Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VAN CƠ HỌC <br />
DO HUYẾT KHỐI BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT <br />
Lê Thị Đẹp*, Phạm Nguyễn Vinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Cơ sở nghiên cứu: Điều trị huyết khối van cơ học bằng thuốc tiêu sợi huyết là một phương cách điều trị<br />
thay thế cho phẫu thuật, tuy nhiên cách điều trị này vẫn chưa được thống nhất vì nguy cơ gây biến chứng nặng.<br />
Mục tiêu – phương pháp: Hồi cứu kết quả điều trị tiêu sợi huyết cho 30 bệnh nhân rối loạn chức năng van<br />
cơ học do huyết khối tại Viện Tim trong thời gian 2004 ‐ 2011. Có 28 trường hợp sử dụng streptokinase và 2<br />
trường hợp sử dụng rt‐PA. Kết quả điều trị được đánh giá qua thay đổi các thông số huyết động học của siêu âm<br />
tim và diễn biến lâm sàng.<br />
Kết quả: Thành công hoàn toàn về mặt huyết động và lâm sàng là 26 trường hợp, thành công không hoàn<br />
toàn 2 trường hợp, thất bại 2 trường hợp. Có hai bệnh nhân bị chảy máu nặng, một choáng phản vệ và một có<br />
cơn thoáng thiếu máu não. Không có tử vong hay tai biến mạch máu não. Có 2 trường hợp tái phát huyết khối<br />
cũng được điều trị bằng tiêu sợi huyết.<br />
Kết luận: Kết quả trên cho thấy tiêu sợi huyết là phương pháp điều trị hiệu quả trong hầu hết các trường<br />
hợp huyết khối gây rối loạn chức năng van cơ học, không có sự liên quan đến loại van và vị trí huyết khối. Các<br />
biến chứng thuyên tắc, chảy máu hay tử vong xảy ra với tỷ lệ thấp, do đó phương pháp này có thể được xem là<br />
khởi đầu cho các bệnh nhân không có chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.<br />
Từ khóa: Van cơ học, thuốc tiêu sợi huyết.<br />
<br />
ABSTRACT <br />
FIBRINOLYSIC TREATMENT OF MECHANICAL PROSTHETIC VALVE DYSFUNCTION<br />
BY THROMBOSIS<br />
Le Thi Dep, Pham Nguyen Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 79 ‐ <br />
85 <br />
Background: Fibrinolysis treatment of prosthetic heart valve dysfunction by thrombosis represents an<br />
alternative to surgery, but is still controversial because of the risk of embolism.<br />
Objective: This study was designed to analyze the results of fibrinolysis treatment in Vien Tim of patients<br />
with prosthetic heart valve dysfunction by thrombosis.<br />
Method: A total of 30 consecutive patients presenting prosthetic heart valve thrombosis received fibrinolysis<br />
treatment between 2004 and 2011. The diagnosis of prosthetic heart valve thrombosis was established mainly by<br />
echocardiography and/or fluoroscopy. Streptokinase was used in 28 cases, rt‐PA was used in 2 cases. The efficacy<br />
of fibrinolysis was assessed from hemodynamic parameters derived from echographic examinations as well as on<br />
clinical grounds.<br />
Results: Completed resolution of hemodynamic abnormalities was seen in 26 patients, partial resolution in<br />
2 patients and no change in 2 patients. Severe hemorrhagic complications were observed in two patients,<br />
anaphylaxis shock in one, one documented transient ischemic attack and none died. Prosthetic heart valve<br />
thrombosis recurred in 2 patients and they all were retreated with lytic agent.<br />
Conclusions: These results indicate that fibrinolysis treatment is effective in most cases of prosthetic heart<br />
* Viện Tim Tp HCM ** Bệnh viện Tâm Đức, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
Tác giả liên lạc: BSCKI. Lê Thị Đẹp Email: dep.lethi@yahoo.com ‐ ĐT: 098 2844 985 <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
valve thrombosis, regardless of prosthesis or site involved. Embolism, hemorrhage, and death were not common<br />
after lytic therapy of left‐site prosthetic heart valve thrombosis, therefore it should be considered as the first line of<br />
treatment for patients without contraindications.<br />
Keywords: Mechanical prosthetic, Thrombosis.<br />
dày dính. <br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Phẫu thuật thay van tim cơ học đã được áp <br />
dụng rộng rãi và thành công trong điều trị bệnh <br />
lý van tim do hậu thấp hay thoái hóa v.v... mặc <br />
dù đã có nhiều cải tiến trong việc chế tạo van để <br />
giảm sự sinh huyết khối, nhưng các báo cáo gần <br />
đây vẫn cho thấy tỷ lệ huyết khối trên van nhân <br />
tạo còn cao, thay đổi từ 0,1% đến 4% / năm, tùy <br />
theo vị trí của van, lọai van và quá trình dùng <br />
thuốc kháng đông đầy đủ hay không(3,6). <br />
Điều trị huyết khối gây rối loạn chức năng <br />
van cơ học bao gồm phẫu thuật giải phóng <br />
huyết khối hoặc thay van, phương pháp này chỉ <br />
có thể thực hiện tại một số trung tâm với chi phí <br />
điều trị rất cao kèm với tỷ lệ bệnh tật và tử vong <br />
cũng cao: 4.5% đến 20%(9). Thuốc tiêu sợi huyết <br />
cũng đã được sử dụng cho những trường hợp <br />
này, nhưng nhiều tác giả vẫn e ngại các biến <br />
chứng tử vong và tai biến mạch máu não nặng <br />
nề liên quan đến việc dùng thuốc(1,2). <br />
Viện Tim Tp HCM bắt đầu phẫu thuật thay <br />
van tim cơ học từ năm 1992, chủ yếu là thay van <br />
hai lá và van động mạch chủ. Biến chứng tắc <br />
nghẽn van do huyết khối cũng đã được xử trí <br />
bằng thuốc tiêu sợi huyết và phẫu thuật. Trong <br />
nghiên cứu này chúng tôi thu thập, phân tích số <br />
liệu những bệnh nhân bị rối loạn chức năng van <br />
cơ học do huyết khối đã được điều trị bằng <br />
thuốc tiêu sợi huyết tại Viện Tim Tp HCM trong <br />
giai đọan từ 4/2004 – 6/2011 để đánh giá thêm về <br />
hiệu quả và tính an toàn của phương cách điều <br />
trị này. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Hồi cứu các trường hợp rối loạn chức năng <br />
van cơ học do huyết khối đã được điều trị tại <br />
Viện Tim bằng thuốc tiêu sợi huyết trong <br />
khoảng thời gian từ 2004 đến 2011. Loại trừ các <br />
trường hợp huyết khối được phẫu thuật điều trị, <br />
huyết khối do viêm nội tâm mạc hoặc do dây xơ <br />
<br />
80<br />
<br />
Các số liệu về dịch tễ học, các yếu tố nguy <br />
cơ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và <br />
biến chứng được ghi nhận thống kê‐ phân tích. <br />
Sử dụng phép kiểm phi tham số Sign Test <br />
(phần mềm STATA 10) để phân tích thông số <br />
huyết động trước và sau điều trị. <br />
<br />
Phác đồ dùng thuốc tiêu sợi huyết tại Viện <br />
Tim: <br />
Streptokinase được lựa chọn hàng đầu. Liều <br />
tấn công có thể có hoặc không: 250.000 đơn vị <br />
truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Liều dùng duy <br />
trì thứ nhất là 1.500.000 đơn vị truyền tĩnh mạch <br />
trong 10 giờ. Nếu chưa đạt hiệu quả, có thể <br />
dùng liều thứ hai. Đối với trẻ em, liều tấn công <br />
2000 đơn vị/ kg, liều duy trì 1200 đơn vị/ giờ. Rt‐<br />
PA (Actilyse) là thuốc lựa chọn thứ hai. Liều tấn <br />
công 10mg, sau đó 90 mg truyền tĩnh mạch <br />
trong 90 phút hay trong 3 giờ. Không sử dụng <br />
Heparin đi kèm. <br />
<br />
Điều trị kháng đông sau dùng thuốc tiêu <br />
sợi huyết <br />
Heparin truyền tĩnh mạch được bắt đầu sau <br />
khi ngưng thuốc tiêu sợi huyết và fibrinogen > <br />
0,5 g/l. Liều Heparin được chỉnh sau cho TCK = <br />
1,5 – 2 lần chứng ít nhất 48 giờ, sau đó chuyển <br />
sang thuốc kháng đông đường uống Sintrom <br />
hay Coumadin, ngưng truyền Heparin khi INR <br />
đạt 3.5‐4.5. Aspirin liều thấp 80‐100 mg phối hợp <br />
với Sintrom hay Coumadin duy trì sau đó. <br />
<br />
Đánh giá kết quả <br />
Đánh giá kết quả của thuốc tiêu sợi huyết <br />
dựa vào diễn tiến lâm sàng ‐ siêu âm tim qua <br />
thành ngực: được thực hiện mỗi 3‐4 giờ trong <br />
suốt thời gian truyền thuốc tiêu sợi huyết – siêu <br />
âm tim qua thực quản: được thực hiện sau 24 – <br />
48 giờ nếu cần và tình trạng bệnh nhân ổn định <br />
– soi van dưới màn huỳnh quang tăng sáng thực <br />
hiện sau 24 giờ. <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Kết quả được phân loại thành 3 mức độ: <br />
‐ Thành công hoàn toàn: huyết động trở về <br />
bình thường. Soi van các đĩa van cử động bình <br />
thường. Siêu âm tim qua thành ngực và thực <br />
quản cho thấy độ chênh áp trở về bình thường, <br />
diện tích chức năng bình thường, cử động van <br />
bình thường. <br />
‐ Thành công một phần: lâm sàng ổn định <br />
hơn, nhưng trên soi van, siêu âm tim qua thành <br />
ngực và thực quản vẫn còn thấy hạn chế cử <br />
động của đĩa van và huyết khối. <br />
‐ Thất bại: lâm sàng không cải thiện, các biến <br />
chứng xuất huyết hay thuyên tắc hệ thống nặng, <br />
tử vong. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Trong khoảng thời gian trên, có 30 trường <br />
hợp rối loạn chức năng van cơ học do huyết <br />
khối được điều trị bằng tiêu sợi huyết, trong đó <br />
có 27 nữ (90%) và 3 nam (10%), tuổi trung bình <br />
là 42 ± 9 (từ 25 đến 60 tuổi). Thời gian trung bình <br />
từ lúc thay van đến lúc tắc nghẽn van do huyết <br />
khối là: 4,8 ± 3,6 năm (trong khoảng 25 ngày‐ 14 <br />
năm) <br />
Van hai lá cơ học 28 trường hợp (93,3%), van <br />
động mạch chủ: 2 trường hợp (6,7%). Chỉ có 13 <br />
trường hợp không tuân thủ đầy đủ điều trị <br />
kháng đông tại thời điểm chẩn đoán huyết khối <br />
van cơ học. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cơ học. Tỷ lệ các yếu tố thuận lợi gây huyết khối: <br />
tiền căn ung thư: 2 (6,7%), có thai 1 (3.3%), <br />
ngưng thuốc hoàn toàn 6 (20%), uống thuốc <br />
không đều 7 (23%). Có 14 bệnh nhân (47%) có <br />
kèm theo rung nhĩ, chỉ số INR lúc nhập viện 2,51 <br />
± 0,92. <br />
4. Phân độ NYHA khi nhập viện: Chỉ có 1 <br />
trường hợp nhập viện cấp cứu NYHA IV, 50% <br />
các trường hợp có NYHA II và III, 30% các <br />
trường hợp NYHA 0. <br />
<br />
Phương pháp chẩn đoán <br />
Có 19 (63%) bệnh nhân được siêu âm tim <br />
qua thực quản nhưng chỉ phát hiện được huyết <br />
khối ở 30% các trường hợp, diện tích huyết khối <br />
đo được trung bình là 36,68 mm2. <br />
Bệnh nhân được soi van dưới màn huỳnh <br />
quang tăng sáng là 26 chiếm 87%. Tất cả đều <br />
phát hiện bất thường hoạt động các đĩa van, <br />
trong đó tắc nghẽn một đĩa van là 16 trường hợp <br />
(62%) , tắc nghẽn 2 đĩa van là 10 (38%) . <br />
<br />
Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết <br />
Chỉ có hai trường hợp dùng thuốc tiêu sợi <br />
huyết rt‐PA, 28 trường hợp dùng Streptokinase <br />
với liều dùng dưới đây: <br />
<br />
Bệnh cảnh lâm sàng lúc nhập viện: <br />
1. Hoàn cảnh lâm sàng lúc nhập viện: Chỉ có <br />
3 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì triệu chứng <br />
tắc nghẽn van (10%), 15 bệnh nhân có triệu <br />
chứng nghi ngờ đi khám bệnh và phát hiện <br />
huyết khối van cơ học (50%). Còn lại 13 bệnh <br />
nhân hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ phát <br />
hiện khi đi khám bệnh định kỳ. <br />
2. Nghe tim: Khi nghe tim, chỉ có 4 bệnh <br />
nhân (13%) mất hoàn tiếng click van cơ học, 6 <br />
bệnh nhân (20%) tiếng click mờ, 20 bệnh nhân có <br />
tiếng click còn rõ (67%). <br />
3. Tiền căn và các yếu tố thuận lợi gây huyết <br />
khối: Có 4 bệnh nhân có tiền căn huyết khối van <br />
<br />
1.5 M<br />
<br />
3 M <br />
2 M <br />
<br />
2 M<br />
1.5 M <br />
3 M<br />
<br />
Biểu đồ1: Liều streptokinase sử dụng<br />
<br />
Kết quả lâm sàng <br />
Thành công hoàn toàn có 21 trường hợp <br />
(87%). <br />
Thành công một phần có 2 trường hợp: <br />
(6,5%). Trong đó có 1trường hợp bệnh nhân tắc <br />
nghẽn van lần thứ 2, sử dụng rt‐PA 100 mg, <br />
nhưng không cải thiện hòan tòan, bệnh nhân <br />
được phẫu thuật thay van sau đó 1 tháng. <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Thất bại có 2 trường hợp: có biến chứng hoặc <br />
huyết động qua van không thay đổi (6,5%). <br />
<br />
huyết nội. Mỗi biến chứng gặp 1 trường hợp <br />
(chiếm 13%) <br />
<br />
Trường hợp thất bại thứ 1: phải ngưng <br />
truyền Streptokinase liều thứ 2 vì bệnh nhân <br />
đau lưng, đau đầu, nôn không chịu được, bệnh <br />
nhân có huyết động học không đổi, tuy lâm <br />
sàng ổn. Bệnh nhân này được phẫu thuật thay <br />
van sau đó 1,5 năm. Trường hợp thất bại thứ 2: <br />
không thay đổi huyết động qua van sau khi <br />
truyền streptokinase 3 triệu đơn vị, bệnh nhân <br />
được phẫu thuật sau đó 2 tháng (phát hiện <br />
pannus và huyết khối trên van). <br />
<br />
Huyết khối tái phát: <br />
<br />
Thời gian truyền thuốc đến khi đạt hiệu quả: <br />
<br />
16<br />
14<br />
12<br />
<br />
rt‐PA<br />
<br />
10<br />
<br />
3 M<br />
<br />
8<br />
<br />
2 M<br />
<br />
6<br />
<br />
1.5 M<br />
<br />
4<br />
2<br />
0<br />
24 G<br />
<br />
Trong 30 bệnh nhân nhập viện điều trị huyết <br />
khối gây rối loạn chức năng van cơ học trong <br />
khoảng thời gian trên, chúng tôi có 2 trường hợp <br />
huyết khối tái phát lần thứ hai được điều trị với <br />
tiêu sợi huyết chỉ có một trường hợp thành công, <br />
một chuyển phẫu thuật sau đó. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Biến chứng thuyên tắc do huyết khối thường <br />
xuyên đe dọa những bệnh nhân được thay van <br />
cơ học, dạng nguy hiểm và nặng nề nhất đó là <br />
huyết khối được hình thành tại van cơ học do có <br />
thể gây kẹt van dẫn đến tử vong, vì vậy chẩn <br />
đoán sớm biến chứng này rất quan trọng để có <br />
được chế độ điều trị tối ưu. <br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi đúc kết lại <br />
kết quả điều trị rối loạn chức năng van cơ học do <br />
huyết khối bằng thuốc tiêu sợi huyết tại Viện <br />
Tim trong giai đoạn từ năm 2004‐ 2011 với 30 <br />
trường hợp, <br />
<br />
Chẩn đoán huyết khối gây rối loạn chức <br />
năng van cơ học <br />
Biểu đồ 2: Liều lượng và thời gian đạt hiệu quả điều<br />
trị<br />
<br />
Thay đổi huyết động: <br />
Ba thông số: độ chênh áp tối đa trung bình <br />
qua van, độ chênh áp trung bình trung bình qua <br />
van và áp lực động mạch phổi tâm thu sau khi <br />
dùng thuốc đều giảm có ý nghĩa thống kê so với <br />
trước khi dùng thuốc (bằng phép kiểm phi tham <br />
số Sign test). <br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc <br />
Tác dụng phụ thường gặp nhất của <br />
Streptokinase là sốt chiếm 23%, nhức đầu 6,7%, <br />
nôn nhiều 3,3%. <br />
<br />
Tai biến ‐ biến chứng <br />
Không có trường hợp nào tử vong do biến <br />
chứng của dùng thuốc hay do thuyên tắc huyết <br />
khối. Các biến chứng khác: choáng phản vệ, cơn <br />
thoáng thiếu máu não, chảy máu đùi và xuất <br />
<br />
82<br />
<br />
Có rất nhiều yếu tố có thể thúc đẩy hình <br />
thành huyết khối van cơ học, nhưng quan <br />
trọng nhất đó là không tuân thủ chế độ điều trị <br />
kháng đông kéo dài. Trong nghiên cứu này có <br />
13 trường hợp không tuân thủ chế độ điều trị <br />
tại thời điểm chẩn đoán, chiếm tỷ lệ 33%, trong <br />
đó có 6 bệnh nhân ngưng thuốc hoàn toàn và 7 <br />
bệnh nhân uống thuốc không đều. Các yếu tố <br />
thúc đẩy khác gây hình thành huyết khối đó là <br />
rung nhĩ 14% (47%), tiền căn ung thư 2 và <br />
mang thai 1. Chỉ số INR trung bình lúc nhập <br />
viện 2,51 ± 0,92. <br />
Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân bị rung <br />
nhĩ chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 47%, tương <br />
đương số liệu phân tích tổng hợp trên 904 bệnh <br />
nhân của tác giả Esteban cũng là 41%(4). <br />
Trong tất cả các nghiên cứu đều có những <br />
điểm tương đồng đó là tỷ lệ huyết khối van cơ <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
học gặp nhiều nhất ở phụ nữ trẻ và trên van hai <br />
lá, điều này có thể giải thích do yếu tố cơ địa <br />
phối hợp và áp lực qua van hai lá thấp hơn van <br />
động mạch chủ(5). <br />
Bệnh cảnh lâm sàng của huyết khối van cơ <br />
học được xác định rõ. Khi huyết khối gây kẹt <br />
van thì diễn tiến lâm sàng chuyển biến xấu đi rất <br />
nhanh và đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, một số <br />
lớn bệnh nhân không thấy triệu chứng gì hoặc <br />
chỉ là có dấu hiệu của suy tim sung huyết và đau <br />
ngực diễn tiến dần dần trong vài tuần trước khi <br />
gây ra bệnh cảnh trở nên nặng nề. Chúng tôi có <br />
3 bệnh nhân (10%) nhập viện với triệu chứng <br />
của kẹt van có phù phổi cấp, 15 bệnh nhân (50%) <br />
có triệu chứng nghi ngờ như khó thở, đau ngực <br />
đi khám bệnh, còn lại là không triệu chứng <br />
(40%) phát hiện tình cờ qua thăm khám và siêu <br />
âm tim. <br />
Siêu âm tim được xem như là phương tiện <br />
chẩn đoán giá trị cho huyết khối van cơ học 1 <br />
đĩa hay 2 đĩa nghiêng của van 2 lá vì thực hiện <br />
dễ dàng và có thể làm nhiều lần. Trong trường <br />
hợp huyết khối to, thì bằng chứng trên siêu âm <br />
này là chẩn đoán xác định, nhưng trường hợp <br />
huyết khối nhỏ thì siêu âm khó hơn và có thể <br />
cần phải so sánh với kết quả cũ. Khi siêu âm <br />
những trường hợp này thì sẽ tốn nhiều thời gian <br />
hơn để xác định sự giảm cử động từng lúc của <br />
đĩa van hoặc góc mở tù, sự giảm mức độ đóng <br />
mở của van cơ học so với tình trạng sau mổ. Tất <br />
cả những trường hợp này chúng tôi đều thực <br />
hiện chẩn đoán qua siêu âm thành ngực, những <br />
trường hợp không có triệu chứng chúng tôi vẫn <br />
phát hiện được huyết khối qua những lần khám <br />
bệnh siêu âm định kỳ và do đó can thiệp điều trị <br />
giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng trên <br />
tim mạch. <br />
Siêu âm tim qua thực quản được áp dụng <br />
cho những trường hợp lâm sàng và huyết động <br />
ổn định. Trong nhóm này chỉ có 19 trường hợp <br />
được thực hiện siêu âm thực quản chiếm 63%, <br />
nhưng tỷ lệ phát hiện huyết khối qua phương <br />
cách này chỉ có 30% các trường hợp.Tỷ lệ này <br />
thấp hơn hẳn với các tác giả khác khi họ thấy <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
rằng siêu âm qua thực quản có mức độ chẩn <br />
đoán chính xác gần 100%(5). <br />
<br />
Chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết: <br />
Theo khuyến cáo của JACC, thuốc tiêu sợi <br />
huyết được chấp thuận cho những bệnh nhân <br />
bị huyết khối van cơ học tim trái với tình trạng <br />
nguy kịch như NYHA III‐IV hay có chống chỉ <br />
định phẫu thuật, những bệnh nhân này có tỷ <br />
lệ tử vong do phẫu thuật rất cao(7). Lý do <br />
không thực hiện điều trị tiêu sợi huyết trong <br />
nhóm bệnh nhân NYHA I‐II là do lo ngại biến <br />
chứng thuyên tắc mạch có thể có tỷ lệ đến 12‐<br />
17% khi dùng tiêu sợi huyết. Tuy nhiên trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi thì có sự ưu tiên lựa <br />
chọn dùng tiêu sợi huyết cho những bệnh <br />
nhân NYHA I và II. <br />
<br />
Nguyên tắc điều trị tại Viện Tim Tp Hồ <br />
Chí Minh <br />
‐ Huyết khối van cơ học tim phải: tiêu sợi <br />
huyết là thuốc sử dụng hàng đầu <br />
‐ Huyết khối van cơ học tim trái: Phẫu <br />
thuật được lựa chọn cho những trường hợp <br />
huyết khối van tắc nghẽn mãn tính kéo dài <br />
hoặc tắc nghẽn trong thời kỳ hậu phẫu. Tuy <br />
nhiên, thuốc tiêu sợi huyết được đề nghị cho <br />
những trường hợp bệnh nhân có bệnh cảnh <br />
lâm sàng nặng nề có tắc nghẽn cấp tính mà <br />
không thể phẫu thuật ngay được, hoặc chống <br />
chỉ định phẫu thuật như: cung lượng tim thấp, <br />
suy hô hấp, phẫu thuật lại. Ngoài ra tiêu sợi <br />
huyết cũng còn được chỉ định trong trường <br />
hợp lâm sàng ổn định mà siêu âm tim qua <br />
thực quản loại trừ huyết khối to van cơ học. <br />
<br />
Kết quả sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong <br />
điều trị huyết khối gây rối loạn chức năng <br />
van cơ học <br />
Thành công hoàn toàn trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi được ghi nhận là 87%, thành công một <br />
phần là 6,5% và thất bại là 6,5%. <br />
Khi dùng tiêu sợi huyết, Roudaut báo cáo tỷ <br />
lệ thành công cao ở van động mạch chủ hơn van <br />
hai lá. Vài tác giả khác thấy kẹt van hai đĩa <br />
nghiêng dễ thành công hơn khi dùng tiêu sợi <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
83<br />
<br />