Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
BIẾN CHỨNG NGOẠI KHOA SAU GHÉP THẬN,<br />
KẾT QUẢ 42 TRƯỜNG HỢP GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO<br />
SỐNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br />
Trương Hoàng Minh*, Trần Thanh Phong*, Đỗ Anh Đức*,<br />
Trần Lê Duy Anh*, Nguyễn Phước Hải*, Hồ Thị Ngọc Châu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Biến chứng ngoại khoa sau ghép thận có tỉ lệ thấp, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng<br />
đến chức năng của thận ghép và tính mạng của bệnh nhân. Chúng tôi xin trình bày các biến chứng ngoại khoa<br />
sau ghép thận và kinh nghiệm bước đầu điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chỉ định ghép thận từ người cho sống tại<br />
bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 4 năm 2012. Phát hiện các biến chứng bằng khám lâm<br />
sàng, siêu âm và CT-Scan. Phương pháp tiền cứu mô tả từng trường hợp lâm sàng.<br />
Kết quả và bàn luận: Có 42 bệnh nhân được tiến hành ghép thận. Tuổi trung bình ở người cho 31,43 tuổi<br />
(18-54t).Tuổi trung bình người nhận thận là 40,98 tuổi (19-69). Tỷ lệ lấy thận trái/phải để ghép là 34/8. Tỷ lệ đặt<br />
thận ghép ở hố chậu phải/trái là 32/10. Có 33 thận ghép với 1 động mạch thận và 9 thận ghép có nhiều động<br />
mạch. 100% các trường hợp cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Grégoir có cải biên. Tỷ lệ<br />
chảy máu từ chỗ khâu nối mạch máu là 3/42 (7,14%). Tỷ lệ hẹp chỗ khâu nối động mạch là 3/42 (7,14%) được<br />
đặt stent có kết quả tốt. Tỷ lệ xì dò nước tiểu là 1/42 (2,7%). Có 1/42 (2,38%) bệnh nhân tử vong liên quan chảy<br />
máu sau mổ do rối loạn đông máu.<br />
Kết luận: Tỷ lệ các biến chứng ngoại khoa trong nghiên cứu là thấp. Đặt Stent điều trị hẹp chỗ khâu nối<br />
động mạch có kết quả tốt. Kỹ thuật cắm niệu quản thận ghép vào bàng quang người nhận thận theo phương pháp<br />
Lich-Gregoir có cải biên đạt tỷ lệ thành công cao.<br />
Từ khóa: Biến chứng ngoại khoa, ghép thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL COMPLICATIONS AFTER RENAL TRANSPLANTATION, RESULTS 42 CASES OF<br />
RENAL TRANSPLANTATION FROM LIVING DONOR AT PEOPLE 115 HOSPITAL<br />
Truong Hoang Minh, Tran Thanh Phong, Do Anh Duc,<br />
Tran Le Duy Anh, Nguyen Phuoc Hai, Ho Thi Ngoc Chau<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 460 - 465<br />
Background and purpose: Surgical complications after renal transplantation are low, however it may to<br />
influence on graft survival. We evaluated surgical complications after renal transplantation and initial experience<br />
of treatment at people 115 Hospital.<br />
Materials and Methods: Patients were operated renal transplantation at people 115 hospital from march<br />
2004 to april 2012. Determine surgical complications by Examination clinical, Echo, CT-Scan with prospective<br />
study of the cas.<br />
Results: All 42 renal transplantations from living donor performed. The essential donor age: 31,43 (18-54.<br />
The essential receiver age: 40,98 (19-69). Rate nephrectomy for living donor left/right: 34/8. Rate implant fosse<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Nhân Dân 115<br />
Tác giả liên lạc: ThsBS Trương Hoàng Minh Email: truonghminh2000@yahoo.com<br />
<br />
460<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
iliac right/left: 32/10. The single renal artery: 33 patients and 9 patients with multiple arteries. 100% cases were<br />
inserted the ureter of graft into the recipient bladder with Lich-Grégoir technique has a modification. Rate<br />
hematoma: 3/42 (7,14%), Rate of arterial stenosis: 3/42 (7,14%) was treated successful by stent arterial, Rate<br />
urinary leaks: 1 patient (2,38%). Rate mortality:1/42 cases (2,38%) relate to postoperative bleeding due to<br />
troubled coagulation.<br />
Conclusions: Rate of surgical complications after renal transplantation was low. The insert of stent by<br />
intervention endovascular for treatment of stenosis in anastomosis arterial was good result. The ureter was<br />
anastomosed to the recipient bladder with Lich-Gregoir technique has a modification was high success.<br />
Key words: Surgical complication, Renal transplantation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế<br />
thận sinh lý và đem lại chất lượng cuộc sống<br />
nhất đối với bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn<br />
cuối. Việt Nam thực hiện ghép thận từ năm 1992<br />
và đã trở thành phẫu thuật thường quy ở nhiều<br />
bệnh viện. Biến chứng ngoại khoa là một biến<br />
chứng khó tránh khỏi sau ghép thận chiếm<br />
khoảng 15% tùy theo các trung tâm và đôi khi<br />
ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân sau ghép.<br />
Các biến chứng ngoại khoa bao gồm: biến<br />
chứng mạch máu (1-16%), biến chứng niệu khoa<br />
(2-10%), biến chứng lymphoceles (3,1%), và các<br />
biến chứng khác.(6). Bệnh viện Nhân Dân 115 bắt<br />
đầu thực hiện ghép thận từ người cho sống vào<br />
năm 2004, cho tới nay đã thực hiện 42 trường<br />
hợp. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đưa<br />
ra kinh nghiệm ban đầu phát hiện và điều trị các<br />
biến chứng ngoại khoa góp phần nâng cao chất<br />
lượng điều trị cho bệnh nhân ghép thận tại Bệnh<br />
viện Nhân Dân 115.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân được ghép thận từ<br />
người cho sống tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ<br />
tháng 3 năm 2004 đến tháng 4 năm 2012.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả từng trường hợp<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
-Việc thực hiện ghép thận được thực hiện<br />
theo quy trình ghép thận của bệnh viện Nhân<br />
Dân 115 dựa trên quy trình ghép thận của Bộ Y<br />
tế năm 2002(5).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
-Việc lấy thận được thực hiện qua mổ mở<br />
hoặc mổ nội soi.<br />
-Thận được lấy ra khỏi người cho và rửa<br />
bằng dung dịch Euro-Collins ở nhiệt độ 4 độ<br />
Celcius hoặc dung dịch HTK-Custodial.<br />
-Thận ghép được đặt vào hố chậu phải hoặc<br />
trái ở người nhận thận, tĩnh mạch thận ghép<br />
cắm vào tĩnh mạch chậu chung hoặc tĩnh mạch<br />
chậu ngoài tùy từng trường hợp. Động mạch<br />
thận ghép được thông nối với động mạch chậu<br />
trong (tận-tận) hoặc động mạch chậu ngoài hay<br />
chậu chung (tận- bên) tùy từng trường hợp.<br />
-Niệu quản được cắm vào bàng quang theo<br />
phương pháp Lich-Gregoir.<br />
-Phác đồ thuốc ức chế miễn dịch: Ức chế<br />
calcineurin (CsA hoặc Tacrolimus) + MMF<br />
(Cellcept) + Steroid (Prednisolon) + dẫn nhập<br />
(Simulect) tùy theo từng trường hợp.<br />
-Ghi nhận các biến chứng ngoại khoa sau<br />
mổ và kết quả điều trị các biến chứng.<br />
-Các bệnh nhân sau mổ được tái khám 1<br />
lần/tuần, ghi nhận các biến chứng nếu có.<br />
-Lập bệnh án nghiên cứu, ghi đầy đủ các<br />
thông số nghiên cứu.<br />
-Sử lý số liệu với phần mềm SPSS 11.5. Biến<br />
số định tính được trình bày dưới tỷ lệ %, biến số<br />
định lượng trình bày dưới dạng số trung bình<br />
và độ lệch chuẩn.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 4 năm 2012<br />
chúng tôi thực hiện được 42 trường hợp ghép<br />
thận từ người cho sống với các đặc điểm sau:<br />
<br />
461<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Bảng 2: Các phương pháp khâu nối mạch máu<br />
<br />
Đặc điểm ở người cho thận<br />
Tuổi trung bình: 31,43 tuổi (18t-54t) với 30<br />
nam (71,4%) và 12 nữ (28,6%). Độ tuổi hiến thận<br />
đa phần là tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ.<br />
Bảng 1: Quan hệ giữa người cho và người nhận thận<br />
Quan hệ<br />
Số trường hợp<br />
Mẹ ruột cho con<br />
1<br />
Anh chị em ruột cho nhau<br />
7<br />
Con dâu cho mẹ chồng<br />
1<br />
Vợ cho chồng<br />
1<br />
Cháu cho dì/cô/chú<br />
14<br />
Anh em họ cho nhau<br />
18<br />
Tổng cộng<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
2,38<br />
16,67<br />
2,38<br />
2,38<br />
33,33<br />
42,86<br />
100<br />
<br />
Khâu nối mạch máu<br />
Số trường hợp Tỷ lệ %<br />
Khâu nối Động mạch chậu<br />
21<br />
50<br />
động mạch<br />
ngoài<br />
Động mạch chậu<br />
9<br />
21,43<br />
trong<br />
Động mạch chậu<br />
7<br />
16,67<br />
chung<br />
Với tĩnh mạch<br />
40<br />
95,24<br />
chậu ngoài<br />
Khâu nối<br />
tĩnh mạch Với tĩnh mạch<br />
2<br />
4,76<br />
chậu chung<br />
<br />
Phương pháp lấy thận ghép: 6 trường hợp<br />
lấy thận qua nội soi ổ bụng và 36 trường hợp lấy<br />
qua mổ mở<br />
<br />
Chuẩn bị mạch máu: 1 trường hợp (2,38%)<br />
bóc tách rốn thận làm dài động mạch, 2 trường<br />
hợp (4,76%) cắm động mạch cực trên vào động<br />
mạch thận chính. 1 trường hợp (2,38%) nối động<br />
mạch cực dưới vào động mạch thượng vị dưới.<br />
2 trường hợp (4,76%) tạo hình kiểu nòng sung. 1<br />
trường hợp cột động mạch cực trên do khẩu<br />
kính quá nhỏ.<br />
<br />
Số lượng động mạch thận ghép: có 33<br />
trường hợp (78,57%) thận ghép có 1 động mạch,<br />
9 trường hợp (21,43%) có 2 động mạch.<br />
<br />
Có 22 trường hợp (52,38%) đặt thông JJ niệu<br />
quản thận ghép, 20 trường hợp (47,62%) là<br />
không đặt thông JJ.<br />
<br />
Thời gian thiếu máu nóng: trung bình 3 phút<br />
12 (2 phút - 7 phút 30)<br />
<br />
Phục hồi chức năng thận ghép sau mổ: 31<br />
trường hợp (73,81%) có nước tiểu ngay sau khi<br />
mở kẹp mạch máu, 8 trường hợp (19,05%) có<br />
nước tiểu sau 30 phút, có 3 trường hợp (7,14%)<br />
có nước tiểu sau 24 giờ.<br />
<br />
Vị trí lấy thận: 8 trường hợp lấy thận phải và<br />
34 trường hợp lấy thận trái.<br />
<br />
Đặc điểm ở người nhận thận<br />
Tuổi trung bình: 40,98 tuổi (19t-69t) với 25<br />
nam (59,5%) và 17 nữ (40,5%)<br />
Nguyên nhân suy thận mãn: 24 trường hợp<br />
(57%) là bệnh cầu thận mãn, 9 trường hợp<br />
(21,43%) là bệnh thận cao huyết áp, 4 trường<br />
hợp (9,52%) tiểu đường, 2 trường hợp (4,76%)<br />
thận đa nang, còn lại do Lupus, gout, sỏi niệu.<br />
Phương pháp điều trị trước ghép thận: 33<br />
trường hợp (78,57%) chạy thận nhân tạo, 5<br />
trường hợp (11,90%) thẩm phân phúc mạc, 4<br />
trường hợp (9,53%) chưa điều trị thay thế thận<br />
trước ghép.<br />
Tương hợp HLA: 1/6 (có 2/42: 4,76%), 2/6 (có<br />
5/42: 11,9%), 3/6 (có 16/42: 38,1%), 4/6 (có<br />
13/42:30,96%), 5/6 (có 5/42: 11,9%), 6/6 (có 1/42:<br />
2,38%)<br />
Thông số kỹ thuật trong mổ: 32 trường hợp<br />
(76,19%) ghép vào hố chậu phải, 10 trường hợp<br />
(23,81%) ghép vào hố chậu trái.<br />
<br />
462<br />
<br />
Biến chứng ngoại khoa<br />
Bảng 3: Biến chứng mạch máu<br />
Biến chứng<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Chảy chỗ thông<br />
nối động mạch<br />
Hẹp động mạch<br />
thận ghép<br />
<br />
3/42<br />
(7,14%)<br />
3/42<br />
(7,14%)<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Trần Ngọc Eduardo. M<br />
(8)<br />
Sinh<br />
2/201 (0,99%) 9/292 (3,1%)<br />
0/ 201 (0%)<br />
<br />
9/292 (3,1%)<br />
<br />
Cả 3 trường hợp hẹp động mạch thận ghép<br />
tại vị trí thông nối đều xẩy ra trên bệnh nhân<br />
được thực hiện thông nối động mạch thận ghép<br />
với động mạch chậu ngoài (1 bệnh nhân) và<br />
động mạch chậu chung (2 bệnh nhân) kiểu tậnbên.<br />
Bảng 4: Biến chứng niệu khoa và so sánh với các tác<br />
giả<br />
Tên tác Chúng Trần Ngọc Daniel. A.S Akoh JA et<br />
(1)<br />
(2)<br />
giả<br />
tôi (2012) Sinh et al et al (1995) al (2009)<br />
(8)<br />
(2010)<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
N (Tổng 42 (living 201 (living<br />
1000<br />
398 (335<br />
số bn<br />
donors)<br />
donors)<br />
(deceased) deceased +<br />
nghiên<br />
43 living<br />
cứu)<br />
donors)<br />
Số bn (tỷ<br />
1 bn<br />
4 bn<br />
71 bn (7,1%)<br />
29 bn<br />
lệ) biến (2,38%) (1,99%)<br />
(7,3%)<br />
chứng<br />
<br />
-Biến chứng Lymphocel: chúng tôi không<br />
gặp trường hợp nào<br />
-Biến chứng khác: Có 1 trường hợp nhiễm<br />
trùng vết mổ, đây là những ca đầu tiên ghép<br />
cùng phái đoàn Bỉ sử dụng kháng sinh dự<br />
phòng nhưng thất bại, biểu hiện sưng tấy vết<br />
mổ vào ngày thứ 4, không sốt. Chúng tôi sử<br />
dụng lại kháng sinh thế hệ 3 (Rocephin) sau đó<br />
bệnh ổn, vết mổ lành và cắt chỉ vào ngày thứ 10<br />
sau mổ. Không ghi nhận trường hợp nào có tổn<br />
thương các tạng trong ổ bụng, thoát vị thành<br />
bụng hay tràn dịch tinh mạc cùng bên thận<br />
ghép.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Biến chứng mạch máu: Ngày nay, với sự<br />
phát triển của kỹ thuật ngoại khoa, biến chứng<br />
mạch máu gặp không nhiều (kể cả nhóm có<br />
nhiều động mạch)(6) tuy nhiên khi xẩy ra nó sẽ là<br />
nguyên nhân quan trọng làm mất chức năng<br />
thận ghép. Nếu phát hiện sớm có thể cứu được<br />
thận ghép thông qua việc can thiệp ngoại khoa<br />
hay can thiệp nội mạch(3)<br />
Cả 3 trường hợp chảy máu chỗ thông nối<br />
động mạch (động mạch thận ghép với động<br />
mạch chậu ngoài người nhận) biểu hiện máu tụ<br />
quanh thận ghép xảy ra ở ngày 1-16 hậu phẫu,<br />
biểu hiện lâm sàng là đau và sưng vùng thận<br />
ghép kèm dẫn lưu ra máu. Siêu âm là phương<br />
tiện chẩn đoán đầu tiên và dễ dàng nhận thấy<br />
hematoma quanh thận ghép(1), khi kết quả<br />
không rõ ràng hoặc nghi ngờ sẽ tiến hành chụp<br />
CT-Scan(1). Hai trường hợp được mổ lại 2 lần để<br />
lấy máu tụ và cầm máu (một bệnh nhân phát<br />
hiện ngày thứ 2 và một bệnh nhân phát hiện<br />
ngày thứ 16) với kết quả bệnh nhân thứ 2<br />
(2,38%) tử vong do rối loạn đông máu, nhiễm<br />
trùng, viêm gan do thuốc mê và thận ghép<br />
không hoạt động. Trường hợp còn lại (phát hiện<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngày hậu phẫu thứ 1) được mổ lại may cầm máu<br />
chỗ nối động mạch bằng mối may tăng cường,<br />
sau phẫu thuật bệnh diễn tiến tốt. Đây là những<br />
trường hợp được thực hiện ghép thận trong<br />
những năm đầu (2004), chúng tôi chưa có nhiều<br />
kinh nghiệm.<br />
Ba trường hợp hẹp động mạch thận xảy ra ở<br />
tháng 3-4 sau ghép. Không có biểu hiện lâm<br />
sàng ở 2 trường hợp và 1 trường hợp biểu hiện<br />
bằng tăng creatinine huyết thanh khi dùng<br />
thuốc ức chế men chuyển. Siêu âm Doppler là<br />
phương tiện tầm soát hiệu quả. Tất cả các<br />
trường hợp nghi ngờ hẹp động mạch thận có ý<br />
nghĩa huyết động trên siêu âm Doppler sẽ được<br />
chụp mạch máu thận để chẩn đoán xác định và<br />
can thiệp. Cả 3 trường hợp đã được đặt stent với<br />
chức năng thận ghép tốt.<br />
Theo Zilinska Z và cs, những yếu tố nguy cơ<br />
làm tăng tỷ lệ hẹp mạch máu sau ghép là tình<br />
trạng bất tương hợp khẩu kính mạch máu, tồn<br />
tại nhiều động mạch, xơ vữa động mạch hoặc<br />
do kỹ thuật may nối mạch máu(12). Siêu âm<br />
Doppler có thể phát hiện vị trí hẹp của động<br />
mạch hay tĩnh mạch dựa trên phổ tưới máu tại<br />
thận ghép và kháng lực mạch máu trong thận<br />
ghép. CT-Scan chỉ phát hiện vùng giảm đậm độ<br />
cản quang. Chính xác nhất vẫn là chụp động<br />
mạch có tiêm thuốc cản quang sẽ xác định vị trí<br />
chỗ hẹp, độ dài và mức độ hẹp để có chỉ định<br />
can thiệp như đặt Stent hay phẫu thuật(1)<br />
Cả 3 trường hợp hẹp động mạch thận ghép<br />
của chúng tôi xầy ra ở nhóm 1 động mạch<br />
(33BN) còn không có trường hợp nào trên nhóm<br />
2 động mạch (9BN) với p > 0,05. Có thể do<br />
những trường hợp đầu tiên chúng tôi chưa có<br />
kinh nghiệm. Theo Eduardo.M thì không có sự<br />
khác biệt về biến chứng hẹp mạch máu thận<br />
ghép giữa hai nhóm 1 động mạch (9/292 bn<br />
3,1%) và nhóm nhiều động mạch (2/64 bn 3,1%)<br />
với p>0,05(6).<br />
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ: Ngày nay<br />
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ chỉ còn 1% sau ghép<br />
nhờ điều kiện phẫu thuật vô trùng tại phòng mổ<br />
tốt, sự phát triển của kháng sinh, người nhận<br />
<br />
463<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
thận được chăm sóc dinh dưỡng tốt(11)….<br />
Trường hợp nhiễm trùng vết mổ trong nghiên<br />
cứu do áp dụng protocol kháng sinh dự phòng<br />
của nước bạn (Bỉ) có lẽ không phù hợp với điều<br />
kiện khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng<br />
tôi đã sử dụng lại kháng sinh phổ rộng và bệnh<br />
nhân ổn định sau đó.<br />
Chúng tôi không gặp biến chứng<br />
Lymphocele. Theo y văn, tỷ lệ này chiếm<br />
khoảng 3,1% tùy từng trung tâm(6), thường xuất<br />
hiện vào tuần đầu sau ghép. Nguyên nhân do<br />
cột không hết các mạch bạch huyết che phủ lên<br />
mạch máu chậu. Tại bệnh viện Nhân Dân 115,<br />
chúng tôi cột một cách hệ thống các tổ chức<br />
quanh mạch máu vùng chậu khi phẫu tích mà<br />
không sử dụng dao điện đốt, mặt khác chỉ bộc<br />
lộ mạch máu chậu vừa đủ không bộc lộ quá dài<br />
mạch máu chậu nên tránh được biến chứng này.<br />
Biến chứng niệu khoa:<br />
+ Xì dò, tụ nước tiểu quanh thận: trường<br />
hợp này là do hoại tử niệu quản gần bể thận,<br />
đây là trường hợp có đặt sonde JJ dự phòng<br />
ngay trong mổ. Phát hiện vào ngày thứ 10 sau<br />
mổ với triệu chứng sốt, đau ở vùng hố chậu<br />
phải nơi đặt thận ghép. Siêu âm và chụp CTScan phát hiện tụ dịch quanh thận. Bệnh nhân<br />
được mổ thám sát lần 1 vào ngày thứ 10 hậu<br />
ghép nhưng không phát hiện được chỗ xì dò,<br />
đặt lại dẫn lưu. Mổ lại lần 2 vào ngày thứ 14<br />
hậu ghép phát hiện hoại tử niệu quản gần bể<br />
thận. Chúng tôi tiến hành may lại lỗ thủng,<br />
thám sát thấy niệu quản vẫn tưới máu tốt. Sau<br />
mổ diễn tiến tốt, hết xì dò và rút dẫn lưu ổ mổ<br />
sau đó 3 ngày, sonde JJ rút sau 2 tuần.<br />
<br />
Do hoại tử niệu quản và sai sót kỹ thuật cắm<br />
niệu quản vào bàng quang. Hoại tử niệu quản<br />
thông thường do quá trình lấy thận không tuân<br />
thủ việc bảo quản lớp mỡ quanh niệu quản<br />
cũng như phần mỡ ở vùng cực dưới thận và bể<br />
thận, đây là nơi có mạch máu xuất phát từ<br />
nhánh động mạch thận nuôi niệu quản. Mặt<br />
khác tưới máu niệu quản không đảm bảo do lấy<br />
niệu quản quá dài.Tác giả Trần Ngọc Sinh cũng<br />
ghi nhận 4 trường hợp xì dò nước tiểu mà<br />
không chẩn đoán được vị trí xì dò trước khi mổ<br />
lại, chỉ sau khi mổ mới xác định vị trí và nguyên<br />
nhân xì dò là do thủng niệu quản nghĩ do sử<br />
dụng dao đốt điện một cực. Về sau sử dụng dao<br />
bipolar và cột cầm máu niệu quản bằng chỉ tan<br />
đã cải thiện biến chứng này(8).<br />
- Chúng tôi không gặp trường hợp nào xì dò<br />
tại vị trí cắm niệu quản vào bàng quang.Tại<br />
bệnh viện Nhân Dân 115 áp dụng kỹ thuật cắm<br />
niệu quản vào bàng quang với phương pháp<br />
Lich-Grégoir có cải biên về kỹ thuật may niệu<br />
quản vào bàng quang.. Kỹ thuật này cho phép<br />
không cần niệu quản dài nên bảo đảm tưới máu<br />
đầu niệu quản từ mạch máu thận ghép xuống<br />
tốt và tạo điều kiện lành chỗ thông nối được tốt<br />
và giảm biến chứng xì dò. Trường hợp thủng<br />
niệu quản của chúng tôi không rõ nguyên nhân,<br />
cũng có thể do sử dụng dao điện một cực hoặc<br />
do sử dụng sonde JJ mà đầu sonde JJ kích thích<br />
làm thủng niệu quản sát bể thận, tác giả Kumar<br />
A et al cũng ghi nhận(4).<br />
<br />
- Việc chẩn đoán xì dò niệu quản tương<br />
đối dễ dàng tuy nhiên xác định vị trí xì dò đôi<br />
khi gặp khó khăn. Theo Daniel Shoskes, siêu<br />
âm chỉ xác định có tụ dịch quanh thận, xạ<br />
hình thận có lợi trong việc đánh giá vị trí xì<br />
dò. Chụp bàng quang có bơm thuốc cản<br />
quang xác định được vị trí xì dò ở chỗ thông<br />
nối niệu quản-bàng quang(10).<br />
<br />
+ Vấn đề bế tắc niệu quản và trào ngược<br />
bàng quang –niệu quản chúng tôi chưa gặp<br />
trường hợp nào. Việc đặt sonde JJ phòng ngừa<br />
biến chứng hẹp chỗ thông nối niệu quản vào<br />
bàng quang(8,4). Trong nghiên cứu này, ngay<br />
cả 20 /42 trường hợp không đặt sonde JJ cũng<br />
không ghi nhận có chít hẹp chỗ cắm niệu<br />
quản vào bàng quang hay trào ngược bàng<br />
quang-niệu quản. Tuy nhiên cần phải có<br />
nghiên cứu số lượng lớn và theo dõi lâu dài<br />
để đánh vấn đề này.<br />
<br />
- Nguyên nhân xì dò nước tiểu sau ghép<br />
thường:<br />
<br />
+ Sử dụng liều Steroid sau ghép: Với việc<br />
phối hợp sử dụng 3 thuốc cho phép giảm nhanh<br />
<br />
464<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />