vẽ đường viền của bàn chân 3. Vẽ đường viền của đôi giày
  5. 4. So sánh 2 đường viền : giày có chật quá không? Bàn chân bạn có bị nhét vào trong giày không? Đôi giày của bạn nên dài hơn ít nhất 0.5 inch (1.27 cm) so với ngón chân dài nhất của bạn và rộng bằng cỡ bàn chân Chọn lựa giày thích hợp · Bít mũi và gót · Bọc da bên trên nhưng không có đường may nổi phía trong · Chừa khoảng trống ít nhất 0.5 in (1.27 cm) ngay đầu ngón chân dài nhất · Bên trong giày nên mềm mại không thô nhám · Đế giày bên ngoài nên làm bằng vật liệu cứng · Giày nên rộng ít nhất bằng bàn chân Mẹo để giữ bàn chân an toàn : để giữ bàn chân an toàn nên · Những vấn thương nhỏ nhặt của bàn chân không nên đợi lâu mới chữa trị. Hãy theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và hướng dẫn về sơ cấp cứu · Thông báo cho các bác sĩ về các vết thương và nhiễm trùng ngay lập tức
  6. · Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủyu tay, không nên dùng chân · Không nên dùng miếng đệm nóng cho chân · Không nên bắt chéo chân · Không nên tự chữa những cục chai sạn ở chân hay những vấn đề khác. Bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để điều trị Khi nào nên đến bệnh viện Nếu bạn có bất cứ những vấn đề gì sau đây với đôi chân của mình hãy đến gặp bác sĩ : · Rạn nứt da giữa các ngón chân · Có vết thương hay chỗ lở loét trên chân · Ngón chân mọc vào trong · Những cơn đau hay tê cóng tăng dần · Vết chai sạn · Tấy đỏ · Da bị đen sẫm lại
  7. · Bị nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái · Nhiễm trùng · Ngón chân búa hay hình cái vồ (khớp giữa ngón chân bị cong xuống hoàn toàn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2