THÔNG TIM
lượt xem 4
download
Thông tim là phương pháp dùng các loại ống thông hay điện cực luồn qua mạch máu ngoại vi vào buồng tim và mạch máu lớn để chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim và mạch máu. 2. Chỉ định thông tim. - Các bệnh van tim, tim bẩm sinh cần xác chẩn và để xét phẫu thuật tách van, thay van, sửa chữa tổn thương hay tật bẩm sinh. - Bệnh động mạch vành: chụp cản quang động mạch vành để đánh giá tổn thương giúp cho chỉ định tạo hình động mạch vành, phẫu thuật bắc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THÔNG TIM
- THÔNG TIM 1. Định nghĩa. Thông tim là phương pháp dùng các loại ống thông hay điện cực luồn qua mạch máu ngoại vi vào buồng tim và mạch máu lớn để chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim và mạch máu. 2. Chỉ định thông tim. - Các bệnh van tim, tim bẩm sinh cần xác chẩn và để xét phẫu thuật tách van, thay van, sửa chữa tổn thương hay tật bẩm sinh. - Bệnh động mạch vành: chụp cản quang động mạch vành để đánh giá tổn thương giúp cho chỉ định tạo hình động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối... - Các bệnh mạch máu: chụp cản quang động mạch để đánh giá tổn thương. - Thăm dò chẩn đoán điện sinh lý trong các tr ường hợp rối loạn nhịp để có hướng điều trị bằng dùng năng lượng sóng có tần số radio, máy tạo nhịp tim... - Thông tim để nong các van, các động mạch bị hẹp; bịt các lỗ thông liên nhĩ, liên thất, ống động mạch, gây nhồi máu cơ tim để điều trị bệnh cơ tim phì đại...
- - Đánh giá kết quả điều trị nong động mạch, sau phẫu thuật tim và mạch máu, bằng ống Swan-Ganz để đo áp lực động mạch phổi, đánh giá theo dõi kết quả điều trị. 3. Các kỹ thuật thông tim cơ bản. 3.1 Thông tim phải: Đường vào là một tĩnh mạch ngoại biên để đưa catheter vào tim phải. Người ta hay đi từ tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch cảnh. Sau khi chọc kim vào tĩnh mạch, đưa catheter vào nhĩ phải rồi thất phải, động mạch phổi. Ống thông th ường làm bằng chất dẻo, có cản quang, đầu uốn cong nhẹ, cỡ 7-8. 3.2. Thông tim trái: Áp dụng phương pháp Seldinger: chọc kim qua da vào động mạch đùi (hoặc khuỷu tay, động mạch quay) sau đó đ ưa ống thông ngược dòng lên động mạch chủ bụng, ngực, quai động mạch chủ, qua van động mạch chủ vào thất trái để chụp buồng thất trái và đo áp lực buồng tim. 4. Đo và ghi áp lực các buồng tim khi thông tim. Ống thông tim được kết nối với một bộ phận nhận cảm áp lực và ghi lại đường cong áp lực trên một băng giấy về áp lực của các buồng tim.
- 4.1. Hình ảnh đường cong áp lực buồng tim bình thường: 4.2. Áp lực của các buồng tim ở người bình thường trưởng thành: + Nhĩ phải 7 mmHg. + Nhĩ trái 12 - 14 mmHg + Thất phải: - Tâm thu 110 - 140 mmHg. - Cuối tâm trương 12 - 14 mmHg. + Động mạch phổi: - Tâm thu 25 mmHg. - Trung bình 20 mmHg. + Động mạch chủ: - Tâm thu 110 - 140 mmHg. - Trung bình 90 - 110 mmHg. 4.3. Thay đổi áp lực và đường cong áp lực trong một số bệnh lý tim mạch:
- + Suy tim phải: - Áp lực cuối tâm trương thất phải tăng lên 10 mmHg. - Áp lực tâm thu thất phải và áp lực trung bình nhĩ phải tăng. + Suy tim trái: áp lực cuối tâm trương thất trái tăng 15 mmHg; áp lực tâm thu thất trái và áp lực trung bình nhĩ trái tăng. + Hẹp lỗ van 2 lá: tăng áp lực trung bình nhĩ trái, mao quản phổi động mạch phổi và thất phải. + Hở van động mạch chủ: tăng áp lực cuối tâm trương thất trái, tăng áp lực nhĩ trái và áp lực mao mạch phổi bít, tăng áp lực tâm thu động mạch chủ; giảm áp lực tâm trương động mạch chủ. + Hẹp lỗ van động mạch chủ: áp lực thất trái tăng, áp lực động mạch chủ bình thường hoặc giảm. + Hẹp lỗ van động mạch phổi: tăng áp lực thất phải, áp lực động mạch phổi b ình thường hoặc giảm. + Tứ chứng Fallot: áp lực thất phải cao và bằng áp lực thất trái, áp lực động mạch phổi giảm. 5. Chẩn đoán bệnh thông qua chỉ số ôxy máu.
- Qua ống thông tại các vị trí khác nhau, lấy máu đo lượng ôxy máu để tính lưu lượng tim và chẩn đoán các luồng thông. Bảng 6. Nồng độ ôxy tron g máu ở các buồng tim ở người bình thường; Vị trí Độ bão hoà ôxy (%) Thể tích ôxy (%) Tĩnh mạch chủ dưới 78 16 Tĩnh mạch chủ trên 75 15 Nhĩ phải 75 15 Thất phải 75 15 Động mạch phổi 75 15 Mao mạch phổi 97 19 Nhĩ trái 95 19
- Thất trái 95 19 Động mạch chủ 95 19 + Tính chỉ số lưu lượng tim và các chỉ số khác: - Lưu lượng tim (Q) tính theo phương pháp Fick: Thể tích ôxy (V) tiêu thụ trong 1 phút 100 Q (ml/phút) = ------------------------------------------------------------- Ôxy (V%) máu động mạch - Ôxy (V%) máu tĩnh mạch. Q là lưu lượng tim; thể tích ôxy (V) đo bằng hô hấp kế. V% máu động mạch đo ở động mạch đùi, V% máu tĩnh mạch đo ở động mạch phổi. Trị số bình thường của lưu lượng tim là 4 - 7 lít/phút. - Chỉ số tim (I): Q
- I = ----------- Scơ thể Trongđó: Scơ thể là diện tích da cơ thể. Trị số bình thường I = 3 - 3,6 lít/phút/m2 - Sức cản (R) mạch máu hệ thống và mạch máu phổi: P R dyne/giây/cm-5 = ---- 80 Q Trong đó P: độ chênh áp tính bằng mmHg. Q: lưu lượng tim (lít/phút). R: sức cản. . Sức cản tiểu động mạch phổi (Rtđmp). P động mạch phổi R tđmp = ------------------------ 80 Q tiểu tuần hoàn
- Trong đó: P là áp lực, tính bằng mmHg. Q là lưu lượng tim (lít/phút). Trị số bình thường là 67 23 dyne/giây/cm-5. . Sức cản đại tuần hoàn. P trung bình động mạch chủ - P trung bình nhĩ phải R đại tuần hoàn = ---------------------------------------------------------------- Q đại tuần hoàn Trong đó: P là áp lực, tính bằng mm Hg. Q là lưu lượng tim (lít/phút). Bình thường là 1130 170 dyne/giây/cm-5 + Chẩn đoán các luồng thông bằng lượng ôxy máu: - Khi lấy máu ở nhĩ phải thấy lượng ôxy tăng 1,5 - 2V% hoặc độ bão hoà ôxy tăng 9% so với tĩnh mạch chủ dưới là có thông liên nhĩ. - Khi lấy máu ở thất phải thấy lượng ôxy tăng 1V% hoặc độ bão hoà ôxy tăng trên 5% so với tĩnh mạch chủ trên là có thông liên thất.
- - Khi lượng ôxy ở động mạch phổi tăng 0,5 - 1V% hoặc độ bão hoà ôxy trên 4% so với thất phải là có dò phế-chủ hoặc còn ống động mạch (ống Botal). - Ở các bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc shunt trái -phải đã đảo shunt thì độ bão hoà ôxy ở máu ngoại vi giảm nhiều so với chỉ số bình thường. 6. Chẩn đoán bệnh dựa vào phương pháp pha loãng chất chỉ thị. 6.1. Nguyên lý: Đưa vào máu một chất nước hoặc khí, nó sẽ trôi theo dòng máu và bị hoà loãng dần, ta có một bộ phận tiếp nhận và phát hiện chất đó khi đi ngang qua. Ta có được đường cong pha loãng là sự biến thiên chất chỉ thị pha loãng theo thời gian, qua đó ta tính được lưu lượng tim, các luồng thông trong tim và mạch máu. 6.2. Các chất chỉ thị hay dùng: - Chất màu: xanh methylen. - Khí: nitơ oxít. - Đồng vị phóng xạ. - Acide ascorbic. - Nhiệt.
- 6.3. Ứng dụng: + Tính lưu lượng tim: dùng công thức Stewart-Hamilton phương pháp pha loãng màu: I 60 Q= ---------- Ct Trong đó: Q: lưu lượng tim (ml/giây). I : lượng chất màu pha loãng (gam). C: là đậm độ trung bình chất màu ở điểm nhận. t: thời gian tiếp nhận chất màu. Hoặc dùng phương pháp pha loãng nhiệt: để dung dịch NaCl 0,9% hoặc glucose 5% ở nhiệt độ 0 - 40C rồi bơm qua ống thông Swan-Ganz, có gắn bộ phận nhận nhiệt ở cuối. Bơm ở nhĩ phải, nhận nhiệt ở động mạch phổi. Máy tính sẽ tính ra cung lượng tim. + Chẩn đoán luồng thông bất thường trong tim và mạch máu: Tùy vào vị trí nghe có luồng thông để xác định điểm bơm chất chỉ thị và điểm đón
- đo nồng độ pha loãng. Qua đường cong pha loãng ta có thể xác định có luồng thông phải-trái hay trái-phải hay không. 7. Chụp buồng tim, mạch máu lớn có cản quang. Chụp buồng thất cản quang để đánh giá vận động thành tim và phát hiện các dòng hở van, luồng thông trong tim. Ví dụ: - Chụp luồng thất trái có thể đánh giá vận động thành thất trái, phát hiện và chẩn đoán mức độ hở van 2 lá, thông liên thất. - Chụp quai động mạch chủ có t hể phát hiện và chẩn đoán mức độ hở van động mạch chủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM (Kỳ 4)
5 p | 154 | 21
-
Thông Tim, Mổ Tim và Làm Mọc Nhánh Mới
2 p | 108 | 19
-
Bệnh tim - phổi mạn tính (Chronic cor-pulmonale) (Kỳ 6)
8 p | 183 | 18
-
Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 4)
5 p | 129 | 16
-
6 thời điểm nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim
6 p | 84 | 8
-
HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA THÔNG TIM CAN THIỆP TIM BẨM SINH
11 p | 134 | 8
-
Tim bẩm sinh không tím, thái độ điều trị
19 p | 67 | 5
-
Kỹ Thuật Thông Tim
12 p | 73 | 3
-
Bài giảng Hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp thông liên thất tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
28 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim
5 p | 4 | 2
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả phương pháp gây mê Mask thanh quản trong thông tim và can thiệp tim bẩm sinh tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E
18 p | 33 | 2
-
Bài giảng Bệnh tim cường giáp - PGS.TS. Nguyễn Thị Nhạn
35 p | 57 | 2
-
Theo dõi huyết động trong phòng thông tim - CN. Đinh Anh Tuấn
25 p | 76 | 2
-
Bài giảng Các phương pháp thăm dò chức năng tim
79 p | 55 | 2
-
Bài giảng Theo dõi và xử trí các biến chứng thường gặp trong phòng thông tim
17 p | 37 | 1
-
Nghiên cứu tối ưu hóa bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim
6 p | 4 | 1
-
Thông tim chẩn đoán
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn