intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 4)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có phải bị tiểu đường là phải uống thuốc suốt đời hay không? Và nghe nói là cũng phải tự thử máu hàng ngày, đâm kim vào đầu ngón tay hàng ngày, phải kiêng khem, tập thể dục suốt đời? Có cách nào để chữa dứt hẵng hay giúp cho người bệnh chịu đựng dễ dàng hơn không? (bà Thao) Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần ăn uống như thế nào và tập thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 4)

  1. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 4) Hỏi: Có phải bị tiểu đường là phải uống thuốc suốt đời hay không? Và nghe nói là cũng phải tự thử máu hàng ngày, đâm kim vào đầu ngón tay hàng ngày, phải kiêng khem, tập thể dục suốt đời? Có cách nào để chữa dứt hẵng hay giúp cho người bệnh chịu đựng dễ dàng hơn không? (bà Thao) Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần ăn uống như thế nào và tập thể dục như thế nào? Mỗi ngày tập bao nhiêu lâu? (Hùng, Nam, bà Phấn) Tôi nghe nói bệnh tiểu đường là bệnh kinh niên phải chữa suốt đời. Nhưng thỉnh thoảng cũng nghe quảng cáo là uống thuốc này thuốc kia có thể chữa dứt bệnh tiều đường trong một thời gian ngắn hay dài. Chuyện này có đúng hay không? Tại sao các bác sĩ và hội tiểu đường không dùng các thuốc này để giúp cho nhân loại? (Tiến)
  2. Tôi bị tiểu đường, nghe nói cần tập thể dục, nhưng đôi khi trong lúc đang tập thể dục, tôi bị choáng váng muốn té. Như vậy có nguy hiểm không? Và tôi có nên tập thể dục nữa hay không? Làm sau để tránh việc bị choáng váng lúc tập thể dục? (Anh) Đáp: Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường “Mấy điều tâm niệm” của người bệnh tiểu đường Tiểu đường là một bệnh kinh niên, tức là cho đến nay, chưa có thuốc nào (được nghiên cứu và kiểm chứng một cách khoa học) giúp chữa dứt được bệnh này; người bệnh phải học cách “sống chung hòa bình” (và vui vẻ) với nó. “Sống chung hòa bình” không có nghĩa là bỏ mặc nó, “quên nó đi”, mà là biết nó đòi hỏi ta phải làm những gì, nắm vững những gì cần làm, hiểu tại sao ta phải làm những chuyện đó, để thấy sự cần thiết của những chuyện đó đối với sức khỏe của mình, và do đó có một động cơ nội tại để làm các việc đó một cách tự giác hàng ngày, biến chúng thành những thói quen lành mạnh. Ngày xưa, bên Tàu có một ông (tên là Vương Dương Minh) đề ra thuyết “tri hành hợp nhất”: khi biết thực sự, khi thấu hiểu, hành động của
  3. chúng ta sẽ tự nhiên thay đổi để thích hợp hơn với tâm thức mới của mình. Và khi ý thức sự tất yếu của những việc mình cần làm, ta sẽ biết cách làm sao để vui và tận hưởng cuộc sống với một (trong những) điều mà mình muốn tránh cũng không được (luôn tồn tại trong cuộc sống của bất cứ ai). Có ai đó đã nói, đại khái là, nếu không có những cái mà mình thích thì nên (tập để) thích những cái mà mình có, hơn là mãi vọng tưởng những chuyện hão huyền, mà nếu có, cũng chưa chắc gì là thật sự thích hợp với mình. Sống và tập thưởng thức những điều mà mình cần làm (hơn là những cái mình thích và cứ tưởng là cần, trong khi thực tế rất nhiều khi nó chẳng cần thiết chút nào mà còn có hại cho mình), đó là một trong những bí quyết để sống mạnh khỏe, hiểu theo nghĩa là sự thoải mái (bao giờ cũng tương đối) kể cả về thể chất, tâm thần và xã hội (định nghĩa của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới). Ðể “sống vui với bệnh tiểu đường”, những điều chính mà ta cần chú ý để điều chỉnh lối sống của mình là: -Ðể ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp. -Tránh thuốc lá.
  4. -Thể dục và vận động thể lực thích hợp. -Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống. -Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc men. -Hợp tác chặt chẽ và vui vẻ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, phát hiện và chữa sớm các biến chứng. Cũng như trong đại đa số các bệnh và vấn đề sức khỏe khác, ta chính là trung tâm, là thành phần chính trong việc chữa bệnh, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của mình. Bác sĩ, người nhà, các chuyên viên, nhân viên y tế... chỉ có thể giúp chúng ta mà thôi. Họ không thể uống thuốc giùm, bỏ thuốc lá giùm, ăn uống đúng cách giùm, tập thể dục giùm,.. giùm thay cho chính ta. Vạn sự khởi đầu nan, tuy nhiên, qua khỏi bước đầu hơi khó khăn để làm quen với một “người bạn đời” mới không mấy dễ chịu (và không thể “li dị” được), ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Rất nhiều người đã làm được điều đó, sống với bệnh một cách thoải mái (vì không muốn và tập thoải mái thì cũng “chẳng làm gì được ai”, chỉ càng làm khổ mình mà thôi. Mà mục đích của đại đa số chúng ta trong cuộc sống là niềm vui, là hạnh phúc).
  5. Các kỳ sau, ta sẽ đi sâu vào các chi tiết thiết thực của các việc cần phải làm kể trên. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2