intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RỐI LOẠN HẤP THU (Kỳ 3)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do loạn khuẩn đường ruột: Từ các tổn thương như hẹp, lỗ dò, blind - loop, túi thừa hoặc từ các nguyên nhân làm giảm vận động ruột như đái đường, xơ cứng bì, giả tắc ruột nguyên phát. Hậu quả của loạn khuẩn đường ruột là giảm nồng độ muối mật, phân hủy B12 và các protein ở bờ bàn chải ruột, làm tổn thương cấu trúc nhung mao ruột và phân hủy các men maltase, sucrase của ruột. a. Phương pháp chẩn đoán nhằm mục đích: - Chẩn đoán thiếu men maltase, sucrase bằng test hơi thở với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RỐI LOẠN HẤP THU (Kỳ 3)

  1. RỐI LOẠN HẤP THU (Kỳ 3) 4. Do loạn khuẩn đường ruột: Từ các tổn thương như hẹp, lỗ dò, blind - loop, túi thừa hoặc từ các nguyên nhân làm giảm vận động ruột như đái đường, xơ cứng bì, giả tắc ruột nguyên phát. Hậu quả của loạn khuẩn đường ruột là giảm nồng độ muối mật, phân hủy B12 và các protein ở bờ bàn chải ruột, làm tổn thương cấu trúc nhung mao ruột và phân hủy các men maltase, sucrase của ruột. a. Phương pháp chẩn đoán nhằm mục đích: - Chẩn đoán thiếu men maltase, sucrase bằng test hơi thở với Lactose hoặc 14 C Xylose. - Chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột bằng cách cấy dịch tá tràng hoặc hổng tràng nếu > 105 khúm VT/1ml dịch là dương tính.
  2. b. Hướng điều trị: Sử dụng kháng sinh thích hợp liên tục 2 - 3 tuần mỗi tháng và tiếp tục cho đến khi xét nghiệm bình thường. 5. Hội chứng giả tắc ruột: Có thể do bệnh lý thần kinh cơ ở nội tạng hoặc do thứ phát sau các bệnh collagen, amyloidosis, đái đường, suy tuyến phó giáp, bệnh Chagas’s, ung thư phổi tế bào nhỏ, túi thừa hổng tràng do phương pháp giải phẫu Bypass ở ruột hoặc do lạm dụng các thuốc narcotic và nhóm chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic). Bệnh nhân ngoài các dấu hiệu như dãn thực quản, dãn dạ dày, còn có những triệu chứng do rối loạn vận động ruột như nôn ói, đau chướng bụng, táo bón xen kẽ tiêu chảy và những cơn tắc ruột mà không tìm thấy nguyên nhân cơ học. Những xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân do các bệnh collagen, amyloidosis hoặc bệnh Chagas là sinh thiết ruột non. Hướng điều trị: Giải quyết triệu chứng bằng Cisapride 5 - 10 mg x 3 lần/ngày. 6. Tropical Sprue: Có thể do suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng nhiễm độc. Triệu chứng là biểu hiện của thiếu Fe, B12, Folate, tiêu phân mỡ, giảm hấp thu Xylose (cho bệnh nhân uống 25g D. Xylose, nếu sau 2 giờ, lượng Xylose trong máu < 30 mg hoặc
  3. sau 5 giờ lượng Xylose < 4g trong nước tiểu là bất thường). Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 2 trong các dấu hiệu nói trên. Hướng điều trị: - Sulfonamide hoặc Tetracycline. - Acid folic. Tất cả liên tục từ 2 - 4 tuần. 7. Scleroderma: Do giảm vận tính ruột đưa đến loạn khuẩn kết hợp với tổn thương thành ruột và thiếu men niêm mạc ruột. - Triệu chứng chủ yếu là tiêu phân mỡ chiếm 1/3 trường hợp ngoài các biểu hiện sang thương ở da. - Sinh thiết ruột non cho thấy có hiện tượng hóa sợi quanh tuyến Brunnel. Hướng điều trị: - Cisapride 10 mg x 3 lần/ngày uống. - Erythromycine 500 mg x 4 lần/ngày uống chống loạn khuẩn ruột cho đến khi cấy phân bình thường.
  4. 8. Rối loạn hấp thu do bệnh AIDS: Với biểu hiện nhiễm khuẩn ruột và sarcome Kaposi ở ruột non. Triệu chứng chính là tiêu phân mỡ, rối loạn hấp thu xylose và giảm Zn/máu. Điều trị bằng cách giải quyết triệu chứng, điều trị tiêu chảy bằng Octreotide 0,1mg tiêm dưới da, ngày 3 lần. 9. Do tắc hệ bạch dịch của mạc treo ruột: a. Bệnh Whipple: - Với biểu hiện đau khớp, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, tiêu phân mỡ, sốt, tăng sắc tố da, hạch ngoại vi sưng to, suy tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng bồ đào kết mạc, lú lẫn, tổn thương các dây thần kinh sọ não, giảm Albumine máu và thiếu máu. - Chẩn đoán xác định: Sinh thiết ruột non cho thấy lớp lamina propia tẩm nhuộm các đại thực bào chứa các glucoprotein nhuộm PAS (+). - Hướng điều trị: Sử dụng Bactrim liều cao, nhưng tỷ lệ tái phát rất cao 40%. b. Intestinal Lymphoma: - Loại nguyên phát xảy ra ở nam giới > 50 tuổi. Bệnh nhân bị suy dưỡng với:
  5. * Triệu chứng lâm sàng và sinh thiết giống như Celiac sprue. * Đau bụng + Sốt. * Tắc ruột. - Chẩn đoán xác định: Sinh thiết ruột non cho thấy lớp lamina propia tẩm nhuộm bởi các tế bào giống tế bào lympho và tăng bài tiết IgA. - Hướng điều trị: * Giải phẫu hoặc xạ trị. * Tiên lượng sống từ 4 tháng đến 4 năm. Chết vì thủng ruột, chảy máu, tắc ruột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2