intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết tự trồng giá đỗ

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

98
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá đỗ xanh có vô số lợi ích đối với sức khỏe con người như thanh nhiệt, giải độc, trị đau nhức, mắt đỏ, giải rượu, giảm huyết áp, giảm nguy cơ sẩy thai… Rất nhiều người đã tự trồng “thần dược” này tại nhà nhưng không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết tự trồng giá đỗ

  1. Bí quyết tự trồng giá đỗ
  2. Giá đỗ xanh có vô số lợi ích đối với sức khỏe con người như thanh nhiệt, giải độc, trị đau nhức, mắt đỏ, giải rượu, giảm huyết áp, giảm nguy cơ sẩy thai… Rất nhiều người đã tự trồng “thần dược” này tại nhà nhưng không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu. Webtretho xin được tổng hợp và chia sẻ các bí quyết thành công và các vấn đề nhỏ do các thành viên của diễn đàn đã đích thân trải nghiệm. Ảnh: Webtretho – ID Tý_coi Các nguyên vật liệu cần để trồng giá: 1. Đỗ xanh nguyên vỏ; thông thường bạn nên chọn những hạt đều và bóng; 2. Vật liệu dùng để lót nền cho mầm giá mọc có thể chọn giữa lá tre, tro trấu (tro từ vỏ trấu), cát biển, khăn mặt, vải cotton (loại để may áo sơ mi). Mỗi vật liệu có ưu và khuyết điểm riêng. - Giá đỗ mọc trên lá tre được công nhận là ngọt và ngon nhất.
  3. - Thông dụng nhất là khăn mặt, vải cotton vì khả năng giữ ẩm tốt, dễ kiếm nhưng khuyết điểm là rễ giá mắc vào vải rất khó gỡ ra. Thường thì khăn mặt dùng trồng giá một lần rồi sẽ không sử dụng lại được vì dễ bị rễ giá móc rách khăn. Miếng vải cotton gấp đôi sẽ ít bị mắc rễ hơn, chỉ cần giặt sạch, phơi khô là có thể tái sử dụng. - Tro trấu và cát biển rất tiện dụng và kinh tế; cát có thể dùng đi dùng lại nhiều lần nhưng ở thành phố thì hơi khó kiếm. 3. Dụng cụ dùng làm “nhà trồng” có thể là xô nhựa, rổ, nồi, chậu hoa thậm chí cả chai nước ngọt 2 lít hoặc bất cứ vật gì có độ sâu tối thiểu là 30-35 cm, đủ để trồng 3 tầng giá đỗ, và quan trọng nhất là phải có lỗ để thoát nước dưới đáy. 4. Dụng cụ dằn (hay vật chèn) rất quan trọng, nếu thiếu hoặc dằn không chặt thì giá sẽ mọc dài và ốm chứ không tròn và mọng nước. Có thể dùng các thanh tre buộc chéo vào nhau, thớt gỗ hoặc dĩa sứ. Tùy thuộc vào kích thước của dụng cụ trồng giá, dụng cụ dằn phải có đường kính nhỏ hơn của đồ đựng một chút, nhét vừa khít vào bên trong dụng cụ trồng nhưng vẫn có thể xê xích được. Yêu cầu thứ 2 về vật dằn là phải có độ nặng tương đối, không quá nhẹ để có thể cản không cho giá đỗ mọc quá cao và ốm, không quá nặng khiến mầm giá bị “nhốt kín” bên dưới không phát triển được. * Lưu ý: Dù nguyên vật liệu khác nhau nhưng các bước thực hiện vẫn tương tự nhau.
  4. Ảnh: Webtretho – ID MeKimLena Cách trồng (cách thông dụng nhất và đơn giản nhất) - 300 gr đậu xanh; 4 cái khăn cotton (1 khăn lớn, 3 khăn nhỏ); 1 cái rổ nhựa lớn, 1 cái thau nhựa lớn (dùng để tưới mầm giá). - Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước trong vòng 8 tiếng đến 1 ngày (ngâm cho tới khi nào thấy mầm đậu nứt ra). - Phủ khăn to lên toàn bộ diện tích bề mặt của rổ (cả đáy và thành rổ), không được để hở bất cứ chỗ nào để lọt ánh sáng vào trong rổ.
  5. - Rải một lớp đậu lên đáy rổ đã được phủ khăn, sao cho các hạt không nằm chồng lên nhau thì đậu mới có không gian để nảy mầm, lớn nhanh. - Trải tiếp 1 lớp khăn lên trên lớp đậu. Tiếp tục rải lớp đậu thứ 2 và thứ 3, phủ lên trên mỗi lớp đậu một cái khăn; lớp trên cùng là cái khăn thứ 4. - Dùng dụng cụ dằn chèn chặt trên cùng. - Chăm sóc: Đặt rổ vào chỗ tối, tránh cho tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và chiều theo giờ nhất định, đổ nước đầy vào thau rồi cho cả rổ vào thau (nước phải ngập qua ít nhất 1/2 chiều cao của rổ) để cho mầm đậu bên trong rổ uống nước no nê. Sau 10 phút kéo rổ ra, để cho chảy hết nước và tiếp tục để vào nơi không tiếp xúc với ánh nắng. Chăm sóc như vậy cho đến ngày thứ 3 là có thể thu hoạch được khoảng 2kg giá đỗ trắng muốt, tròn căng ngon mắt. Các vấn đề thường gặp khi trồng giá: 1) Giá bị úng Nguyên nhân khiến giá đỗ bị úng, mau hư có thể do bị ứ nước trong giai đoạn chăm sóc. Vì vậy, bạn nên chọn dụng cụ trồng có lỗ thoát nước dưới đáy. Nếu không tìm được dụng cụ phù hợp, có thể vẫn cho giá đỗ uống nước 2 lần/ngày bằng cách đổ thẳng nước vào trong dụng cụ trồng, sau 15 phút, một cách cẩn thận úp ngược dụng cụ trồng lại, đợi nước chảy ra hết mới lật ngửa lên và xếp vật chèn lại cho chặt. Mầm giá sẽ không rơi ra ngoài vì đã có vật chèn giữ lại. 2) Thân giá ốm và dài
  6. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến giá tới thời hạn thu hoạch vẫn ốm, thân rất dài là do không được chèn chặt, để cho mầm giá phát triển hướng lên trên một cách tự do. Tuy nhiên, chèn chặt quá cũng không tốt, mầm giá sẽ không có không gian phát triển. Có 2 khả năng xảy ra: thứ nhất, thân giá ngắn; thứ 2 – trường hợp này đã có người gặp phải khi trồng giá trong vại – vì dằn rất chặt, mầm giá không đẩy nổi vật chèn để phát triển theo chiều cao, nên lớn theo chiều ngang và làm nứt cả vại. 3) Thân ngắn rễ dài. Đây là trường hợp xảy ra khi giá được trồng quá ngày. Thời hạn tốt nhất để thu hoạch là 3 ngày sau khi ươm. Nếu trồng dài ngày hơn, thân giá sẽ không lớn hơn mà chỉ có rễ là mọc dài thêm. 4) Giá bị úa và có vị đắng nhẹ Giá không trắng là do bị hở nắng (để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mắt trời) trong khi trồng. Đó là lý do phải che chắn kỹ nếu trồng trong chiếc rổ có nhiều lỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2