intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi là người đã bị tiểu đường lâu năm và cố gắng ăn uống, thể dục cẩn thận để giảm bớt việc dùng thuốc không cần thiết. Tôi nhận thấy rằng khi tập thể dục quá mạnh bạo, đường đo lại có vẻ cao hơn là khi tập vừa vừa. Xin bác sĩ giải thích hiện tượng này, tôi nên tập như thế nào? -Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần ăn uống như thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8)

  1. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (phần 8) Hỏi: -Tôi là người đã bị tiểu đường lâu năm và cố gắng ăn uống, thể dục cẩn thận để giảm bớt việc dùng thuốc không cần thiết. Tôi nhận thấy rằng khi tập thể dục quá mạnh bạo, đường đo lại có vẻ cao hơn là khi tập vừa vừa. Xin bác sĩ giải thích hiện tượng này, tôi nên tập như thế nào? -Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần ăn uống như thế nào và tập thể dục như thế nào? Mỗi ngày tập bao nhiêu lâu? (Hùng, Nam, bà Phấn) -Tôi bị tiểu đường, nghe nói cần tập thể dục, nhưng đôi khi trong lúc đang tập thể dục, tôi bị choáng váng muốn té. Như vậy có nguy hiểm không? Và tôi có nên tập thể dục nữa hay không? Làm sau để tránh việc bị choáng váng lúc tập thể dục? (Anh) -Tôi nghe nói mập thì dễ bị tiểu đường, nếu giảm cân, có giúp giảm bệnh tiểu đường hay không? Ngoài ra có cách nào khác giúp phòng bệnh
  2. này hay không? Có cách nào để biết trước mình sẽ bị tiểu đường để tìm cách đề phòng hay không? (Hung, Brian) Đáp: Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường (tiếp theo) Ðể sống vui với bệnh tiểu đường, những điều chính mà ta cần chú ý để điều chỉnh lối sống của mình là: -Ðể ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp. -Tránh thuốc lá. -Thể dục và vận động thể lực thích hợp. -Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống. -Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc men. -Hợp tác chặt chẽ và vui vẻ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, phát hiện và chữa sớm các biến chứng. Tránh thuốc lá
  3. Khoảng trên 25% những bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường là những người hút thuốc. Bỏ thuốc là một trong những điều quan trọng và hữu ích nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể làm để cải thiện sức khỏe của họ. Những người bị tiểu đường mà lại hút thuốc sẽ nhận những hậu quả sau đây: -Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người bị tiểu đường. -Hút thuốc làm tăng mức mỡ trong máu. -Hút thuốc gây khó khăn cho việc kiểm soát mức đường trong máu. -Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. -Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị suy thận dẫn đến phải lọc thận nhân tạo, và giảm tuổi thọ so với những người bị lọc thận nhưng không hút thuốc. Ðiều đáng mừng là cai hút thuốc có thể làm giảm các nguy cơ kể trên. Dĩ nhiên, cai thuốc không phải là điều dễ, tuy nhiên với quyết tâm và với sự giúp đỡ của các bác sĩ cũng như các chương trình giúp cai thuốc, rất nhiều người bị tiểu đường đã thành công trong việc bỏ thuốc. Thể dục và vận động thể lực thích hợp
  4. Các tác dụng của thể dục có thể chia làm hai nhóm chính là tác dụng tức thì (ngay trong lúc thể dục và trong vòng 24 tiếng đồng hồ), và tác dụng dài hạn (xảy ra nhiều ngày, tuần hoặc năm sau khi tập). Tác dụng tức thì của thể dục: Ở những người kiểm soát mức đường tốt với insulin, thể dục làm cho mức đường hạ thấp ngay trong lúc thể dục. Sau khi thể dục vài tiếng đồng hồ, đường huyết có thể hạ một lần nữa, khi mà cơ thể chuyển đường trong máu vào các nhà kho để dự trữ. Do đó, ở những người (mà mức đường được kiểm soát tốt) này, việc tập thể dục hoặc vận động thể lực có thể giúp giảm nhu cầu insulin. Ngược lại, ở những người mà mức đường không được kiểm soát tốt, thể dục có thể lại có thể làm tăng mức đường một cách tạm thời. Do đó, nếu mức đường cao hơn 250 mg/dL, bệnh nhân thường được khuyên nên trì hoãn việc tập thể dục cho đến khi mức đường máu được kiểm soát đúng mức hơn. Tác dụng lâu dài của thể dục: Thể dục giúp giảm cân, hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, cải thiện việc duy trì mức đường huyết, đem lại cảm giác khỏe khoắn cho những người bị
  5. tiểu đường. Nó có thể giúp ngừa tiểu đường loại 2 ở những người có nguy cơ cao bị tiểu đường, như bị quá cân, mập phì, tổn thương khả năng điều chỉnh mức đường máu, hoặc gia đình có tiền sử bị tiểu đường loại 2. Dù mới bị hay bị tiểu đường đã lâu, thể dục đều có ích. Thể dục có thể giúp giảm nhu cầu dùng thuốc của bệnh nhân, thậm chí có thể giúp cho mức đường huyết được kiểm soát mà không cần phải dùng thuốc (trong một số các trường hợp nhẹ). Tuy nhiên, cần chú ý là dù cho thể dục giúp giảm mức đường máu đến mức không cần phải dùng thuốc, ta cũng vẫn cần phải theo dõi mức đường thường xuyên để dùng thuốc trở lại khi cần thiết. Một nghiên cứu lớn ở Anh cho thấy, những người không dùng thuốc thường bị các biến chứng của tiểu đường hơn. Vì sau khi ngưng thuốc một thời gian, họ lơ là việc theo dõi mức đường, và mức đường cao trở lại mà họ không biết, và nếu đường cứ cao liên tục, có khi chỉ cần một thời gian không lâu lắm, các biến chứng (như suy thận, mù mắt, tổn thương thần kinh ngoại vi, vân vân) có thể xảy ra. Nên tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục Bác sĩ sẽ phải đặc biệt khám cẩn thận những người bị tiểu đường đã trên mười năm hoặc trên 35 tuổi để xem có họ có nên tập không, tập như thế
  6. nào, và cần phải đặc biệt chú ý những điều gì bên cạnh những nguyên tắc chung. Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0