Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 1)
lượt xem 11
download
Tiểu đường theo em hiểu, tức là đi tiểu ra đường, tức là trong nước tiểu có đường, vậy mà sao em lại thấy bác sĩ thử máu má em để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà không chỉ thử nước tiểu? (Tí khờ) -Tôi nghe nói ăn đường nhiều có thể bị tiểu đường, vậy mà sao tôi ăn uống rất cẩn thận lại vẫn bị tiểu đường? (bà Hiền) -Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không?...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 1)
- Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 1) Hỏi: -Tiểu đường theo em hiểu, tức là đi tiểu ra đường, tức là trong nước tiểu có đường, vậy mà sao em lại thấy bác sĩ thử máu má em để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà không chỉ thử nước tiểu? (Tí khờ) -Tôi nghe nói ăn đường nhiều có thể bị tiểu đường, vậy mà sao tôi ăn uống rất cẩn thận lại vẫn bị tiểu đường? (bà Hiền) -Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung) -Tôi nghe nói một số thuốc có thể gây ra tiểu đường, có đúng không? Xin cho biết các nguyên nhân gây ra tiểu đường? Bệnh tiểu đường có di truyền hay không? (Richard, An, Hung) -Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay không? (bác Cầm)
- -Tại sao cùng là bị tiểu đường mà lại có người có thể uống thuốc, có người lại phải chích thuốc? Tôi sợ chích thuốc quá, có thể uống thuốc thay thế thuốc chích được không? (Nam, Thanh) -Nghe nói bị tiểu đường thì thế nào cũng bị suy thận và dễ bị mù, có phải vì uống thuốc mà gây ra chuyện này hay không? Ngoài suy thận, mù mắt tiểu đường còn có các biến chứng nào khác hay không? Làm sao để tránh các biến chứng này? (Tuyen, Bắc) -Tôi nghe một số người quảng cáo thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, mà theo tôi biết hình như bệnh này chưa có thuốc chữa khỏi hẳn, xin cho biết giùm sự thật như thế nào? (Van, Như, Lai) Tiểu đường là gì? Tiểu đường, khác với tiểu (ngoài) đường, tiếng Anh gọi là Diabetes Mellitus, là một hội chứng (tức là sự tụ hội của nhiều triệu chứng) do rối loạn về chuyển hóa và sự gia tăng mức đường trong máu một cách không thích hợp. Khi mức đường trong máu tăng quá mức bình thường, nó sẽ không thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, mà có thể bị thải một cách phung phí ra nước tiểu. Vì việc đi tiểu ra (chất) đường chỉ là hậu quả của việc gia tăng quá đáng của mức đường trong máu, nên
- việc chẩn đoán tiểu đường được thực hiện bằng cách thử mức đường trong máu, chứ không phải bằng cách tìm đường trong nước tiểu. Trong cơ thể có một chất nội tiết (hormone) chịu trách nhiệm chính về việc chuyển hóa đường, gọi là chất insulin. Insulin do một cơ quan nằm trong bụng gọi là tụy tạng hoặc là lá mía (pancreas) tiết ra. Khi đường trong máu tăng cao, ví dụ như sau khi ta uống nước đường, mới ăn xong..., insulin sẽ được tiết ra nhằm kiềm chế sự gia tăng này bằng cách đem đường cất vào các nhà kho, hoặc đem vào các xưởng chế biến nó thành chất đạm hay chất béo dự trữ trong cơ thể; nó cũng góp phần đem đường vào các bộ máy làm việc của cơ thể (như tế bào cơ bắp, tế bào não...) để chất đường được chuyển hóa thành năng lượng giúp cho tế bào có thể làm việc. Một chất nội tiết khác cũng tham gia vào việc chuyển hóa đường gọi là chất glucagon, cũng được tiết bởi tụy tạng, có tác dụng ngược lại với insulin. Khi mức đường trong máu xuống quá thấp, nó có thể đ ược tiết ra để nâng mức đường trong máu lên. Cũng còn nhiều chất khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin là chất chính yếu làm nhiệm vụ này, glucagon góp phần nhỏ hơn, còn các chất kia chỉ ảnh hưởng một phần.
- Khi cơ thể bị thiếu insulin một cách tuyệt đối hay tương đối, hoặc khi mà chất glucagon bị tiết nhiều quá, đó là lúc mà mức đường trong máu tăng cao quá mức, làm cho ta bị tiểu đường. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, tiểu đường thường gặp nhất là do sự rối loạn của insulin. Tại sao bị bệnh tiểu đường? Khi insulin bị thiếu một cách tuyệt đối, tức là khi các tế bào của tụy tạng tiết ra insulin (được gọi là tế bào bêta) bị phá hủy, không thể tiết ra được insulin đủ theo nhu cầu của cơ thể, ta sẽ bị tiểu đường loại 1 (type 1 diabetes). Vì vậy mà những người bị tiểu đường loại 1 cần phải chích insulin. Sự phá hủy của các tế bào bêta tiết ra insulin, trong 90% các trường hợp, bị gây ra bởi một quá trình được gọi là tự miễn (autoimmune). Tự miễn là một quá trình mà trong đó các tế bào miễn dịch (quân lính) của cơ thể cứ tưởng một phần nào đó của cơ thể (trong trường hợp này là các tế bào bêta tiết ra insulin) là kẻ thù, và quân ta cứ thế mà xúm vào đánh quân mình. Khi các tế bào bêta bị thiệt hại đến một mức nào đó, nó sẽ không còn đủ sức để cung cấp lượng insulin cần thiết cho cơ thể, và thế là ta bắt đầu bị tiểu đường loại 1.
- Loại tiểu đường thường gặp nhất lại là bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes). Trong trường hợp này, các tế bào bêta vẫn mạnh khỏe và tiết ra đầy đủ insulin. Tuy nhiên, khi đến các tế bào để lên chương trình cho các tế bào tiếp nhận đường vào để biến thành năng lượng hoạt động, những tên gác cửa (receptor) của tế bào lại trở chứng không cho insulin vào làm việc (tiếng Mỹ gọi là “insulin resistance”), và do đó, tế bào không thể dùng chất đường, và mức đường lại trong máu lại bị tăng cao. Chất đường lang thang ngoài máu vô tích sự rồi quậy phá lung tung gây ra đủ biến chứng. Ngoài hai nguyên nhân chính (bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu loại 1) kể trên, đường trong máu cũng có thể tăng cao trong một số các trường hợp khác. Trong các trường hợp này, nếu nguyên nhân được giải quyết, mức đường trong máu sẽ có thể trở lại bình thường. Một số trong các nguyên nhân này là: -Một số u bướu tiết ra các chất nội tiết có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu. -Một số thuốc có thể làm tăng đường trong máu. Ví dụ: Các chất có chất glucocorticoids (thường dùng trị viêm khớp và các loại viêm khác, có người còn lạm dụng để trị cảm), các chất thuốc kích thích thần kinh giao cảm...
- -Một số bệnh của gan. -Các rối loạn của các mô mỡ. -Một số bệnh của tụy tạng. -Một số rối loạn của bắp thịt (myotonic dystrophy). Bệnh Tiểu Đường (Phần 2) Thursday, September 03, 2009 Hỏi: -Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung) -Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay sắp bị tiểu đường hay không? (bác Cầm) -Ba em và ông nội em đều bị tiểu đường, ông nội em đã chết vì tiểu đường nặng quá làm hư thận và phải cưa chân rồi bị nhiễm trùng. Em nghe nói tiểu đường có thể di truyền và đang sợ bị giống như ba và ông nội. Có cách nào để ngừa bệnh tiểu đường hay không? (Thanh)
- -Có phải ăn nhiều đường sẽ làm dễ bị tiểu đường hay không, có những yếu tố nào khác khiến dễ bị tiểu đường hay không? Và nếu tránh những yếu tố này có thể giúp không bị tiểu đường hay không? (Hạnh, Nguyên Nhung) Đáp: Tiểu đường lúc có thai Khoảng 2 phần trăm các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai, tiếng Anh gọi là “gestational diabetes”. Loại tiểu đường này, một cách rất tóm tắt, là hậu quả của việc kết hợp các tác động của các các chất kích thích (hormone) từ nhau thai và việc gia tăng ăn uống khi có thai. Ở những phụ nữ này, tỉ lệ sẽ bị tiểu đường trong lúc có thai lần sau là khoảng từ một đến hai phần ba (tùy theo các nghiên cứu khác nhau). Theo một số nghiên cứu, nếu mức đường trở về bình thường sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 12%; nếu mức đường vẫn không trở về bình thường (nhưng vẫn chưa cao đến tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường) sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 84%. Con cái của các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường khi lớn lên.
- Bên cạnh việc bị tiểu đường khi có thai, một số yếu tố khác cũng góp phần báo trước nguy cơ sẽ bị tiểu đường sau này: Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2: - Bị “tiền tiểu đường”: ở những người này, mức đường chưa tới tiêu chuẩn bị tiểu đường, nhưng lại cao hơn bình thường. Ngoài việc dễ bị tiểu đường loại 2 hơn, họ cũng có nguy cơ cao bị các biến chứng tim mạch như các cơn kích tim (heart attack), đột quị (stroke). Xin nhắc lại, mức đường trong huyết tương (plasma) lúc nhịn đói trên 12-14 tiếng đồng hồ, được coi là bình thường nếu dưới 99 mg/dL; gọi là tiền tiểu đường khi từ 100 đến 125, “đụng” vào mức 126 mg/dL trở lên thì được chẩn đoán là tiểu đường. - Quá cân, mập phì: Giảm cân ở những người này sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Trong số này, những người bị mập bụng và phần trên cơ thể sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người mập mông và phần dưới cơ thể. Tỉ lệ vòng eo/vòng hông (waist-to-hip ratio) trên 0.95 ở các ông quá cân và trên 0.85 ở các bà quá cân, là một yếu tố cho biết họ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn. Những người nhẹ cân lúc sanh nhưng trở nên quá cân lúc lớn lên cũng sẽ có nguy cơ tiểu đường loại 2 cao hơn.
- - Một bất thường ở buồng trứng gọi là hội chứng đa nang buồng trứng (polycystic ovary syndrome-buồng trứng có nhiều nang) cũng là yếu tố báo trước phụ nữ đó có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 2. Một số đặc điểm của hội chứng này là kinh nguyệt không điều hòa, nhiều trứng cá và lông mặt. Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 1: Yếu tố quan trọng nhất là yếu tố di truyền, cộng với một số tác động của môi trường. Tìm một số kháng thể trong máu có thể giúp tiên đoán sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1. Các loại kháng thể (antibodies) được áp dụng trong thực tế nhiều nhất nhằm mục đích này là islet-cell antibodies, insulin autoantibodies, and antibodies to glutamic acid decarboxylase, đây là các loại kháng thể mà “phe mình” (cơ thể) sản xuất ra để chống lại các thành phần “phe ta” (cũng của cơ thể mà bị coi là “quân địch”) góp phần vào việc sản xuất ra insulin (chất chính tham gia vào việc điều hòa lượng đường trong cơ thể - như đã trình bày). Có cách nào để phòng bệnh tiểu đường hay không? Một số nghiên cứu đã được và rất nhiều đang được thực hiện để tìm hiểu điều này. Trong đó, việc phòng ngừa hoặc làm chậm lại thời gian bị
- tiểu đường loại 2 (là loại chiếm khoảng 90% các trường hợp bênh tiểu đường) đã cho thấy nhiều kết quả, còn các nghiên cứu trong việc phòng ngừa tiểu đường loại 1 (chiếm khoảng 10% các trường hợp bênh tiểu đường) vẫn chưa có kết quả và tiến bộ rõ rệt. Các phương cách để phòng bệnh tiều đường loại 2: Ba phương cách chính là thể dục, giảm cân, và dùng thuốc. Thể dục đều đặn đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu là yếu tố giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2. Ða số các nghiên cứu được thực hiện ở những người bị “tiền tiểu đường” (có mức đường cao hơn bình thường nhưng chưa tới “tiêu chuẩn” tiểu đường). Nếu thay đổi để thể dục hàng ngày và ăn uống lành mạnh trở thành lối sống của mình, tỉ lệ bị tiểu đường ở những người này có thể giảm xuống chỉ bằng khoảng một phần ba so với những người không thực hiện điều này. Giảm cân, và duy trì được việc này, ở những người quá cân, đã được chứng minh rất rõ là có thể giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, và làm chậm lại sự tiến triển đến bệnh tiểu đường loại 2.
- Nhiều loại thuốc, hầu hết được dùng trong việc điều trị tiểu đường loại 2 hoặc cao huyết áp, đã được dùng trong nhiều nghiên cứu để phòng ngừa và làm chậm lại sự phát triển của bệnh này ở những người bị tiền tiểu đường. Trong số đó, thuốc metformin hình như đã được nghiên cứu nhiều nhất trong mục đích này. Nó đã được chứng tỏ có hiệu quả, nhất là khi kết hợp với thể dục và giảm cân. Một số nhóm thuốc khác cũng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có hiệu quả trong mục đích này là: với các thuốc rosiglitazone và - Nhóm thiazolidinediones, pioglitazone, với cơ chế làm tăng sự nhạy cảm của các bắp thịt với insulin, giúp kích thích tăng tiết insulin, và giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường xuống mức bình thường, đã được chứng tỏ là có thể làm ngưng hoặc chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. - Nhóm Angiotensin-Converting Enzyme (ACE) inhibitors: Ðây là các thuốc thường được dùng trong việc trị bệnh cao huyết áp. Trong một nghiên cứu lớn ở những người bị bệnh tim mạch, thuốc này đã cho thấy
- cũng góp phần làm chậm lại hoặc phòng ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. - Nhóm Alpha-glucosidase inhibitors, cũng là một nhóm thuốc trị tiểu đường loại 2 bằng cách thay đổi việc hấp thu thức ăn ở ruột. Trong một nghiên cứu, nhóm này cũng đã được chứng tỏ là có thể phòng ngừa và làm giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các thuốc kể trên đều cần toa và sự theo dõi của của bác sĩ trong lúc sử dụng. Các phương cách để phòng bệnh tiểu đường loại 1: vẫn chưa có Cho tới nay, nhiều loại thuốc, ví dụ như azathioprine, cyclosporine, nicotinamide, and insulin, đã được thí nghiệm trong nhiều nghiên cứu nhằm mục đích này. Tuy nhiên, kết quả rất khiêm tốn và thường chỉ tạm thời. (còn tiếp) Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 15)
6 p | 138 | 43
-
Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 18)
6 p | 134 | 41
-
Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1
6 p | 127 | 14
-
Những “thủ phạm” gây ra ngủ mệt
5 p | 68 | 10
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 5)
7 p | 76 | 8
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 4)
5 p | 94 | 8
-
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả: Vạ từ miệng
5 p | 152 | 8
-
Chữa hạ đường huyết theo phương pháp đông y
3 p | 85 | 8
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 11+12)
15 p | 102 | 6
-
Viêm VA cấp
5 p | 85 | 6
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 3)
6 p | 74 | 6
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 6+7)
8 p | 99 | 6
-
Dấu hiệu bệnh khi bé thở khò khè
3 p | 175 | 6
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 9)
7 p | 96 | 6
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 10)
5 p | 75 | 5
-
Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8)
6 p | 75 | 5
-
Cao Cholesterol và Suy Tim
7 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn