intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết tự học hiệu quả khi học tín chỉ

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

258
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù làm việc hay học tập bạn cũng cần vạch kế hoạch cho mình, bạn hãy vạch ra cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được học sau. làm như thế không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học. Bạn sẽ thấm sâu hơn những môn khó nuốt như các môn đại cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết tự học hiệu quả khi học tín chỉ

  1. Bí quyết tự học hiệu quả khi học tín chỉ 1. Vạch kế hoạch Dù làm việc hay học tập bạn cũng cần vạch kế hoạch cho mình, bạn hãy vạch ra cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được học sau. làm như thế không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học. Bạn sẽ thấm sâu hơn những môn khó nuốt như các môn đại cương.
  2. 2. Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. Khi cảm thấy mệt mỏi bạn đừng cố gắng học bài vì làm như th sẽ làm cho cơ thể bị ức chế dẫn tới stress. Dù có bài kiểm tra quan trọng đến mức nào thì bạn cũng nên chăm lo cho cơ thế nếu không bạn sẽ làm bài tệ hơn những gì bạn nghĩ.
  3. 3. Hiểu rõ các ghi chép Tìm ra các ý quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ “cho nên, vì vậy” và “chủ yếu”, “điều quan trọng” mà thầy cô đã tóm tắt. Khi hiểu rõ những ý quan trọng này bạn sẽ hiểu bài học nhanh hơn rất nhiều. 4. Học một cách chủ động chứ không thụ động Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. + Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. + Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan. Nhất là khi học các môn xã hội như lịch sử hãy ghi nhớ các sự kiện lịch sử và liên kết chúng lại với nhau. Tìm hiểu ý nghãi lịch sử của chúng và nắm bắt những ý cơ bản không nên học một cách tràn lan dài dòng. 5. Ghi chú cẩn thận Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6. Luôn học tại bàn Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.
  4. Cách bạn học bài như thế nào? Có hiệu quả không? Bạn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu biết cách tự học. Các môn trong trường phổ thông nhiều khi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng vì quá tải. Vì thế, bạn hãy tìm cho mình một nguồn động lực để phấn đấu tốt hơn trong ” sự nghiệp đi học” của mình nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2