Bệnh Van tim... “đỏng đảnh”
lượt xem 4
download
Trong dân gian Việt Nam thường có câu: Khớp nó đớp tim, tim tìm đến thận, thận cận với gan, chính là chỉ tình trạng bệnh van hai lá. Không như nhiều bệnh tim khác, bệnh van hai lá khá…“đỏng đảnh”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Van tim... “đỏng đảnh”
- Van tim... “đỏng đảnh” Trong dân gian Việt Nam thường có câu: Khớp nó đớp tim, tim tìm đến thận, thận cận với gan, chính là chỉ tình trạng bệnh van hai lá. Không như nhiều bệnh tim khác, bệnh van hai lá khá…“đỏng đảnh”: hẹp cũng không được, hở cũng không xong, vừa hẹp, vừa hở cũng gây sự. Xuất hiện ở nước nghèo bằng con đường này, nhảy qua xứ giàu lại theo con đường khác. Y văn cũng không biết đâu mà lần.
- Bệnh van hai lá đa phần có nguyên nhân từ thấp tim, xảy ra khi bệnh nhân còn trẻ. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này trên thế giới xảy ra ở những nước nghèo và rơi vào người nghèo, sống trong những khu nhà ẩm thấp thiếu vệ sinh, dễ lây nhiễm các bệnh của vùng họng mũi và đường hô hấp do vi trùng Streptococus gây nên. Khi mắc bệnh lại không đủ tài chính để theo đuổi một chương trình điều trị lâu dài và khá tốn kém (bao gồm sử dụng kháng sinh liên tục và kéo dài từ khi bị viêm nhiễm đến năm 25 tuổi). Cũng có một số
- trường hợp, bệnh nhân do chủ quan, không được giáo dục và phổ biến kiến thức y học đúng đắn, nên khi bị bệnh không chịu điều trị một cách bài bản và đúng cơ chế gây bệnh, từ đó tạo ra tình trạng viêm nhiễm liên tục và tái phát. Số khác thì rơi vào tình trạng kháng trị với thuốc kháng sinh. Thường gặp nhất hẹp van hai lá Bệnh đầu tiên về van tim hậu thấp phải kể đến là bệnh hẹp van hai lá. Đây là một căn bệnh về van tim hay gặp nhất, chiếm gần 60% các bệnh về van tim. Những triệu
- chứng cơ bản của bệnh đã được ghi nhận trong y văn là khó thở, đặc biệt khó thở khi nằm và kịch phát về đêm. Các triệu chứng này cũng xuất hiện khi bệnh nhân có thai hoặc bị rung nhĩ. Chính vì vậy ở những phụ nữ bị hẹp van hai lá chưa được điều trị triệt để, các thầy thuốc thường khuyên người bệnh không nên có thai. Có khoảng 50 – 80% các bệnh nhân bị hẹp van hai lá có xuất hiện những cơn rung nhĩ kịch phát hay mạn tính. Từ đó có thể gây ra phù phổi cấp và thúc đẩy nhanh quá trình suy tim làm cho bệnh nhân có thể tử vong, nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Có ba mức độ hẹp của van tim: hẹp nhẹ, hẹp vừa và hẹp khít hai lá van. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được siêu âm tim. Lúc đó thầy thuốc sẽ thấy rõ hoạt động của van hai lá và tình trạng hẹp của nó. Bệnh hẹp van hai lá có thể có hoặc không có triệu chứng suốt đời. Hầu hết các trường hợp, trong một thời gian dài không có triệu chứng, sau đó sẽ làm hạn chế hoạt động thể lực. Sự xuất hiện tình trạng rung nhĩ thường làm cho suy tim trở nên nặng hơn. Việc điều trị chủ yếu là chống suy tim bằng chế độ ăn hạn chế muối, nghỉ ngơi, nằm đầu cao khi ngủ, sử dụng thuốc chống suy tim, lợi tiểu… Nếu bệnh nhân bị
- hẹp van hai lá nặng thì cần phải can thiệp tạo hình tách lá van, tạo hình van hay thay toàn bộ van. Việc tách van hai lá có thể thực hiện qua đường nội mạch không cần phải phẫu thuật. Còn tạo hình lá van hay thay van tim cần phải phẫu thuật với máy tim phổi nhân tạo. Tuy nhiên, nong van bằng bong bóng hay phẫu thuật đều rất đắt tiền, phần lớn bệnh nhân bị hẹp van hai lá do nghèo nên không thể tiếp cận với điều trị được, ngoại trừ có sự trợ giúp của xã hội hay của nhà nước qua hoạt động từ thiện hoặc bảo h i ể m y tế .
- Van tim của nữ dễ hở Hở van hai lá có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần là do bệnh thấp tim kết hợp với dày van và sự di động của lá van. Bệnh thường phối hợp với hẹp van hai lá gây nên tình trạng hẹp, hở van hai lá. Ở các nước phát triển, thấp tim không còn là nguyên nhân chính gây bệnh hở van hai lá nữa mà thay vào đó là do các nguyên nhân khác như thoái hoá nhầy trong hội chứng Marfan, viêm nội tâm mạch nhiễm trùng, đứt dây chằng van tim… Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển như Việt Nam và ở
- những người nghèo thì nguyên nhân chính hiện nay vẫn là biến chứng của thấp tim. Các triệu chứng chính của hở van hai lá cũng vẫn là những cơn đau ngực trái không điển hình, khó thở kèm theo mệt mỏi, có thể có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực. Phần lớn bệnh nhân là nữ giới, gầy, có một số biến dạng nhẹ của lồng ngực. Việc chẩn đoán xác định trong giai đoạn hiện nay chủ yếu dựa vào siêu âm tim. Có bốn mức độ hở van từ nhẹ tới nặng, phân theo cấp số từ 1/4 – 4/4. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác hay trước khi
- phẫu thuật, bệnh nhân có thể được đo áp lực động mạch phổi bằng thông tim. Đây là một xét nghiệm xâm lấn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó chỉ làm khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ. Việc điều trị hở van hai lá ngoài thuốc chống suy tim, hạn chế ăn muối… thì phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản giúp cứu sống bệnh nhân và giải quyết tốt tình trạng hở van hai lá, nhằm tránh được một số biến chứng nặng của bệnh như suy tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng... Cách nào để phòng bệnh?
- Do chi phí điều trị bệnh van tim rất cao, nên không phải bệnh nhân nào cũng được điều trị triệt để. Đã có nhiều bệnh nhân tử vong do không được điều trị hay điều trị muộn, đến bệnh viện trong tình trạng đã quá nặng. Không thể trách cứ người bệnh khi mà phần lớn họ rất nghèo, không thể theo đuổi quá trình điều trị khá lâu dài và tốn kém. Vai trò của nhà nước, của các tổ chức xã hội trong hỗ trợ tài chính cho người bệnh điều trị tuy là một yêu cầu rất cấp thiết nhưng quan trọng hơn cả là việc phòng ngừa
- để bệnh đừng xảy ra, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Bệnh hay xảy ra khi người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh… Do đó việc cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng sống, tìm cách thoát nghèo là một yếu tố rất quan trọng. Nếu bệnh nhân đã bị bệnh thấp tim cần phải có chế độ khám định kỳ, uống hoặc tiêm kháng sinh liên tục cho đến năm 25 tuổi theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 2)
5 p | 150 | 28
-
Van tim... “đỏng đảnh”
7 p | 89 | 7
-
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim phì đại 2022 (Bản tóm tắt)
72 p | 12 | 6
-
Thực trạng kiến thức sử dụng thuốc chống đông đường uống của người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
10 p | 8 | 5
-
Thực trạng sử dụng kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
5 p | 18 | 5
-
Đánh giá kết quả điều trị thuốc chống đông kháng Vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Thanh Nhàn
7 p | 14 | 4
-
Đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý van tim bằng thang điểm Fried
7 p | 7 | 3
-
Đánh giá một số tác dụng trên huyết động của Dobutamin ở bệnh nhân giảm lưu lượng tim sau phẫu thuật bệnh van tim
7 p | 58 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật van tim
5 p | 49 | 3
-
Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp
7 p | 58 | 3
-
Đánh giá yếu tố nguy cơ theo thang điểm CHA2DS2-VASc trên bệnh nhân đột quỵ có rung nhĩ không do bệnh van tim
11 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu vận động vòng van ba lá (TAPSE) trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải ở bệnh nhân bệnh cơ tim giãn
8 p | 50 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị bằng tiêu sợi huyết ở bệnh nhân kẹt van tim nhân tạo
6 p | 10 | 2
-
Kết quả phẫu thuật thay lại van hai lá tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E
12 p | 20 | 2
-
Kết quả sớm phẫu thuật thay van tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
9 p | 21 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị kháng đông ở bệnh nhân sau thay van tim cơ học tại Bệnh viện tim Tâm Đức
6 p | 34 | 2
-
Kết quả điều trị ngoại khoa bệnh lí van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang hoạt động
7 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn