intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến chứng của viêm đường hô hấp trên

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đa số các trường hợp, các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường tự giới hạn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé. Ảnh: Images khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến chứng của viêm đường hô hấp trên

  1. Biến chứng của viêm đường hô hấp trên Trong đa số các trường hợp, các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường tự giới hạn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức Thường xuyên kiểm tra nhiệt khỏe và tính mạng của độ của bé. Ảnh: Images trẻ bị đe dọa nghiêm
  2. trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết… Chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ - Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt. - Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường như Acemol, Ibuprofene… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn. - Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.
  3. - Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho. - Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này. - Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được. Các biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan - Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  4. + Để bảo đảm cho bé có thể trạng và sức đề kháng tốt cần thực hiện: - Khi mang thai, mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng, khám thai định kỳ. - Nên cho trẻ bú mẹ sớm từ những giờ đầu sau sinh, duy trì sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi, cho trẻ ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm. - Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, có thể tư vấn bác sĩ để chích ngừa thêm cho bé một số loại vaccin cần thiết khác. + Phòng tránh lây lan: - Khi có dịch bệnh nên tránh đưa gia đình đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  5. + Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Nên cố gắng cách ly trẻ bệnh với trẻ lành à những thành viên khác trong gia đình ít nhất 7 ngày để tránh lây lan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2