Nghiên cứu Y học<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
Takii Y, Shirai Y, Kanehara H (1994). Obstructive jaundice<br />
caused by a cholesterol polyp of gallbladder: Report a case. Jpn J<br />
Surg 24, pp: 1104-1106<br />
Trivedi V, Gumaste VV, Liu S, Baum J (2008). Gallbladder<br />
cancer: Adenoma- carcinoma or dysplasia-carcinoma sequence.<br />
Gastroenterol Hepatol 4,10, pp: 735-741<br />
<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
Nguyễn Sào Trung (2003). Bệnh gan và đường mật, Bệnh học<br />
tạng và hệ thống. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.tr:<br />
150-162.<br />
Yalcin S (2004). Carcinoma of gallbladder. Orphanet : pp: 1-5.<br />
<br />
BIẾN CHỨNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÚT XOANG<br />
SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI<br />
BẤT THƯỜNG BÁN PHẦN<br />
Tiêu Chí Đức*, Nguyễn Văn Phan**, Nguyễn Hoài Nam***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng nút xoang sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi bán<br />
phần là một trong những biến chứng quan trọng trong giai đoạn hậu phẫu. Chúng tôi đã tiến hành hồi cứu mô<br />
tả nhằm khảo sát tỉ lệ biến chứng này tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2009, có<br />
77 bệnh nhân (từ 6 tháng tuổi đến 53 tuổi, tuổi trung bình là 15,5 tuổi) được chẩn đoán là hồi lưu bất thường<br />
tĩnh mạch phổi bán phần (có kèm thông liên nhĩ) đã được phẫu thuật. tất cả các bệnh nhân này trước mổ đều<br />
nhịp xoang. Phương pháp phẫu thuật là dùng mảnh vá màng ngoài tim tự thân của bệnh nhân để đóng lỗ thông<br />
liên nhĩ, đồng thời hướng tĩnh mạch phổi về nhĩ trái.<br />
Kết quả: Về hình thái học bất thường 57 trường hợp tĩnh mạch phổi hồi lưu bất thường đổ về nhĩ phải,<br />
14 trường hợp đổ về tĩnh mạch chủ trên, 4 trường hợp đổ về tĩnh mạch chủ dưới, còn lại 2 trường hợp đổ<br />
về nhĩ phải và tĩnh mạch chủ trên. Kết quả phẫu thuật cho thấy không có trường hợp nào có biểu hiện hẹp<br />
tĩnh mạch chủ trên hay tĩnh mạch phổi. Ngay sau mổ có 4 trường hợp (5,2%) có biểu hiện rối loạn nhịp,<br />
đến thời điểm xuất viện thì chỉ còn 1 trường hợp (1,3%). Trong lần tái khám gần nhất của bệnh nhân thì<br />
tất cả đều về nhịp xoang bình thường.<br />
Kết luận: Với kết quả phẫu thuật như trên thì theo chúng tôi phương pháp dùng mảnh vá tự thân để đóng<br />
lỗ thông liên nhĩ và hướng tĩnh mạch phổi về nhĩ trái cho kết quả tốt với tỷ lệ biến chứng thấp, duy trì được nhịp<br />
xoang sau mổ, về lâu dài thì bệnh nhân hồi phục tốt.<br />
Từ khóa: hồi lưu tĩnh mạch<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SINUS NODE DYSFUNCTION AFTER REPAIR OF PARTIAL ANOMALOUS PULMONARY<br />
VENOUS CONNECTION<br />
Tieu Chi Duc, Nguyen Van Phan, Nguyen Hoai Nam<br />
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 88 - 93<br />
Background and objective: Sinus node dysfunction is known as a major complication after repair of partial<br />
anomalous pulmonary venous connection. We retrospectively described the results of patch repair or direct<br />
suturing in the intra- atrial tunnel technique.<br />
* Khoa phẫu thuật Lồng ngực mạch máu BV Gia Định ** Viện Tim TP HCM<br />
*** Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch – ĐHYD TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam<br />
ĐT:<br />
Email: h-nam@hcm.vnn.vn<br />
<br />
88<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Methods: Between 2000 and 2009, 77 patients (mean age, 15.5 years; range, 6 months- 53 years) with<br />
partial anomalous pulmonary venous connection underwent surgical intervention. All patients had normal sinus<br />
rhythm preoperatively. The right anomalous venous pulmonary venous drained to either the right atrium or<br />
superior vena cava in 57 and 14 patients, respectively. The right anomalous venous pulmonary venous drained to<br />
both of the right atrium and superior vena cava in 2 patients.The others drained to inferior vena cava. All patients<br />
had repair with a patch in the intra- atrium technique.<br />
Results and discussion: No patients had signs of superior vena cava or pulmonary venous obstruction<br />
within a mean follow- up of 2.7 years. In the early posoperative period, sinus node dysfunction developed in 5.2%<br />
(4 patients) and was prolonged until dicherge in 1.3% (1 patient). At the most recent clinical visit, all patients<br />
had normal sinus rhythm.<br />
Conclusions: The intra- atrial technique with a patch or direct suture maintains normal sinus node<br />
function posoperatively.<br />
Key word: venous connection<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh lý hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường<br />
bán phần thì được Winlows mô tả đầu tiên vào<br />
1739. Phương pháp điều trị hồi lưu tĩnh mạch<br />
phổi bất thường bán phần bằng cách cắt thùy<br />
phổi được báo cáo đầu tiên 1950.<br />
Năm 1953, Neptune và cộng sự đã báo cáo<br />
về 17 trường hợp bệnh nhân có hồi lưu tĩnh<br />
mạch phổi bất thường bán phần có kèm với<br />
thông liên nhĩ đã được phẫu thuật. Trường hợp<br />
mổ sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường<br />
bán phần đổ về tĩnh mạch phổi dưới được thực<br />
hiện bởi Kirlin và cộng sự tại Mayo Clinic năm<br />
1960 và cũng đã được báo cáo bởi Zubiate và<br />
Kay năm 1962, bởi nhóm UAB vào năm 1971(5).<br />
Về mặt phẫu thuật thì có rất nhiều phương<br />
pháp sửa chữa hoàn toàn bệnh lý hồi lưu bất<br />
thường tĩnh mạch phổi bán phần, nguyên tắc cơ<br />
của phẫu thuật trong bệnh này là đóng lỗ thông<br />
liên nhĩ và chuyển tĩnh mạch phổi bất thường về<br />
nhĩ trái mà không gây các biến chứng như hẹp<br />
tắc tĩnh mạch chủ trên hay tĩnh mạch phổi, hoặc<br />
gây tổn thương nút xoang hay nguồn cung cấp<br />
máu cho nút xoang.<br />
Theo y văn thì tỉ lệ rối loạn chức năng nút<br />
xoang sau mổ dao động từ 0 - 33%(7). Chúng tôi<br />
đã tiến hành nghiên cứu với phương pháp hồi<br />
cứu mô tả kết quả phẫu thuật tại Viện Tim thành<br />
phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 2000 đến<br />
2009 với phương pháp mổ là dùng mảnh vá<br />
<br />
bằng màng ngoài tim tự thân của bệnh nhân để<br />
đóng lỗ thông liên nhĩ, đồng thời hướng tĩnh<br />
mạch phổi bất thường về nhĩ trái (intra - atrial<br />
tunnel technique).<br />
Với mục đích xác định những nguyên nhân<br />
của biến chứng rối loạn nút xoang sau phẫu<br />
thuật. Để từ đó tìm ra phương pháp phòng<br />
ngừa trong phẫu thuật để tránh biến chứng này<br />
xảy ra<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh có hồ<br />
sơ của 77 bệnh nhân đã được phẫu thuật từ<br />
tháng 1/2000 đến 1/2009 để đưa vào nhóm<br />
nghiên cứu. Bao gồm những bệnh nhân được<br />
chẩn đoán sau mổ là hồi lưu bất thường tĩnh<br />
mạch phổi bán phần có kèm thông liên nhĩ và<br />
các bệnh nhân sau khi xuất viện đã trở lại tái<br />
khám và được theo dõi ít nhất là 12 tháng.<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả<br />
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống<br />
kê, có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0. Kết<br />
quả nghiên cứu trình bày bằng Microsoft Word.<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi<br />
bất thường bán phần có kèm thông liên nhĩ<br />
thường được thực hiện qua đường mở xương ức<br />
với sự hỗ trợ của máy tuần hoàn ngoài cơ thể có<br />
ngưng tim. Màng ngoài tim sẽ được lấy rộng và<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
<br />
cố định bằng dung dịch Glutaraldehyde 0,6% để<br />
dùng đóng lỗ thông liên nhĩ.<br />
Tĩnh mạch chủ trên sẽ phải được bộc lộ rộng<br />
rãi, cao về phía đầu để thấy rõ tĩnh mạch phổi<br />
bất thường, tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch thân<br />
tay đầu. Kiểm tra xem có tĩnh mạch chủ trên bên<br />
phải không, vì đôi khi phải đặt cannula trên tĩnh<br />
mạch chủ trên trái để thiết lập tuần hoàn ngoài<br />
cơ thể.<br />
Đặt cannula tĩnh mạch chủ trên ở đây là<br />
một động tác tương đối quan trọng để ta có<br />
thể thao tác trong lúc mổ, cannula phải được<br />
đặt đủ cao, đôi khi có thể phải đặt trên tĩnh<br />
mạch thân tay đầu.<br />
Thiết lập xong tuần hoàn ngoài cơ thể, tiến<br />
hành ngưng tim, bơm dung dịch liệt tim sau khi<br />
kẹp động mạch chủ, thân nhiệt thường duy trì ở<br />
25 - 32oC. Nhĩ phải sẽ được mở từ tiểu nhĩ<br />
hướng về phía tĩnh mạch chủ dưới nhằm tránh<br />
làm tổn thương nút xoang và động mạch nút<br />
xoang. Trong trường hợp có hẹp chỗ tiếp nối<br />
giữa tĩnh mạch chủ trên- nhĩ phải, thì ta sẽ thực<br />
hiện mở rộng chỗ hẹp bằng phương pháp V-Y(5).<br />
Việc chuyển tĩnh mạch phổi bất thường về<br />
nhĩ trái được thực hiện đồng thời khi ta đóng<br />
thông liên nhĩ, mảnh màng tim sẽ được dùng để<br />
đóng lỗ thông và đồng thời như một tấm vách<br />
(baffle) để hướng tĩnh mạch phổi bất thường về<br />
bên trái(6,8).<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Đối với đường mở vào khoang nhĩ phải sẽ<br />
tùy thuộc vào vị trí của tĩnh mạch phổi trên, nếu<br />
tĩnh mạch phổi trên đổ vào ngay chỗ nối giữa<br />
tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải, hoặc ngay phía<br />
trên thì ta chọn đường (a), còn nếu tĩnh mạch<br />
phổi trên đổ vào tĩnh mạch chủ trên ở phía trên<br />
cao thì ta chọn đường (b) (hình 1), khi thực hiện<br />
đường mổ này thì ta phải cẩn thận vì có nhiều<br />
khả năng sẽ làm tổn thương nút xoang(8).<br />
Khi đã vào khoang nhĩ phải, ta sẽ dùng<br />
màng ngoài tim vừa để đóng lỗ thông liên nhĩ,<br />
vừa để hướng dòng máu từ tĩnh mạch phổi trên<br />
về nhĩ trái. Nếu như lỗ thông liên nhĩ nhỏ thì<br />
phải mở rộng nó ra nhằm tránh gây hẹp sau đó.<br />
<br />
90<br />
<br />
Hình 1: Các đường vào nhĩ phải(8) (Nguồn : Surgery<br />
For Congenital Heart Defect - J. Stark and V. T.<br />
Tsang)<br />
Lúc đóng nhĩ phải người ta cũng thường<br />
dùng thêm mảnh màng ngoài tim để hạn chế<br />
nguy cơ gây hẹp tắc tĩnh mạch chủ trên (hình 1).<br />
Theo dõi sau mổ<br />
Các bệnh nhân sau mổ được theo dõi với<br />
thời gian trung bình là 2,7 ± 1,6 năm (ngắn nhất<br />
là 1 năm và dài nhất là 8,5 năm).<br />
Bệnh nhân sẽ được ghi nhân kết quả điện<br />
tâm đồ tại các thời điểm: ngay sau mổ, thời<br />
điểm xuất viện, và thời điểm tái khám gần nhất.<br />
<br />
Chẩn đoán hội chứng rối loạn chức năng nút<br />
xoang sau mổ<br />
Được biết đến như một biến chứng lớn sau<br />
khi phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi<br />
bất thường bán phần. nguyên nhân có thể là do<br />
tổn thương nút xoang hoặc tổn thương mạch<br />
máu cung cấp cho nút xoang(9).<br />
Biểu hiện của rối loạn chức năng nút xoang<br />
thì đa dạng, có thể ở những dạng sau(10).<br />
<br />
Nhịp chậm xoang<br />
Ở người trưởng thành, nhịp chậm xoang<br />
được định nghĩa là khi nhịp tim chậm hơn 60<br />
nhịp/ phút và là nhịp xoang.<br />
Còn ở trẻ em thì định nghĩa nhịp chậm<br />
xoang là khi nhịp xoang chậm hơn 2 lần so với<br />
độ lệch chuẩn của nhịp tim cho phép tính theo<br />
tuổi.<br />
Chú ý nhịp chậm xoang có thể thấy ở những<br />
người tập luyện thể thao nhiều.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
Khi ngủ thì nhịp thường sẽ chậm đi khoảng<br />
35 - 40 nhịp/ phút.<br />
Nhịp chậm xoang còn có thể thấy ở một số<br />
bệnh lý khác như chứng chán ăn do thần kinh,<br />
hạ thân nhiệt, giảm áp lực nội sọ…<br />
<br />
Nút xoang ngưng phát nhịp tạm thời (Sinus<br />
pause)<br />
Sẽ có những khoảng P-P không bằng với các<br />
khoảng P-P khác, thường thì khoảng 3 giây trở<br />
lên là bệnh lý.<br />
Khi hiện tượng đó xảy ra trong vài nhát bóp,<br />
thì chỗ đó có một khoảng ngừng tim.<br />
Khi hiện tượng đó xảy ra liên tục, thường<br />
xuyên thì ta có dạng bất thường khác đó là nhịp<br />
bộ nối.<br />
<br />
Nhịp bộ nối chiếm ưu thế<br />
Xảy ra khi nút xoang phát xung động quá<br />
chậm hoặc không phát xung được.<br />
Có thể là nhịp bộ nối hoàn toàn, hay chỉ là<br />
phân ly nhĩ- thất hoặc nhịp thoát bộ nối.<br />
Các biểu hiện rối loạn chức năng nút xoang<br />
sau phẫu thuật sẽ có thể hồi phục sau đó, có<br />
một số bệnh nhân bị rối loạn nặng hoặc lâu dài<br />
cần phải đặt máy kích nhịp vĩnh viễn.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi trung bình 15,5 ± 13,7 tuổi<br />
Cân nặng trung bình: 26,1 ± 16,5 Kg<br />
Bảng 1: Hình thái bất thường của tĩnh mạch phổi<br />
<br />
Tĩnh mạch phổi phải<br />
Tĩnh mạch phổi trái<br />
Tĩnh mạch phổi hai bên<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
(N =77)<br />
72<br />
3<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
93,5<br />
3,9<br />
2,6<br />
<br />
Bảng 2: Hướng hồi lưu của tĩnh mạch phổi<br />
Thương tổn bất thường<br />
TMP bất thường đổ về nhĩ phải<br />
TMP bất thường đổ về TMC trên<br />
TMP bất thường đổ về TMC dưới<br />
TMP bất thường đổ về TMC trên và<br />
nhĩ phải<br />
<br />
Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo<br />
(phút): Trung bình: 45,7 ± 14.<br />
Thời gian kẹp ĐM chủ (phút): Trung bình:<br />
29 ± 9,9.<br />
Thời gian điều trị tại hồi sức tích cực: Trung<br />
bình : 2,1 ± 0,6 ngày.<br />
Thời gian thở máy: Trung bình: 6±3,9 giờ.<br />
<br />
Biến chứng loạn nhịp<br />
Ngay sau mổ có 4 bệnh nhân (5,2%) không<br />
có nhịp xoang với 1 ca rung nhĩ, còn 3 ca còn lại<br />
thì nhịp bộ nối.<br />
Tại thời điểm xuất viện trong 4 bệnh nhân<br />
mất nhịp xoang sau mổ thì chỉ còn 1 bệnh nhân<br />
chưa trở về nhịp xoang, bệnh nhân này vẫn còn<br />
nhịp bộ nối<br />
Tại thời điểm tái khám gần nhất thì tất cả<br />
bệnh nhân đều về nhịp xoang<br />
Bảng 3: biểu hiện trên điện tâm đồ<br />
Rối loạn nhịp<br />
Nhịp xoang<br />
Rối loạn<br />
Rối loạn do<br />
bình thường chức năng nguyên nhân<br />
nút xoang<br />
khác<br />
Trước mổ<br />
77 (100%)<br />
Ngay sau mổ 73 (94,8%)<br />
3 (4%)<br />
1 (1,2%)<br />
Xuất viện<br />
76 (98,7%)<br />
1 (1,3%)<br />
Tái khám gần<br />
77 (100%)<br />
nhất<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Tỉ lệ Nữ: Nam = 2.1 :1<br />
<br />
Thương tổn bất thường<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số BN<br />
(N =77)<br />
57<br />
14<br />
4<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
74<br />
18,2<br />
5,2<br />
2,6<br />
<br />
Nguyên nhân chủ yếu là do đường xẻ trên<br />
nhĩ phải và đường xẻ trên tĩnh mạch chủ trên<br />
gây tổn thương nút xoang hoặc động mạch nuôi<br />
nút xoang. Nút xoang nằm trước bên tại vị trí<br />
tiếp nối giữa tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ<br />
phải, kích thước khoảng 15x5x1,5 mm (Hình 2),<br />
còn động mạch nút xoang là nhánh xuất phát từ<br />
động mạch vành phải (55%) hoặc từ nhánh Cx<br />
của động mạch vành trái (65%)(4) (hình 3). Tuy<br />
nhiên đôi khi nút xoang và động mạch nút<br />
xoang không bị thương tổn, nhưng do trong quá<br />
trình phẫu thuật các bác sĩ phẫu thuật thao tác<br />
đụng chạm, giằng kéo, bộc lộ khu vực nút<br />
xoang quá nhiều, quá mạnh gây phù nề nút<br />
xoang, thì cũng gây loạn nhịp xoang sau mổ.<br />
<br />
91<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Những biểu hiện rối loạn nhịp xoang có thể<br />
là nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nút<br />
xoang ngừng phát nhịp tạm thời, nhịp bộ nối<br />
…trong đó ta cần phân biệt khi nhịp nhanh<br />
xoang thì thường không phải là do tổn thương<br />
nút xoang, mà thường là do đường xẻ trên nhĩ<br />
phải gây ra, còn tổn thương nút xoang thường<br />
gây rối loạn chức năng nút xoang biểu hiện nhịp<br />
chậm xoang, nhịp bộ nối(3)…<br />
<br />
Hình 2 Vị trí giải phẫu nút xoang(2) (Nguồn:<br />
Sabiston and Spencer - Surgery of the Chest - 7th<br />
Edition).<br />
<br />
Hình 3 Đường đi của động mạch nút xoang(8)<br />
(Nguồn: Surgery For Congenital Heart Defect - J.<br />
Stark and V. T. Tsang)<br />
Những biến chứng này thường không ảnh<br />
hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nó<br />
gây ra những khó khăn trong giai đoạn hậu<br />
phẫu và về lâu dài, ảnh hưởng đến kết quả phẫu<br />
thuật của chúng ta. Nếu nguyên nhân là do phù<br />
nề, thì tình trạng này có thể hồi phục sau vài<br />
tuần, điều trị nội khoa, ta có thể cho kháng viêm<br />
chống phù nề giúp bệnh nhân hồi phục nhanh<br />
hơn, có thể dùng một số thuốc chống loạn nhịp,<br />
<br />
92<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011<br />
nhưng nếu nút xoang bị tổn thương thực thể thì<br />
tình trạng sẽ khó hồi phục, theo dõi bệnh nhân<br />
sau ba tuần nếu tình trạng rối loạn nhịp không<br />
cải thiện và chiều hướng nặng nề hơn, gây ảnh<br />
hưởng huyết động thì cần xem xét chỉ định đặt<br />
máy tạo nhịp vĩnh viễn.<br />
Trong những bệnh nhân nghiên cứu của<br />
chúng tôi, do tỉ lệ tĩnh mạch hồi lưu về nhĩ phải<br />
chiếm đa số, cho nên trong cuộc mổ số trường<br />
hợp phải xẻ cao lên tĩnh mạch chủ trên cũng ít,<br />
chính vì vậy đã hạn chế được biến chứng gây<br />
tổn thương nút xoang.<br />
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có<br />
bốn bệnh nhân sau mổ có vấn đề rối loạn nhịp<br />
trong đó có ba bệnh nhân xuất hiện nhịp bộ<br />
nối ngay sau khi mổ (3,9%), không ảnh hưởng<br />
huyết động, chỉ dùng máy tạo nhịp tạm thời ở<br />
chế độ dự phòng như thường lệ và cả ba khi<br />
xuất viện đều trở về nhịp xoang. Điểm lưu ý ở<br />
đây là cả ba bệnh nhân này có những điểm<br />
tương đồng liên quan đến phẫu thuật là: tĩnh<br />
mạch phổi bất thường đổ về tĩnh mạch chủ<br />
trên, thông liên nhĩ thể lỗ thứ phát, trong quá<br />
trình phẫu thuật đều có xẻ lên thân tĩnh mạch<br />
chủ trên. Còn bệnh nhân còn lại trong nhóm<br />
này có tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ phải, thông<br />
liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch chủ trên, sau mổ<br />
bệnh nhân có nhịp xoang, diễn tiến đến ngày<br />
hậu phẫu thứ năm thì xuất hiện cơn rung nhĩ,<br />
ảnh hưởng huyết động nên bệnh nhân đã<br />
được chuyển nhịp bằng Cordarone, sau ba<br />
ngày thì về nhịp bộ nối. Khi bệnh nhân xuất<br />
viện vẫn còn nhịp bộ nối, sau một tháng bệnh<br />
nhân đến tái khám thì đã về nhịp xoang. Như<br />
vậy, có khả năng là chỉ có ba trường hợp đầu,<br />
rối loạn nhịp mới là do phẫu thuật, ở đây có<br />
khả năng chỉ là do đụng chạm trong lúc mổ<br />
gây phù nề nút xoang, nên sau vài ngày hậu<br />
phẫu thì nút xoang được hồi phục. Trường<br />
hợp bệnh nhân còn lại, rối loạn nhịp có thể<br />
không phải là do phẫu thuật mà là do nguyên<br />
nhân khác, chẳng hạn như rối loạn điện giải<br />
hoặc một nguyên nhân nội khoa nào khác.<br />
<br />