intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết thành công dành cho người lần đầu làm sếp

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ai đi làm cũng đều mong muốn có một ngày mình được thăng tiến trở thành nhà quản lý, được tăng thu nhập Những ngày đầu làm quản lý nhiều người chỉ thấy phía trước toàn màu hồng họ không biết rằng thử thách họ phải vượt qua nhiều hơn thuận lợi. Thử thách đối với những người lần đầu làm quản lý Sự ganh tỵ: Đừng tin rằng mọi người sẽ vui về kết quả tuyển chọn thành viên mới vào chức vụ quản lý trong công ty....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết thành công dành cho người lần đầu làm sếp

  1. Bí quyết thành công dành cho người lần đầu làm sếp
  2. Ai đi làm cũng đều mong muốn có một ngày mình được thăng tiến trở thành nhà qu ản lý, được tăng thu nhập Những ngày đầu làm quản lý nhiều người chỉ thấy phía trước toàn màu hồng họ không biết rằng thử thách họ phải vượt qua nhiều hơn thuận lợi. Thử thách đối với những người lần đầu làm quản lý Sự ganh tỵ: Đừng tin rằng mọi người sẽ vui về kết quả tuyển chọn thành viên mới vào chức vụ quản lý trong công ty. Một số đồng nghiệp của bạn cho rằng đáng lẽ họ cũng xứng đáng được chọn, họ sẽ ganh tị với sự thăng tiến của bạn và thầm mong rằng bạn sẽ thất bại thảm hại và họ ra sức chống đối, phản ứng và bất tuân thủ. Bị lợi dụng: Một số người cơ hội thì bắt đầu ve vãn, nịnh bợ vì nghĩ rằng sự thăng tiến của bạn sẽ tạo điều kiện để họ thành công . Họ làm việc không phải vì bạn mà chủ yếu là đ ể họ đạt được một mục tiêu nào có của họ, thậm chí bạn trở thành con rối để gánh trách nhiệm cho họ. Sự thẩm định: Cấp trên của bạn và những người đồng cấp của bạn sẽ xét nét và thường xuyên để ý kiểm tra khả năng của bạn. Họ sẽ đ ặt ra vài câu hỏi ho ặc những mục tiêu cao hơn xem bạn có khả năng ứng phó hay không. Lúc đầu bạn được xem ra so sánh với người tiền nhiệm hoặc những người khác cùng chức vụ. Nếu người tiền nhiệm thành tích không tốt thì họ sẽ kỳ vọng vào khả năng "thần đồng" của bạn. Nhưng nếu người tiền nhiệm đã làm rất tốt thì bạn phải cố gắng rất nhiều để duy trì thành tích của họ để lại. Nói chung, dù thế nào thì người phải chịu áp lực cũng vẫn là bạn.
  3. Những sai lầm thường gặp ở người lần đầu làm quản lý Thường những người lần đầu làm sếp hay cố gắng "gồng mình" để chứng tỏ quyền lực của mình, thay đổi tác phong một cách thái quá. Bạn dùng tối đa quyền lực của chức vụ mà mình có, đ ể chinh phục người khác. Nhưng quyền lực dùng càng nhiều thì quyền uy của bạn càng giảm và một thời gian ngắn quyền lực của bạn sẽ mất hiệu lực. Những ngày đầu bạn thường thích thay đổi tất cả mọi cái cũ của người tiền nhiệm để chứng tỏ mình giỏi hơn, đôi khi bạn trở thành người lạm quyền đối với cấp trên. Có những người nói xấu người tiền nhiệm và tỏ ra thiếu khiêm tốn. Ngoài ra có những người quản lý chẳng có kế hoạch, phân công nhân viên làm việc mà tự mình ôm tất cả mọi thứ vào làm, đến mức bị quá tải vì làm việc căng thẳng. Những lời khuyên nên và không nên trong 30 ngày đầu làm sếp Trong 30 ngày đầu làm sên, bạn không nên khen hoặc chê, không nên thay đổi những gì người tiền nhiệm để lại. V ì mọi người đang phản ứng và họ rất sợ sự thay đổi, nhân viên cấp dưới tìm cách chống đối và dò xét hơn là làm việc theo lời bạn. Vậy bạn không nên tạo cơ hội cho họ làm lớn chuyện. Bạn cũng không nên ra lệnh và thay đổi tác phong thái quá làm mọi người khó chịu và xét nét. Tuy nhiên, cũng đừng nên quá nhu nhược để một số người lợi dụng bạn. Bạn nên làm gì? Hãy lập ra một kế hoạch hành đ ộng cho từng việc, từng ngày của bản thân và của nhóm rất cụ thể, đây là công cụ tốt nhất giúp bạn kiểm soát được mọi hành vi cá nhân của mình và hoạt cộng của nhóm. Những ngày đầu bạn hãy để cho mọi việc diễn ra một cách tự nhiên như trước đó và chỉ tập trung vào
  4. kết quả công việc của từng thành viên trong nhóm và của nhóm. Bạn hãy tranh thủ xây dựng mối quan hệ với những người đồng cấp và cấp trên của bạn để họ có những lời khuyên bổ ích và giúp đỡ bạn. K ế hoạch làm việc và mục tiêu của bạn phải thông qua cấp trên để được đ ánh giá là bạn bài bản và chuyên nghiệp. Hãy xin lệnh cấp trên cho những quyết định của bạn và nó được xem như "thượng phương bảo kiếm" để tác chiến. Trong tháng đầu tiên làm quản lý, khả năng chuyên môn không quan trọng bằng khả năng tâm lý. Hãy quan sát và tìm hiểu từng nhân viên, tạo điều kiện để họ thực hiện có kết quả tốt nhất với khả năng của họ. Sau 30 ngày đầu, bạn hãy b ắt đầu mời từng người trong nhóm nói chuyện riêng với họ, hãy đánh giá cao những thành tích mà họ đạt được và chỉ ra một vài điểm cần cải tiến và giải pháp cải tiến cho họ, tuyệt đối không chỉ trích nhân viên. Làm được như vậy, những nhân viên của bạn sẽ rất phục bạn, từ đây, họ sẽ tự thay đổi phương pháp và thái độ làm việc tốt hơn. Còn bạn thì đã đạt được mục tiêu "cải tổ” hoặc thay đổi mà không bị nhân viên chống đối. N ếu bạn nhận thấy mình có khả năng thực hiện những vai trò trên, hãy mạnh dạn ứng cử vào vai trò của một nhà quản lý. Dĩ nhiên, không thể một sớm một chiều bạn hội đủ những yếu tố trên, bạn hãy xác định mục tiêu rõ ràng và một lộ trình để phấn đấu trở thành nhà quản lý giỏi. N ếu bạn cảm thấy mình không thích hợp với vai trò quan lý hoặc những đòi hỏi về năng lực như trên, bạn nên chọn cho mình con đường trở thành chuyên gia giỏi. "Một nhân viên giỏi cũng xem lại vinh quang cho b ạn còn một quản lý tồi sẽ làm hỏng đi sự nghiệp của bạn". Chúc các bạn thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2