intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết nói chuyện hay

Chia sẻ: Ledung Ledung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

8.870
lượt xem
4.662
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí quyết nói chuyện là có nghệ thuật làm thinh, có nghệ thuật chất vấn, có nghệ thuật nghe và nhất là khi nói phải nói có văn chất, văn sắc, văn vị, văn khí và văn phong. Nói cách chuyên môn hơn, bí quyết nói chuyện chia ra 2 thứ : tiêu cực và tích cực. Mời các bạn tham khảo atfi liệu để tìm hiểu về những bí quyết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết nói chuyện hay

  1. Bí quyết nói chuyện hay Bí quyết nói chuyện là có nghệ thuật làm thinh, có nghệ thuật chất vấn, có nghệ thuật nghe và nhất là khi nói phải nói có văn chất, văn sắc, văn vị, văn khí và văn phong. Nói cách chuyên môn hơn, bí quyết nói chuyện chia ra 2 thứ: tiêu cực và tích cực. Bí quyết nói chuyện tiêu cực: 1 - Đừng già hàm: đa ngôn đa quá đã đành mà còn làm cho con người mất dũng khí, bị bọng, bị khinh. 2 - Đừng chỉ nói về mình : trong câu chuyện thường cái tôi thực đáng ghét. 3 - Đừng nói mãi 1 đề tài : của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán. 4 - Đừng chỉ trích : muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à. 5 - Đừng cãi lộn : khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi. 6 - Đừng hấp tấp : thiếu trầm tỉnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương. 7 - Đừng ưa bàn tâm sự : Coi chừng có những lỗ hở mà gia đình hay xã hội bí mật bị vạch lưng, bại lộ cách tai hại. 8 - Đừng có giọng sách vở : Ai cũng ham hiểu biết mà không phải mỗi người chịu kẻ khác lên mặt dạy mình. 9 - Đừng làm đòn xóc : định nộp người ta mà người ta không trốn mình sao được. 10 - Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ : coi chừng người ta đánh giá vốn học ta xuyên qua cách ta sử dụng tiếng Mẹ đẻ.
  2. Bí quyết nói chuyện tích cực 1 - Phải thành thật : không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật. 2 - Phải vị tha : lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình. 3 - Phải vui vẻ : người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn. 4 - Phải tế nhị : lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục. 5 - Phải biểu lộ nhân cách : lời cao nhã nói lên tâm hồn đã được trui luyện già dặn. 6 - Phải biết nghe và khen : Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng ? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó. 7 - Phải nói ít : Nói ít không có nghĩa là câm như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói. 8 - Phải tự nhiên : Nói chuyện mà kiểu cách quá như trợn nhướng, bẻ môi, uốn éo làm cho người ta ngượng 9 - Phải khiêm tốn : người ta sợ hố hơn sợ núi 10 - Phải biết nhịn : khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho thông quạ Ta đang gieo thiện cảm mà. Ở đây xin bạn lưu ý nói chuyện có mục đích là gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm. Mà các công việc này cho đặng thành công phải có nồng cốt vị tha . Vậy tỏ ra bác ái khi nói chuyện là hy vọng thành công.
  3. 10 bí quyết về cách nói chuyện khiến ai cũng thích bạn Dù bạn có là người sống nội tâm hay hướng ngoại, bạn đều có thể gặp phải những khoảng lặng mỗi khi trò chuyện với một người mới quen. Có thể là do bạn chưa có cách nói chuyện tốt hay thường xuyên gặp phải tình trạng như vậy, hoặc có thể bạn đã bắt đầu với một chủ đề mà bạn không am hiểu. 1. Hãy quan tâm Làm cách nào duy trì câu chuyện? Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự muốn hòa nhập. Hoặc, ví dụ không, nếu bạn chỉ muốn hòa nhập trong gia đình hoặc nơi làm việc của bạn, thì ít nhất bạn cũng nên có cách nói chuyện hoặc là một diễn viên tốt! Hãy quan tâm đến cuộc trò chuyện của bạn, cũng như người mà bạn đang nói chuyện. Nếu bạn không có vẻ quan tâm và thích thú (kể cả khi bạn thực sự như vậy), họ sẽ không muốn tiếp tục nói chuyện với bạn.
  4. 2. Đặt câu hỏi Bạn có thể tỏ ra quan tâm đơn giản bằng cách đặt câu hỏi. Khi ai đó đặt ra một chủ đề, hãy đặt ra những câu hỏi. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm và mong muốn được học hỏi thêm, mà nó còn giúp cuộc trò chuyện được duy trì bởi vì đối tác của bạn sẽ tiếp tục nói. Nếu bạn không quen với chủ đề của cuộc trò chuyện, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội để học hỏi, và sau đó bạn sẽ có thể tham gia vào cuộc trò chuyện nhiều hơn. Điều này chính là sự khôn khéo trong giao tiếp mà bạn cần nắm. 3. Hãy là một người biết lắng nghe Bạn không thể chỉ đặt câu hỏi mà có thể khiến một cuộc trò chuyện tiếp tục. Bạn cũng phải lắng nghe câu trả lời. Bạn phải tiếp nhận thông tin mà người khác truyền đạt tới bạn và nhớ điều đó, nếu không bạn sẽ luôn nói chuyện vòng vo do đặt những câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại. Hãy lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn 4. Cách nói chuyện chỉ cần giao tiếp bằng mắt
  5. Làm chủ nghệ thuật giao tiếp với cách đât câu hỏi Duy trì giao tiếp bằng mắt cũng là một cách nói chuyện tốt để giúp người khác biết rằng bạn quan tâm tới cuộc trò chuyện. Nếu bạn cứ nhìn vào những thứ xung quanh bạn, bạn sẽ trông có vẻ thiếu tập trung và không quan tâm tới cuộc trò chuyện – thậm chí nếu bạn vẫn đặt câu hỏi nhưng không ngừng nhìn ngang nhìn dọc! Hãy nhìn thẳng vào người đối diện để cho họ thấy rằng bạn chỉ tập trung vào họ và cuộc trò chuyện hiện tại, không phải mọi thứ đang diễn ra xung quanh bạn, cũng không phải bất kỳ thứ gì đang diễn ra trong đầu bạn. 5. Có một danh sách các chủ đề Điều này không có nghĩa là bạn có những bản liệt kê với những chủ đề được viết ra, giống như hồi bạn học lớp 7 chẳng hạn, như kiểu khi bạn gặp tai nạn và gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp đầu tiên. Không, việc này chỉ có nghĩa là bạn có những chủ đề trong đầu mà bạn muốn thảo luận. Có thể đó là một vài sự kiện gần đây mà bạn muốn lắng nghe ý kiến của những người khác, hoặc những thay đổi mà bạn muốn thực hiện trong cuộc sống của mình mà người khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2