Thức ăn bị mặn, nhão, vón cục hay cứng… là những rắc rối thường gặp đối với các bà nội trợ. Có một số bí quyết giúp bạn khắc phục những sơ suất trong quá trình chế biến, nấu nướng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bí quyết khắc phục "sự cố" nấu ăn
- Bí quyết khắc phục "sự cố" nấu ăn
Thức ăn bị mặn, nhão, vón cục hay cứng… là những
rắc rối thường gặp đối với các bà nội trợ. Có một số
bí quyết giúp bạn khắc phục những sơ suất trong quá
trình chế biến, nấu nướng.
1. Món ăn quá mặn
Nguyên nhân: Bạn sử dụng quá nhiều muối, không
nếm món ăn khi nấu
Cách khắc phục: Nếu món súp hoặc món hầm bị
mặn, có thể cho thêm nước vào món ăn. Những thực
phẩm có chứa a-xít như chanh, giấm… cũng sẽ giúp
làm giảm bớt vị mặn. Để tránh trường hợp này, hãy
nêm nếm món ăn trước khi cho muối vào, đặc biệt là
khi sử dụng những nguyên liệu chứa nhiều muối như
nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ô-liu, thịt heo
muối xông khói…
2. Thịt chín quá và cứng
- Nguyên nhân: Bạn nấu thịt quá lâu hoặc sử dụng
nhiệt độ nấu quá cao
Cách khắc phục: Biện pháp tốt nhất để “xử lý” phần
thịt đã bị nấu quá kỹ là xé vụn miếng thịt để trộn đều
cùng với món ăn hoặc dùng phần thịt xé sợi này để
nấu món súp theo kiểu ragu hầm.
Để phòng ngừa trường hợp thịt bị chín quá mức, bạn
cần chú ý cắt thịt cho phù hợp với món ăn và cách
nấu. Chẳng hạn như miếng thịt sườn nên được nướng
với lửa to cho đến khi chúng chín vừa, sau đó mới
cắt lát ngang sớ thịt. Nếu miếng thịt được hầm bị
cứng, bạn cần hầm chúng lâu hơn với lửa nhỏ trong
nhiều giờ, cho đến khi thịt mềm đều.
3. Cơm nhão
Nguyên nhân: Bạn cho quá nhiều nước
- Cách khắc phục: Hãy để dành phần cơm bị nhão này
cho những món khác. Tốt nhất, nên trải đều cơm ra
một mặt phẳng như trên miếng giấy bạc, rồi cho
chúng vào tủ lạnh. Những hạt cơm sẽ cứng và kết
dính lại với nhau. Ngày hôm sau, bạn có thể dùng
phần cơm này để nấu món cháo cho bữa sáng hoặc
làm món cơm rang.
Có một mẹo đơn giản để giúp bạn khắc phục tình
trạng này đó chính là nguyên tắc "đốt ngón tay":
lượng nước trên mặt gạo không được vượt quá 1 đốt
ngón tay”, tức là chỉ khoảng 2cm.
4. Món xào, chiên quá nhiều dầu hoặc không giòn
- Nguyên nhân: Dầu không đủ nóng hoặc bạn đã dùng
chiếc chảo quá nhỏ.
Cách khắc phục: Trừ trường hợp thích ăn những món
hơi mềm hoặc nhiều dầu, bạn sẽ không còn lựa chọn
nào khác ngoài việc “từ bỏ” món ăn. Tuy nhiên, đối
với món rau xào, bạn có thể đảo lại chúng một lần
nữa sau khi dầu đã nóng. Nếu dầu quá nguội, thức ăn
sẽ hút khá nhiều dầu. Do vậy, trước khi cho nguyên
liệu vào chảo, bạn cần chú ý kiểm tra độ nóng của
dầu.
- 5. Thức ăn bị cháy
Nguyên nhân: Nhiệt độ quá cao hoặc bạn đã nấu món
ăn quá lâu
Cách khắc phục: Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt
đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã
bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí
quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức
ăn.
Để tránh trường hợp thức ăn bị cháy, bạn nên tuân
thủ 3 nguyên tắc sau khi nấu nướng:
1. Kiểm tra kỹ nhiệt độ và thời gian nấu.
2. Luôn trông chừng món ăn đang nấu.
3. Chọn mua những chiếc nồi hoặc chảo có chất
lượng và khả năng chịu nhiệt tốt.
6. Nước sốt vón cục
- Nguyên nhân: Khi nấu, bạn cho các nguyên liệu vào
quá nhanh hoặc không chọn đúng nhiệt độ.
Cách khắc phục: Bạn cần đến chiếc rây để lược phần
nước súp bị vón cục. Để nước súp không bị vón cục
trong khi nấu, nên cho các thành phần của món ăn
vào từ từ rồi dùng muỗng khuấy thật đều. Ngoài ra,
khi cho bất kỳ thành phần lỏng nào vào món ăn đang
nấu, bạn phải đợi cho đến khi món ăn đã được đun
nóng hoàn toàn.
7. Mì, nui bị dính
Nguyên nhân: Bạn cho quá ít nước hoặc không đun
nước đủ độ nóng cần thiết để mì, nui chín hoàn toàn.
Cách khắc phục: Cho một ít dầu ăn vào mì hoặc nui
và ăn kèm với loại nước sốt đặc để tách rời mì, nui ra.
Nếu muốn mì, nui không bị dính, phải chú ý đun
nước luộc mì, nui cho thật sôi rồi mới cho chúng vào.
- Ngoài ra, lượng nước để đun cũng đảm bảo đúng
theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Khi đun,
nên chọn chiếc nồi đủ to vì mì, nui sẽ nở khi được
đun chín. Chỉ đun cho đến khi mì, nui vừa chín tới.
Sau khi nấu cùng với nước sốt, chúng sẽ tiếp tục chín
vừa và không bị nhão.
8. Món thịt “ngoài chín trong sống”
Nguyên nhân: Bạn chiên thịt quá nhanh hoặc ở nhiệt
độ quá cao
Cách khắc phục: Cách duy nhất để giải quyết tình
trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho
đến khi thịt chín hoàn toàn. Để tránh gặp lại rắc rối
này, bạn nên nấu thịt thật kỹ với nhiệt độ phù hợp để
thịt chín từ trong ra ngoài. Đối với những miếng thịt
được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi
nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt.
9. Rau quá nhừ
- Nguyên nhân: Bạn đã nấu quá chín
Cách khắc phục: Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, bạn không
còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành
cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ
vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món
rau trộn đơn giản.
Nếu muốn rau không bị chín quá mức, bạn phải phân
loại rau trước khi nấu vì mỗi loại rau có thời gian
chín khác nhau. Những loại rau củ tương đối cứng sẽ
cần thời gian nấu lâu hơn. Ngược lại, đa số các loại
rau xanh sẽ chín rất nhanh. Do đó, nếu cho tất cả các
loại rau vào nồi cùng lúc, chúng sẽ chín không đều.
Đối với một số loại rau (như đậu Hà Lan), bạn nên
chần sơ qua nước sôi rồi cho ngay vào tô nước đá
lạnh, đợi đến khi nguội thì vớt ra để ráo nước. Đây là
bí quyết giúp bạn giữ được màu sắc và hương vị của
rau, đậu.
- 10. Bột tẩm ướp không bám vào thịt
Nguyên nhân: Thành phần của bột tẩm ướp thiếu bột
mì
Cách khắc phục: Để bột tẩm ướp bám dính vào thịt,
chúng phải có đầy đủ 3 thành phần : bột mì, trứng và
vụn bánh mì. Quy trình tẩm bột như sau: bạn lăn đều
miếng thịt vào tô bột mì rồi nhúng chúng vào trứng,
sau đó tiếp tục lăn qua lớp vụn bánh mì. Nếu làm
món thịt tẩm bột với số lượng lớn, bạn có thể cho tất
cả thịt và các thành phần của bột tẩm vào một chiếc
thố to rồi trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp này vào tủ
lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu. Hơi lạnh sẽ giúp
bột tẩm se lại và bám dính vào thịt hơn. Cuối cùng,
chú ý đừng để chảo quá nóng khi bắt đầu chiên thịt vì
điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thịt
bị dính vào chảo.
Theo PNO