Thịt tươi phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Màng ngoài thịt khô, không bị Ảnh: images thịt mềm, có độ dính. + Khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi. Có màu đỏ tươi đối với thịt bò và màu hồng nhạt đối với thịt heo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bí quyết chọn thịt
- Bí quyết chọn thịt
1. Bí quyết chọn thịt và gia cầm
cho các bà nội trợ
- Thịt tươi phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Màng ngoài thịt khô, không bị
nhớt, có màu hồng, không có mảng
Ảnh: images
bầm, tím, tụ máu. Ấn tay vào thấy
thịt mềm, có độ dính.
+ Khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi. Có màu đỏ tươi đối với
thịt bò và màu hồng nhạt đối với thịt heo.
+ Lớp mỡ có màu trắng hoặc vàng tự nhiên, không có mùi
lạ, mùi ôi thiu, hay mùi thuốc kháng sinh.
- Chọn gà:
- Cần chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, chân thẳng, nhẵn
và không đóng vẩy, ức đầy, hậu môn không ướt, ngon nhất
là gà sắp đẻ (mái tơ). Gà ta thịt vàng ăn ngon hơn gà công
nghiệp.
Cách phân biệt gà tơ, gà già và gà bị bệnh như sau:
Gà tơ: Da và lông mềm mại, lỗ lông chân nhỏ, mào đỏ
chót, hậu môn đỏ.
Gà mái già: Chân cứng, đóng vẩy, lông xù, lỗ chân lông to,
cổ nhỏ, da trắng, xám, nổi nhiều vết sần, hậu môn to, gà
trống già thì cựa dài.
Gà bị bệnh: Mào tái, chân lạnh, ủ rũ, hay vầy mỏ, xách lên
thấy chảy nước rãi, sờ vào diều thấy căng như bong bóng.
- Chọn vịt:
Chọn mua con trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da
bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan
chéo vào nhau).
Không chọn vịt non vì ăn không ngon, lại mất nhiều công
nhổ lông tơ. Vịt non có mỏ to và mềm. Vịt già mỏ nhỏ và
cứng. Vịt đã đẻ nhiều lứa thì bụng dưới xệ xuống. Khác với
- gà nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon
hơn vịt cái.
2. Cách chế biến thịt bò, thịt heo và thịt gia cầm
- Thịt bò:
+ Đối với các món xào: Nên sử dụng thịt phi lê hay thịt
thăn. Khi xào, thịt sẽ mềm mà không bị dai.
+ Đối với các món hầm (bò kho, bò nấu bia…) chọn phần
thịt có gân hoặc gân như: bắp bò, gân, đuôi bò, đùi bò…
món ăn mới ngon. Khi nấu các món bò hầm, nên thêm phụ
liệu như tỏi, gừng, vỏ quế, đinh hương, món ăn sẽ thơm
hơn, không béo ngậy, giá trị dinh dưỡng nhiều.
+ Đối với các món nướng: Nên dùng thịt phi lê hay phần
nạm có chút mỡ, khi nướng sẽ thơm ngon hơn.
- Thịt heo:
+ Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi,
xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
+ Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể
rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
- + Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ
sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo…
+ Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món
mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho…
+ Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em,
người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
+ Sườn non: Ngon nhất là nướng. Ngoài ra còn có thể hầm
súp, ram mặn, kho.
+ Ba rọi: Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
như chiên, kho tàu, rang mặn, xào…
+ Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho
măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc…
Nướng là phương pháp tốt nhất để giữ được mùi vị đặc
trưng của các loại thịt và kích thích khứu giác.
3. Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt
Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, thịt các động vật máu nóng như thịt lợn, thịt bò, thịt
gia cầm… có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo,
chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọi
- là chất chiết xuất. Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàu
photpho. Tỉ lệ CA/P thấp.
Vitamin: Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chủ yếu là
B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo
chỉ có ở gan, thận. Ngoài ra ở gan thận tim não có nhiều
Cholesterol và photphatit.
Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin… bổ sung
năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một
cách hiệu quả.
Thịt heo cung cấp Viatmin B tổng hợp (riboflavin, niacin,
thiamine) nhiều hơn các loại thịt khác. Nó còn giàu kẽm, và
phốt pho.
Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid,
khoáng và vitamin hơn so với thịt đỏ. Phù hợp cho những
người ăn kiêng sử dụng vì lượng chất béo trong thịt gia
cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp
đủ năng lượng cho cơ thể.
4. Những điều cấm kị khi chế biến các loại thịt và gia
cầm
- - Ruột già heo không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu
chảy) và thịt thỏ (dễ gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).
- Không ăn tiết heo cùng với rau chân vịt và các loại hoa
quả có độ chua cao vì có thể gây sỏi tiết niệu.
- Thịt dê không nên ăn cùng đậu đỏ.
- Không nên ăn bầu dục dê cùng đậu đỏ và thịt gà rừng.
- Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.
- Sau khi ăn thịt chó không nên ăn thịt vịt vì dễ gây tiêu
chảy.
Một số cách chế biến và làm mềm thịt bò
– Thái thịt:
Để các miếng thịt bò mỏng mà không nát, bạn gói
thật kỹ thịt rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh để
miếng thịt hơi cứng lại. Khi nấu, lấy thịt ra cắt từng lát
một sẽ dễ dàng và đẹp mắt hơn.
– Khử mùi hôi thịt bò:
Lấy một củ gừng, nướng chín, rồi cạo lớp vỏ cháy,
giã nhuyễn sau đó dùng xát lên thịt. Xả sạch thịt bằng
- nước lạnh.
– Làm mềm thịt bò:
Cách đơn giản nhất là bạn cho một chút muối vào nồi
khi nấu thịt.
Với thịt bò dai, bạn có thể làm mềm bằng cách luộc.
Khi nước sôi, vớt bỏ lớp váng rồi cho vào nồi khoảng
một thìa cà phê rượu trắng cho 1 kg thịt. Tiếp tục đun
thêm khoảng 10 – 15 phút, thịt sẽ mềm ngay.
Ngoài ra, trước khi xào, bạn có thể lấy lá đu đủ sống
rửa sạch, đập giập, gói thịt lại rồi để gần bếp lửa cho
nóng ấm, khi xào, đem ra cắt mỏng. Riêng thịt bò
gân, thịt bắp đùi, xương sườn, bạn muốn ăn liền mà
không có thời gian hầm lâu, hãy bỏ vào nồi nấu một
miếng dứa, một cục nước đá hoặc một cái thìa nhôm.