BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1
lượt xem 7
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh tiểu đường – phần 1', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1
- BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1 I- ĐẠI CƯƠNG: Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa và biến dưỡng các chất Glucid, Lipid, Protid, kèm theo tình trạng thiếu Insuline gây nên sự giảm dung nạp đối với chất Carbohydrate, khiến đường huyết tăng cao. Có 3 loại tiểu đường: - Tiểu đường type I: Đa số bệnh xuất hiện từ thời niên thiếu hoặc thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Phần lớn trường hợp là do sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào phá hủy hoạt động điều khiển sản xuất Insuline và phá hủy tế bào b tuyến tụy, một số ít trường hợp khác là do sự mất khả năng sản xuất Insuline không rõ nguyên nhân. Bệnh có tính lệ thuộc Insuline. - Tiểu đường type II: Thường xuất hiện sau tuổi 30, phần lớn bệnh nhân đ ã có một giai đoạn bị mập phì. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và stress. Việc điều trị đôi khi cũng dùng Insuline nhưng không phải luôn luôn mà thường là sử dụng các Sulfamide.
- - Tiểu đường type đặc biệt khác: Là loại tiểu đường thứ phát gặp trong các trường hợp: * Bệnh của tuyến tụy: viêm tụy mạn, ung thư tuyến tụy, giải phẫu cắt bỏ tụy. * Bệnh của tuyến yên: bệnh khổng lồ, cực đại đầu chi. * Bệnh tuyến giáp: cường giáp trạng. * Bệnh tuyến thượng thận: hội chứng Cushing. * Nhiễm sắc tố sắt. * Do dùng thuốc: Corticoides, thuốc ngừa thai, lợi tiểu Thiazide, Diazoxid. * U não, viêm não, xuất huyết não. Ngoài ra còn có các loại tiểu đường liên quan đến suy dinh dưỡng. Tiểu đường và thai kỳ: xuất hiện khi người phụ nữ mang thai và lượng đường huyết cao trong suốt thai kỳ, sau khi sinh ngưỡng đường huyết trở lại bình thường, nhưng sau những lần thai kỳ xảy ra bệnh tiểu đường muộn (khi đã có tuổi). II- DỊCH TỄ HỌC:
- Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt v à tiêu chuẩn chẩn đoán. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nước: - Châu Mỹ 5 - 10%. - Châu Âu 2 - 5%. - Đông Nam Á 2,2 - 5% - Singapore 8,6% - Việt Nam: Hà Nội 1,1% (1991), thành phố Hồ Chí Minh 2,52% (1992). III- YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: - Béo phì, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch. - Di truyền, nhiễm virus, xuất hiện với cùng một số bệnh tự miễn. - Thói quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, thuốc lá. - Phụ nữ sinh con trên 4 kg hoặc bị sẩy thai hay đa ối. - Sử dụng các thuốc: Corticoides, ngừa thai, lợi tiểu nhóm Thiazide, Diazoxide.
- IV- ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: A- THEO YHHĐ: 1- Tiểu đường type I: a- Đặc điểm lâm sàng: - Là tiểu đường phụ thuộc Insuline, chiếm tỷ lệ 10 - 15% bệnh tiểu đường. Tiểu đường type I có 2 thể IA và IB. * Type IA: hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm 90% tỷ lệ bệnh của type I liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA. * Type IB: chiếm 10% của bệnh type I. Th ường kết hợp với bệnh tự miễn thuộc hệ thống nội tiết. Gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Tuổi khới bệnh trẻ 30 - 50 tuổi. - Đặc điểm lâm sàng của type I: * Bệnh thường khởi phát dưới 40 tuổi. * Triệu chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ, sụt cân nhiều. * Nồng độ Glucagon huyết tương cao, ức chế được bằng Insuline.
- * Vì tình trạng thiếu Insuline tuyệt đối nên dễ bị nhiễm ceton acid, rất đáp ứng với điều trị Insuline. b- Cơ chế bệnh sinh: - Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì đa số tế bào b tuyến tụy đã bị phá hủy. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus như virus quai bị, sởi, Cosackie B4. Quá trình viêm nhiễm có diễn tiến như sau: * Khởi đầu phải có gene “nhạy cảm”, sau đó sự nhiễm virus có tính cách phát động gây bệnh. Nhiễm virus sẽ gây một tình trạng viêm tuyến tụy (insulitis). Quá trình này sẽ hoạt hóa tế bào lympho T và thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy. Các tế bào lympho T được hoạt hóa sẽ làm thay đổi bề mặt của tế bào b tuyến tụy, làm nó trở thành vật lạ đối với hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngay lập tức sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ được tạo thành và phá hủy tế bào b tuyến tụy. Như vậy cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type I liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA - DR3, - DR4, - B8, - B15. * Kháng nguyên B8 rất đáng chú ý vì liên quan nhiều đến các bệnh tự miễn nh ư Basedow, suy thượng thận, bệnh nhược cơ.
- - Người ta cũng mô tả kháng thể chống màng tế bào trên người bị tiểu đường thể trẻ nhưng không rõ chính những kháng thể tự miễn này sinh ra bệnh, hay nó chỉ sinh ra do kháng nguyên xuất hiện từ tụy tạng bị viêm. 2- Tiểu đường type 2: a- Đặc điểm lâm sàng: - Là tiểu đường không phụ thuộc Insuline. - Thường khởi phát từ tuổi 40 trở lên. - Triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện một cách tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. Thể trạng thường mập. - Nồng độ Insuline huyết tương bình thường hoặc chỉ cao tương đối, nghĩa là còn khả năng để duy trì đường huyết ổn định. - Nồng độ Glucagon huyết tương cao nhưng không ức chế được bằng Insuline. - Bệnh nhân thường bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. - Tiểu đường type II không có liên quan đến cơ chế tự miễn và hệ thống kháng nguyên HLA.
- - Yếu tố di truyền chiếm ưu thế đối với tiểu đường type II. Sự phân tích về cây chủng hệ cho thấy bệnh tiểu đ ường có thể di truyền theo kiểu lặn, kiểu trội hoặc kiểu đa yếu tố trong cùng một gia đình. Như vậy không thể quy định một kiểu di truyền duy nhất bao gồm toàn thể hội chứng tiểu đường. Chỉ riêng đối với phenotype gia tăng đường huyết hoặc giảm dung nạp đối với chất đ ường, người ta đã mô tả đến 30 kiểu rối loạn di truyền. Thí dụ: có 2 anh em sinh đôi c ùng trứng, ở tuổi trên 40, tỷ số tiểu đường đồng bộ xảy ra là 100% và tuổi dưới 40 là 50%, chứng tỏ ảnh hưởng di truyền ưu thắng trong bệnh tiểu đường đứng tuổi. b- Cơ chế bệnh sinh: Thực sự cũng chưa được hiểu rõ. Tuy vậy, người ta cũng nhận thấy rằng có 3 rối loạn cùng song song tồn tại trong cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type II là: - Rối loạn tiết Insuline. - Sự kháng Insuline ở mô đích. - Sự tăng sản xuất Glucose cơ bản ở tại gan. B- THEO YHCT: 1- Đại cương: Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều vẫn gầy, tiểu nhiều, uống nhi ều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát.
- - Tiêu có nghĩa là thiêu đốt, đốt cháy trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa thiêu đốt làm cạn khô huyết dịch, tân dịch khô thì phát khát, khi khát uống bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay. - Tiêu khát được định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc. 2- Nguyên nhân và bệnh sinh: - Do ăn quá nhiều chất béo ngọt cùng uống quá nhiều rượu, tích nhiệt rồi hóa Hỏa ở trung tiêu. - Do thần chí thất điều, do ngũ chí cực uất mà hóa Hỏa, Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng, và Thận là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ Tinh ba của ngũ cốc. Sách Nội Kinh viết: “hai kinh d ương là kinh Thủ dương minh đại trường chủ về Tân dịch, kinh Túc dương minh vị chủ về Tinh huyết. Nay hai kinh ấy nhiệt kết thì tân dịch khô, huyết cạn làm ra Tiêu khát”. * Chứng Tiêu khát phát ra ở thượng tiêu là bệnh Phế - Đại tràng, có chủ chứng là khát nước nhiều. * Chứng Tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của Vị âm. Chủ chứng là thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì Vị hỏa nung đốt, Vị hư lâu ngày tổn hại Tỳ đưa đến Tỳ khí hư.
- * Hỏa nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt chân âm, nếu có Tiên thiên bất túc (Thận âm hư sẵn hoặc Thiên quý đã suy) âm tinh hao tổn lại kết hợp hỏa nhiệt sinh ra chứng Tiêu khát ở hạ tiêu. Âm tổn đến dương lâu ngày dẫn đến Thận dương hư. - Do tiên thiên bất túc hoặc thiên quý suy làm âm tinh hư tổn, hư nhiệt được sinh ra lưu tích lại làm âm càng hư hơn mà sinh bệnh. V- CHẨN ĐOÁN: A- THEO YHHĐ: 1- Triệu chứng lâm sàng: - Thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng: * Khát nước và uống nước nhiều. * Tiểu nhiều hay còn gọi là đa niệu thẩm thấu. * Ăn nhiều. * Sụt cân. - Sự xuất hiện các triệu chứng trên là do tình trạng thiếu Insuline dẫn đến hậu quả tăng áp lực thẩm thấu máu, làm nước ở nội bào ra ngoại bào khiến lưu lượng tuần hoàn tăng và tăng tốc độ lọc ở vi cầu thận. Một khối l ượng lớn nước tiểu được thải ra cùng Glucose là do Glucose máu vượt quá ngưỡng thận.
- - Ngoài ra cũng tăng thải qua đường niệu ion K+ và Na+. Hậu quả gây mất nước nội bào và ngoại bào làm rối loạn điện giải, kích thích trung tâm khát nên bệnh nhân uống nhiều. Lượng Glucose mất qua đường niệu khoảng trên 150 g/24 giờ sẽ gây cảm giác đói và bệnh nhân phải ăn nhiều mà vẫn sụt cân. - Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn bị khô da, ngứa toàn thân và mờ mắt thoáng qua. 2- Xét nghiệm cận lâm sàng: a/ Glucose huyết lúc đói: Ít nhất phải thử 2 lần liên tiếp khi đói. Lấy máu ở tĩnh mạch. Chẩn đoán xác định khi: - Glycemie > 120 mg% (bình thường 75 - 100 mg%). - Máu mao mạch: Glycemie > 120 mg%. b/ Glucose huyết sau khi ăn 2 giờ: Cả máu mao mạch và máu tĩnh mạch có Glucose huyết > 200 mg%. c/ Glucose huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose: - Glucose huyết (máu tĩnh mạch huyết tương) > 200 mg%.
- - Glucose huyết (máu mao mạch toàn phần) > 200 mg%. Với giá trị Glucose huyết ở các thời điểm nêu trên, chẩn đoán xác định tiểu đường và rối loạn dung nạp Glucose khi 140 mg% < Glucose huyết < 200 mg%. d/ Glucose niệu: - Bình thường: không có đường trong nước tiểu. Có hiện diện đường trong nước tiểu chứng tỏ tiểu đường. - Ngày nay giá trị của xét nghiệm Glucose niệu có giới hạn trong chẩn đoán vì phụ thuộc vào ngưỡng thận từng người và sự gia tăng theo tuổi của ngưỡng thận. e/ Thể Ceton huyết: - Bình thường: 0,5 đến 1,5 mg%. - Trên người bị tiểu đường, sự hiện diện của thể Ceton trong máu với nồng độ cao chứng tỏ cơ thể đang thiếu Insuline trầm trọng. f/ Huyết sắc tố kết hợp với Glucose (Glycosylated Hemoglobine): - Là huyết sắc tố trong tủy chưa kết hợp với Glucose. Khi hồng cầu được phóng thích vào máu, các phân tử huyết sắc tố sẽ gắn với Glucose theo quá trình glycosyl hóa (glycosylation). Nồng độ huyết sắc tố kết hợp với Glucose tỷ lệ với đường huyết và được gọi là Glycosylated Hemoglobine.
- - Bình thường lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose chiếm khoảng 7%. Khi có bệnh tiểu đường, có thể tăng đến 14% hay cao hơn. - Có 3 loại huyết sắc tố kết hợp với Glucose chính A1A, A1B, A1C. Trên bệnh tiểu đường ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ trở về bình thường sau 5 đến 8 tuần. Trên bệnh tiểu đường không ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ cao và song song với lượng Cholesterol máu tăng cao. B- THEO YHCT: 1- Đối với thể không có kiêm chứng hoặc biến chứng: Có biểu hiện chủ yếu là âm hư nội nhiệt như khát, uống nước nhiều, ăn nhiều chóng đói, người gầy da khô, mồm khô, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng, mạch hoạt sác hoặc tế sác. a/ Thể Phế âm hư: - Chủ chứng là khát nhiều, uống nhiều nước, họng khô. - Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác. - Thuộc Thượng tiêu phế nhiệt. b/ Thể Vị âm hư: - Ăn nhiều, vẫn đói muốn ăn thèm ăn hoài.
- - Người gầy, khát, tiểu nhiều, đại tiện táo. - Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác. - Thuộc Trung tiêu khát, Vị âm hư. c/ Thể Thận âm hư - Thận dương hư: - Tiểu tiện nhiều, tiểu ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác là thể Thận âm hư. - Nếu chân tay lạnh, mệt mỏi, người gầy, mạch tế hoãn vô lực là thể Thận dương hư. 2- Đối với thể có kiêm chứng và biến chứng: Ngoài ra, người thầy thuốc YHCT còn chú ý đến những dấu chứng kèm theo và biến chứng sau đây để quyết định chọn lựa gia giảm vào cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân. a/ Hồi hộp mất ngủ do âm hư tân dịch tổn thương, tiêu bón kém, dễ sinh lở nhọt, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác. (Phép trị: Ích khí dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt). b/ Chứng đầu váng mắt hoa:
- - Nếu là Âm hư dương xung: chóng mặt, ù tai, đau căng đầu nặng hơn lúc tinh thần căng thẳng, nóng nảy dễ gắt, mồm đắng họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền. - Nếu là Đờm trọc: váng đầu, buồn ngủ, ngực bụng đầy tức, ăn ít buồn nôn, l ưỡi nhạt rêu nhớt, mạch hoạt. c/ Chứng nhọt, lở loét thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. (Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc). d/ Chân tay tê dại: mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững, lưỡi nhợt, rêu vàng mỏng, mạch tế sác. (Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái). VI- ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI: Mục tiêu của điều trị tiểu đường là tránh các hậu quả trực tiếp của sự thiếu Insuline, bao gồm các triệu chứng của tăng đ ường huyết, của nhiễm acid cetone, của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu và làm giảm các chứng do bệnh kéo dài gây nên. Rõ ràng các biến chứng mạn của tiểu đ ường là do bất thường về chuyển hóa và kiểm soát tăng đường huyết có thể giảm tỷ lệ của biến chứng này. Đối với mỗi bệnh nhân, người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị để có thể đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất mà không gây ra hạ đường huyết thường có hoặc nặng.
- A- THEO YHHĐ: 1- Theo dõi điều trị: a/ Chú ý đến tình trạng kiểm soát đường và bất cứ biến chứng cấp hoặc mạn nào biểu hiện trên lâm sàng bằng cách điều tra về mặt triệu chứng học như iểu đêm, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ … b/ Định lượng đường: - Glucose huyết tương: lúc đói (tức sau 1 đêm nhịn ăn) < 115 mg%. - Dung nạp Glucose sau 2 giờ < 140 mg%. Chẩn đoán tiểu đường đặt ra nếu 140 mg% < Glucose < 200 mg% - Glucose ở mao mạch < 115 mg%. Độ tin cậy của kết quả định l ượng này phụ thuộc vào kỹ thuật lấy máu, chuẩn định dụng cụ và số lần theo dõi. - Glucose trong nước tiểu để xác định đường máu có nằm trên ngưỡng thận không (150 - 350 mg%). Bình thường Glucose không có trong nước tiểu. c/ Đo Hemoglobine Glycosylated: Là một biện pháp quan trọng để kiểm tra đường từng thời kỳ. Tỷ lệ % của Hemoglobine gắn đường ổn định trong máu giúp đánh giá các dữ kiện tự theo dõi đường máu của bệnh nhân.
- d/ Xét nghiệm cetone: Đo Cetone trong máu và nước tiểu. Cetone có thể sinh ra nhiều khi bị nhiễm acid cetone, bị đói kéo dài hoặc ngộ độc rượu hoặc bị stress. 2- Giáo dục bệnh nhân: Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân có thông tin đầy đủ. Điều trị bệnh tiểu đường sẽ thuận lợi khi bệnh nhân làm đúng việc săn sóc hàng ngày. Giáo dục phải nhấn mạnh tới khía cạnh thực hành và việc điều trị bao gồm: - Chế độ ăn. - Kỹ thuật theo dõi đường và cetone. - Hoạt động thể lực và thái độ tâm thần trong cuộc sống. - Dùng thuốc. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình hoặc các người ở cùng phòng. 3- Thay đổi chế độ ăn: * Quan trọng với tất cả mọi loại tiểu đường, kể cả với bệnh nhân kém dung nạp đường. * Các mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào:
- - Type tiểu đường. - Tình trạng béo phì. - Lượng mỡ bất thường trong máu. - Có các biến chứng của tiểu đường. - Đang được điều trị nội khoa. - Và cả theo sở thích, khả năng tài chính và yêu cầu của bệnh nhân. * Các mục tiêu của calorie đặt ra cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng. Giảm calorie chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo. * Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân dùng một chế độ Insuline hoặc thuốc Sulfamide hạ đường huyết cố định. * Thành phần món ăn, thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định. Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác. - Hydrate carbon: 55 - 60%, là chất chủ yếu cung cấp calorie ăn vào. Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn phải có để cân bằng bữa ăn. - Protein: 10 - 20%, đủ cung cấp bilan nitrogen và tăng trưởng. Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn lượng Protein.
- - Mỡ: 25 - 30%, phải hết sức hạn chế. Lượng Cholesterol ăn vào phải dưới 300 mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa. - Thức ăn có sợi 25 g/1000 kcal có thể làm chậm sự hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ Cholesterol toàn bộ và Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). - Các chất ngọt nhân tạo có thể dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn. Aspartame và Saccharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. * Cần hạn chế rượu: - Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng Insuline hoặc thuốc hạ đường huyết. - Rượu làm tăng Triglyceride cấp và mạn và rối loạn chuyển hóa chất Sulfamide. - Rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết. - Rượu làm thương tổn hệ thần kinh nặng hơn. Y học cổ truyền cũng rất chú ý đến vấn đề tiết chế trong điều trị bệnh Ti êu khát. Nhìn chung không có gì khác biệt so với y học hiện đại.
- * Hạn chế các chất cao lương mỹ vị, giảm ăn các chất cay, béo, ngọt. Nên ăn nhiều chất hoa quả, rau xanh, giá đậu, bí, ngô, nên uống nước trà xanh hàng ngày. * Giảm mỡ để tránh nê trệ hại Tỳ vị, không có lợi cho người bệnh. * Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc lá, vì rượu tính ôn vị cay phát tán vào cơ thể làm cho hao tân dịch, làm tăng bệnh và dễ gây biến chứng. 4- Hoạt động thể lực: Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường. * Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do đ ược điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được Insuline điều chỉnh. * Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do l ượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đ ường huyết. Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị Insuline tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng. Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim mạch, thần kinh và võng mạc. Để đề phòng cần đánh giá tình trạng tim mạch, săn sóc cẩn thận.
- YHCT trong bệnh này, khuyên người bệnh tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, thư giãn, đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Tuyệt đối giữ cơ thể không bị chấn thương xây xát ngoài da. 5- Thái độ tinh thần trong cuộc sống: Vấn đề này được chú ý nhiều trong YHCT hơn. Tự tạo cho mình cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần, tránh không để tức giận thái quá, căng thẳng quá làm Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm, sinh ra mồm khát nhiều, hay đói; hoặc vui mừng thái quá, thần tán sinh nhiệt, lo nghĩ nhiều hại Tỳ, lo sợ nhiều hại Thận … 6- Điều trị thuốc: Gồm điều trị bằng Insuline, hoặc uống thuốc hạ đường huyết Sulfonylure. Lựa chọn thuốc phải cân nhắc cẩn thận tới tác dụng phụ có thể tổn hại tới việc điều tri bệnh và làm nặng lên các biến chứng của tiểu đường. Nhưng việc điều trị là bắt buộc khi có chỉ định chắc chắn. Phải theo dõi đường huyết nhiều lần khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng (gián cách) bất cứ loại thuốc nào. 7- Săn sóc dự phòng: Một số biến chứng nặng có thể giảm nhờ săn sóc dự phòng đặc hiệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh tiểu đường - Phan Hà Sơn (Phần 1)
39 p | 167 | 52
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 1)
6 p | 193 | 35
-
Cách phòng chữa cho bệnh tiểu đường: Phần 2
119 p | 165 | 33
-
Hướng dẫn tự chữa bệnh tiểu đường: Phần 1
169 p | 138 | 32
-
Hướng dẫn tự chữa bệnh tiểu đường: Phần 2
118 p | 110 | 29
-
Cách phòng chữa cho bệnh tiểu đường: Phần 1
178 p | 144 | 29
-
Làm gì để hạn chế biến chứng thần kinh với bệnh nhân tiểu đường?
5 p | 110 | 14
-
Ăn uống và trị bệnh tiểu đường: phần 1 - nguyễn văn nhương
127 p | 88 | 12
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 1)
12 p | 114 | 11
-
bệnh tiểu đường - cách phát hiện và điều trị bệnh: phần 1
104 p | 85 | 10
-
Chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường: Phần 1
129 p | 22 | 9
-
Ăn uống và trị bệnh tiểu đường: phần 2 - nguyễn văn nhương
184 p | 77 | 9
-
bệnh tiểu đường và cách phòng chữa: phần 1 - nxb thanh hóa
179 p | 90 | 8
-
Bài giảng Bệnh tiểu đường trẻ em
15 p | 154 | 8
-
Bệnh tiểu đường (part 3)
9 p | 68 | 7
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (PHẦN 1)
7 p | 103 | 6
-
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1- Phần I
7 p | 63 | 6
-
bệnh tiểu đường và cách phòng chữa: phần 2 - nxb thanh hóa
119 p | 67 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn