Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
lượt xem 5
download
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
- Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em Thưa Bác Sĩ, tôi có cháu trai 6 tuổi bị chảy nước mũi và hắt hơi , điều trị chẩn đoán là bị chứng viêm xoang mũi dị ứng, đã điều trị thời gian dài mà không hết . Tôi nghe nói cây cứt lợn có thể chữa được, nhưng vì bé còn quá nhoe, tôi muốn hỏi Bác sĩ bé có uống nước sắc của cây cứt lợn được không ? với liều lượng bao nhiêu ? và cây đó có độc tính gì không ? Mong Bác sĩ chỉ giụp Cám ơn Bác sĩ (Phạm Thị Dung) Trả lời: Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA... Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng, với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường tồn tại 5-7 ngày. Nếu tình trạng viêm
- đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến viêm xoang cấp: - Sốt trên 39 độ C. - Thở hôi. - Ho nhiều về ban đêm. - Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh. - Nhức đầu. - Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. - Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Viêm xoang mạn là tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa; hoặc là tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-quang. Các triệu chứng thường không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng:
- - Sốt từng đợt, sốt không cao. - Đau họng tái phát. - Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm. - Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng. - Sưng vùng mặt. - Chảy máu cam. - Nhức đầu. - Ù tai, viêm tai giữa. - Nghẹt mũi không ngửi được mùi. Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc khám lâm sàng, có thể dùng X-quang, nội soi, CT- Scan, siêu âm, MRI.
- Các nguyên tắc điều trị viêm xoang là làm giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học và việc điều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và giá cả hợp lý. Với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, thuốc chống xung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang, dùng corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang. Có thể dùng thuốc làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết, giúp lông chuyển hoạt động tốt hơn. Có thể điều trị bệnh nền như dị ứng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản... Với viêm xoang mạn, phác đồ điều trị tương tự viêm xoang cấp. Chỉ định phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp sau: - Viêm xoang mạn không đáp ứng điều trị sau 4-6 tuần sử dụng kháng sinh tối đa. - Viêm xoang mạn tái phát nhiều hơn 6 lần trong năm. - Viêm xoang mạn kèm theo những bất thường cơ thể học. Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác và hướng dẫn
- cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà. Không tự ý dùng những loại cây lá để chữa cho trẻ khi chưa có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Chúc bé mau khỏe! VIÊM XOANG Ở TRẺ EM Xoang là khoảng không gian ẩm trong xương mặt xung quanh mũi. Khi xoang bị sưng hay tấy, nhiễm trùng được gọi là viêm xoang. Bệnh nhiễm trùng này thường kèm theo cảm hay dị ứng. Khá nhiều người mắc bệnh viêm xoang và có thể được điều trị dễ dàng. Với trẻ, chúng ta cần có những lưu ý đặc biệt. Khi trẻ bị cảm và có các triệu chứng cảm kéo dài khoảng 10 ngày, hoặc trẻ bị sốt sau khoảng 7 ngày có các triệu chứng của cảm cúm, có thể trẻ đã bị viêm xoang hay các dạng bệnh nhiễm trùng khác, do đó cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ.
- Nguyên nhân gây viêm xoang Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng. Khi trẻ bị cảm hay dị ứng, mũi trở nên sưng và khiến cho có nhiều nước nhầy hơn, hệ thống dẫn lưu cho các xoang có thể bị cản trở, và nước nhầy có thể bị kẹt lại các xoang. Vi khuẩn, virus và nấm có thể phát triển ở đó và dẫn tới viêm Triệu chứng bệnh viêm xoang Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày có các triệu chứng cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ.
- Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Ở trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, các triệu chứng thường thấy của viêm xoang là ho khan vào ban ngày mà không có tiến triển gì sau 7 ngày đầu có các triệu chứng cảm, sốt, nghẹt mũi nặng hơn, đau răng, đau tai hay dễ bị đau ở vùng mặt. Đôi khi thanh thiếu niên bị viêm xoang cũng phát triển các triệu chứng gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nhức đầu hoặc đau ở phía sau mắt. Ngăn ngừa viêm xoang Đơn giản là hãy thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ. Chẳng hạn, vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm. Mặc dù tự bản thân bệnh viêm xoang không lây nhiễm, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm. Mời các bạn tham khảo phương pháp xông thuốc để giải quyết tận gốc căn bệnh này tại mục " Thông tin thuốc điều trị"
- Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang. Viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàn. Viêm xoang ở trẻ em khác gì với người lớn? Viêm xoang trẻ em khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng. Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác dần được tạo thành: xoang hàm có khi trẻ 3 - 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7 - 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi.
- Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác. Trẻ nào thường bị viêm xoang? Trong các thập niên gần đây, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có xu hướng gia tăng, hay gặp nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, phải hút khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than… sự giảm dần của diện tích cây xanh trong môi trường sống. Tỉ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường (điều tra của BV. Tai Mũi Họng trung ương năm 2005). Tỉ lệ trẻ em trai mắc bệnh viêm mũi xoang tương đương với trẻ em gái (trai là 54%, gái 46%). Viêm xoang và viêm đường hô hấp trên Làm thế nào để phân biệt trẻ bị viêm xoang với một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính vì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6 - 8 lần? Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Diễn biến và biểu hiện bệnh như sau: Sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần (viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5 – 7 ngày là hết), trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên gây ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn oẹ. Trẻ bú không được dài hơi như khi đang khoẻ do tắc mũi. Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp mặt
- trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề, đóng bánh ở góc trong ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rò mủ ra ngoài da. Khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Một số trượng hợp viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi. Tổ chức V.A ở trần vòm trong tình trạng quá phát và đọng mủ. Quan sát họng miệng thấy mủ vàng xanh bám đầy thành sau họng xuống tận dưới hạ họng. Màng tai thường dày đục và lõm, một số trẻ có hiện tượng ứ đọng dịch trong hòm tai-viêm tai giữa thanh dịch - do sự thông khí kém giữa tai và mũi họng. Chụp X-quang xoang thường như phim Blondeau, Hirtz chỉ cân nhắc thực hiện khi nghi ngờ có biến chứng của viêm xoang do ảnh hưởng nặng nề của tia chụp với trẻ nhưng thật sự cũng khó đánh giá tình trạng viêm xoang của trẻ trên hai phim này vì mặt trước của xoang bị các mầm răng cản trở. Nếu thấy thật cần thiết chỉ nên chụp phim cắt lớp vùng xoang để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh. Điều trị như thế nào? Điều trị nội khoa là chính từ 4 – 6 tuần với kháng sinh toàn thân nhóm ß lactam hoặc macrolid kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng. Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang. Chỉ định phẫu thuật chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của viêm xoang theo chỉ đinh chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu bệnh Viêm mũi di ứng
5 p | 210 | 51
-
Viêm mũi xoang và thuốc trị
5 p | 196 | 38
-
Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 4)
6 p | 150 | 26
-
Sản phẩm từ hoa ngũ sắc trị viêm xoang
5 p | 130 | 21
-
Trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch
4 p | 174 | 21
-
Viêm niêm mạc mũi ở trẻ 5 tuổi
2 p | 110 | 11
-
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi
3 p | 193 | 11
-
Phát hiện sớm u não ở trẻ nhỏ
3 p | 137 | 9
-
Hiểm họa từ viêm màng não mủ
3 p | 84 | 8
-
Các biến chứng của viêm mũi xoang
2 p | 94 | 8
-
Biến chứng viêm xoang ở trẻ em
3 p | 131 | 6
-
Viêm xoang ở trẻ em có gây biến chứng?
8 p | 88 | 5
-
Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết
11 p | 78 | 5
-
Nhức đầu kéo dài ở trẻ nhỏ
3 p | 57 | 4
-
Cảnh giác với bệnh viêm xoang ở trẻ khi trời lạnh
9 p | 86 | 4
-
5 điều quan trọng về bệnh viêm xoang ở trẻ
7 p | 95 | 4
-
Cẩn trọng với bệnh viêm xoang ở trẻ em
7 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn