intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Béo… cũng có kiểu

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

144
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang cố gắng hết sức để giảm cân nhưng không được kết quả như mong muốn. Bạn băn khoăn không biết tại sao? Thật đơn giản, hãy xem mình thuộc “kiểu” béo phì nào dưới đây để tìm ra được nguyên nhân và biện pháp chữa trị cụ thể. Có 3 loại béo phì, đó là: béo phì do di truyền, béo phì thông thường và béo phì bệnh lý. 1. Béo phì do di truyền Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh béo phì thì con cái cũng rất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Béo… cũng có kiểu

  1. Béo… cũng có kiểu Bạn đang cố gắng hết sức để giảm cân nhưng không được kết quả như mong muốn. Bạn băn khoăn không biết tại sao? Thật đơn giản, hãy xem mình thuộc “kiểu” béo phì nào dưới đây để tìm ra được nguyên nhân và biện pháp chữa trị cụ thể. Có 3 loại béo phì, đó là: béo phì do di truyền, béo phì thông thường và béo phì bệnh lý. 1. Béo phì do di truyền
  2. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh béo phì thì con cái cũng rất dễ mắc bệnh béo phì. Tỉ lệ này là 60 - 70%. Ngoài ra thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không hợp lý trong gia đình cũng là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì cho các thành viên và các thế hệ con cháu. Giải pháp: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh béo phì, hãy nghĩ đến khả năng mình cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Hãy sớm đề ra cho mình một kế hoặch ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. 2. Béo phì thông thường Loại béo phì này chiếm tỷ lệ đa số trong các “kiểu” béo phì. Nguyên nhân chủ yếu của dạng béo phì này là do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.
  3. Những người mắc bệnh béo phì này thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, các loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao, nhiều năng lượng, chất đạm nhưng lại lười vận động và thể dục. Lượng chất dinh dưỡng dư thừa không được tiêu hóa hết là nguyên nhân gây nên sự hình thành và tích tụ của các tế bào mỡ trong cơ thể. Phụ nữ sau khi sinh, trẻ em ít vận động là những đối tượng thường gặp ở dạng béo phì này. Giải pháp: Béo phì thông thường có thể kiểm soát được bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý. - Nên tăng cường vận động, hạn chế thói quen ngồi hoặc nằm quá lâu. - Ăn uống hợp lý bằng cách giảm lượng thức ăn chứa nhiều chất béo, đường, các loại đồ uống có chất kích thích. - Ăn nhiều rau xanh và hoa quả hàng ngày.
  4. - Không nên nhịn ăn hoặc thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột. Hạn chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhưng vẫn phải đảm bảo việc bổ sung đầy đủ lượng protein và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. - Không nên tự ý tìm tới sự giúp đỡ của các loại thuốc giảm béo khi chưa có lời khuyên của bác sỹ. 3. Béo phì bệnh lý Dạng béo phì này xuất hiện khi cơ thể mắc phải một số bệnh tật nào đó. Những người mắc các bệnh như gút, tiểu đường ở thời kỳ đầu, huyết áp cao, rối loạn công năng tuyến giáp… thường dễ mắc phải bệnh béo phì.
  5. Nhiều người khi dùng thuốc kết hợp điều trị một căn bệnh nào đó cũng có thể có các tác dụng phụ tăng khả năng mắc bệnh béo phì. Lời khuyên duy nhất cho việc chữa trị bệnh béo phì ở dạng này là hãy tìm tới bác sỹ để có được phương giáp giảm cân hợp lý nhất mà không để ảnh hưởng tới sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2