intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tự kỷ, Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tự kỷ là một rối loạn não gây ra một loạt vấn đề về phát triển ở trẻ nhỏ. Những vấn đề này bao gồm các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi bất thường. Những vấn đề này biểu hiện thành sự chậm phát triển, thoái lui trong phát triển hoặc thiếu quan tâm đến người khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tự kỷ, Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em

  1. Bệnh tự kỷ, Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em Bệnh tự kỷ là một rối loạn não gây ra một loạt vấn đề về phát triển ở trẻ nhỏ. Những vấn đề này bao gồm các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi bất thường. Những vấn đề này biểu hiện thành sự chậm phát triển, thoái lui trong phát triển hoặc thiếu quan tâm đến người khác. Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ở tuổi lên ba. Còn chưa rõ lý do gây ra bệnh tự kỷ. Thành công trong việc giúp trẻ mắc bệnh tự kỷ điều chỉnh và học để có thể sống độc lập khi lớn tuỳ thuộc nhiều vào loại và mức độ nặng của triệu chứng. Bệnh tự kỷ xảy ra ở 10 đến 20 người/10.000 người dân ở Mỹ. Con số tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng. Các bé trai dễ bị bệnh gấp gần 4 lần các bé gái. Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa (PDD - pervasive developmental disorder). Các tên khác của bệnh bao gồm tự kỷ trẻ em và rối loạn tự kỷ. Dấu hiệu và triệu chứng Con bạn có vẻ bình thường trong một vài tháng đầu, sau đó ít trở nên ít đáp ứng với người khác, kể cả chính bạn. Đặc điểm điển hình của tự kỷ là giảm các kỹ năng xã hội. Bệnh cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ và hành vi. Tự kỷ có thể khiến trẻ biểu hiện nhiều dấu hiệu và triệu chứng rất khác nhau ở những mặt này và chúng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau.
  2. Nếu con bạn bị tự kỷ, bạn có thể nhận ra những dấu hiệu sau trong các mặt kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi: Kỹ năng xã hội - Không có phản ứng khi gọi tên - Không nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện - Không thích ẵm bế - la hét để phản kháng - Không biết đến cảm nhận của người khác - Muốn chơi một mình - rút lui vào thế giới riêng hoặc có mối giao tiếp rất không bình thường. Ngôn ngữ - Chậm nói hơn những đứa trẻ khác - Mất khả năng nói những từ hoặc câu mà trước đó đã nói được.
  3. - Có âm sắc và thanh điệu bất thường trong giọng nói - có thể có giọng nói ê a. - Không thể bắt đầu hoặc duy trì cuộc trò chuyện - Có thể lặp lại nguyên văn từ hoặc cụm từ, nhưng không hiểu cách sử dụng chúng. Hành vi - Thực hiện những động tác lặp lại, như đu đưa hoặc vặn tay. - Có những nề nếp hoặc trình tự đặc biệt. - Bị lúng túng khi có thay đổi rất nhỏ về nề nếp hoặc trình tự, như khi bạn di chuyển những đồ vật mà trẻ đã sắp xếp. - Tự gây thương tích cho mình, như đập đầu hoặc cắn. - Quá hiếu động - Có thể mê mẩn một bộ phận của đồ vật, như vô lăng của xe ô tô đồ chơi. Ở một số trẻ tự kỷ, dấu hiệu và triệu chứng có cải thiện khi trẻ lớn lên. Một số người, thường là những người ít triệu chứng nặng, cuối cùng có thể trở về cuộc sống bình thường hoặc gần bình thường. Tuy nhiên những người khác ít có cải thiện trong ngôn ngữ hoặc các kỹ năng xã hội và các rối loạn hành vi thường trở nên nặng hơn ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ tự kỷ cũng bị chậm phát triển tâm thần, nghĩa là chúng chậm đạt được những hiểu biết hoặc kỹ năng mới. Tuy nhiên, một số trẻ tự kỷ có trí tuệ từ bình thường đến xuất chúng. Những trẻ này học rất nhanh mặc dù có những khó khăn trong giao tiếp, trong việc áp dụng những gì biết được vào cuộc sống hằng ngày và điều chỉnh theo hoàn cảnh xã hội. Nguyên nhân Tự kỷ không có nguyên nhân riêng lẻ. Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu vai trò của nhiều yếu tố di truyền và môi trường có thể góp phần gây bệnh. Những trẻ khác nhau bị tự kỷ do những lý do khác nhau.
  4. Các nghiên cứu trên người bị tự kỷ cho thấy những bất thường ở nhiều vùng não. Tế bào thần kinh ở những vùng này có vẻ nhỏ hơn bình thường và có các sợi thần kinh ngắn hơn. Khi nào cần đi khám Nếu con bạn không cởi mở, không giao tiếp được tốt với người khác, có vẻ sống trong thế giới riêng, có những cơn cáu giận không kiểm soát được, có vấn đề về nói hoặc hiểu lời nói, và tập trung vào một lề thói lặp đi lặp lại và có tính cưỡng bách, hãy trao đổi với bác sĩ xem liệu tự kỷ có phải là nguyên nhân không. Nếu bạn nghĩ đến bệnh tự kỷ, tốt nhất là đưa trẻ đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt. Bệnh tự kỷ thường biểu hiện từ 18 - 30 tháng tuổi. Sàng lọc và chẩn đoán Vì bệnh tự kỷ rất khác nhau về mức độ nặng và triệu chứng, nên việc chẩn đoán có thể rất khó khăn. Bệnh tự kỷ có thể bị bỏ qua nếu các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ là nhẹ hoặc nếu trẻ bị các bệnh khác. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên việc quan sát trẻ và hỏi bạn xem kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi của trẻ thay đổi theo thời gian như thế nào. Để giúp cho việc chẩn đoán, bác sĩ có thể cho trẻ làm một số trắc nghiệm về nói, ngôn ngữ và tâm lý. Có thể con bạn bị một bệnh nào đó giống như tự kỷ. Hội chứng Asperger, một rối loạn phát triển lan tỏa khác, là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để mô tả người có hành vi tự kỷ nhưng kỹ năng ngôn ngữ vẫn phát triển tốt. Những trẻ có vẻ bình thường trong nhiều năm đầu và sau đó bị mất dần kỹ năng ngôn ngữ và xã hội và biểu hiện hành vi tự kỷ có lẽ bị rối loạn thái hoá thơ ấu (childhood degenerative disorder - CDD), chứ không phải tự kỷ. Điều trị Chưa có cách chữa khỏi tự kỷ, nhưng có nhiều liệu pháp và can thiệp nhằm chữa trị những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng. Những liệu pháp đã được nghiên cứu kỹ nhất bao gồm can thiệp hành vi-giáo dục và can thiệp y học. Thành công của điều trị tuỳ thuộc vào độ nặng của các dấu hiệu và triệu chứng.
  5. Một số trẻ bị suy giảm rất nhẹ có thể cải thiện khá tốt nếu được can thiệp sớm và liên tục. Trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn có thể không đáp ứng tốt với điều trị, nhưng vẫn có chức năng tốt hơn với điều trị hành vi tích cực so với không điều trị. Các liệu pháp giáo dục - hành vi Bao gồm các chiến lược nhấn mạnh vào việc đào tạo kỹ năng tích cực và chặt chẽ phù hợp với trẻ. Bác sỹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và ngôn ngữ. Bởi vì trẻ thường học nhanh và hiệu quả nhất khi còn bé, nên liệu pháp giáo dục - hành vi nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Các liệu pháp thuốc Bao gồm nhiều loại thuốc để giảm những hành vi có thể gây thương tích cho bản thân hoặc những vấn đề khác. Bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc trừ phi hành vi của trẻ có thể gây nguy hiểm hoặc trẻ không thể nhận được những lợi ích của chương trình giáo dục do những hành vi của mình. Phần lớn các thuốc điều trị tự kỷ đều ảnh hưởng đến nồng độ serotonin - một hóa chất não tạo ra tâm trạng - hoặc các hoá chất khác ở não. Kỹ năng đối phó Có một đứa con bị bệnh tự kỷ là một stress lớn đối với bạn, gia đình và cuộc hôn nhân của bạn. Sẽ có ích nếu bạn chia sẻ những vấn đề của mình trong một nhóm trợ giúp gồm các gia đình khác cũng có con bị bệnh tự kỷ. Bạn có thể tìm nhóm trợ giúp thông qua bác sĩ gia đình, bác sí tâm lí, bác sĩ tâm thần, trường học hoặc các tổ chức quốc gia về bệnh tự kỷ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2