Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
lượt xem 22
download
Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có nhiều biến chứng do tổn thương thần kinh , gọi là bệnh thần kinh do ĐTĐ. Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương toàn bộ sợi thần kinh của cơ thể nhưng chi dưới và bàn chân thường bị tổn thương nhất. Tùy theo sợi thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chứng có thể thay đổi từ đau, mất cảm giác ở chi dưới tới những triệu chứng của hệ tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu và tim.Một số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có nhiều bệnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
- Biến chứng thần kinh do đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có nhiều biến chứng do tổn thương thần kinh , gọi là bệnh thần kinh do ĐTĐ. Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương toàn bộ sợi thần kinh của cơ thể nhưng chi dưới và bàn chân thường bị tổn thương nhất. Tùy theo sợi thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chứng có thể thay đổi từ đau, mất cảm giác ở chi dưới tới những triệu chứng của hệ tiêu hóa, tiết niệu,
- mạch máu và tim.Một số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có nhiều bệnh nhân đau ghê gớm, mất khả năng và thậm chí tử vong. Bệnh thần kinh do ĐTĐ là biến chứng trầm trọng nhất của căn bệnh này. Bạn có thể phòng ngừa hay làm chậm diển tiến của bệnh thần kinh do ĐTĐ bằng cách kiểm soát đường huyết chặt chẽ và có lối sống khỏe mạnh . Triệu chứng Bệnh thần kinh do ĐTĐ có 4 dạng chính. Bệnh nhân có thể có một dạng hay có triệu chứng của nhiều dạng cùng lúc .Đa số các triệu chứng biểu hiện từ từ làm bệnh nhân không để ý cho tới khi tổn thương trầm trọng . Một số bệnh nhân có triệu chứng trước cả khi đái tháo đường được chẩn đoán . Triệu chứng của bệnh thần kinh do ĐTĐ rất khác nhau, tùy thuộc vào dạng nào và dây thần kinh nào bị tổn thương : Bệnh thần kinh ngoại biên (Peripheral neuropathy) Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng thông thường nhất bệnh thần kinh do ĐTĐ. Nó làm tổn thương những sợi thần kinh ở bàn chân, chi dưới, cánh tay và bàn tay, nhưng chi dưới và bàn chân là thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, với một số triệu chứng bao gồm : · Tê hay giảm cảm giác đau, nhiệt độ nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân.
- · Cảm giác châm chích, như kiến bò, rát bỏng bắt đầu ở ngón chân và dần dần lan lên trên bàn chân . · Đau như dao đâm , như dao cắt hay như điện giật, thường tăng lên vào ban đêm . · Tăng nhạy cảm với cảm giác chạm nhẹ - một vài bệnh nhân, thậm chí đắp chăn mỏng cũng gây đau đớn . · Mất sự thăng bằng và sự phối hợp · Yếu cơ và đi lại khó khăn · Nhiều vấn đề về chân rất trầm trọng như : loét , nhiễm trùng, biến dạng và đau xương khớp . Bệnh thần kinh tự chủ (Autonomic neuropathy) Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát hoạt động của các cơ quan: tim, bàng quang, phổi, dạ dày, tiêu hóa, cơ quan sinh dục và mắt. ĐTĐ có thể gây tổn thương những sợi thần kinh trên bất cứ cơ quan nào, gây nên : - Vấn đề về bàng quang: nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên hay tiểu không kiểm soát (bệnh nhân không nhịn được tiểu)·
- - Vấn đề về tiêu hóa: như là đầu hơi, ợ và đau bụng - Táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được hay phối hợp cả táo bón và tiêu chảy - Ăn khó tiêu do chậm làm trống dạ dày ( liệt dạ dày ) dẫn đến buồn nôn, ói mửa hay mất cảm giác ngon miệng . - Rối loạn cương dương ảnh hưởng trên 50% đàn ông bị đái tháo đường > 60 tuổi. - Khô âm đạo và khó khăn trong hoạt động tình dục ở phụ nữ. - Tăng hay giảm đổ mồ hôi - Cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, dẫn tới tụt huyết áp tư thế khi bệnh nhân thay đổi tư thế sang ngồi hay đướng. - Vấn đề liên quan tới điều hòa thân nhiệt. - Thay đổi cách thức mắt điều chỉnh từ sáng sang tối. Bệnh thần kinh tự động thường xảy ra trên bệnh nhân ĐTĐ nhiều năm kiểm soát đường huyết không tốt. Bệnh thần kinh gốc (Proximal neuropathy)
- Cũng gọi là bệnh thần kinh đùi hay teo cơ do ĐTĐ. Bệnh thần kinh gốc thường đau nhiều ở hông ,đùi, mông, thường bắt đầu một bên, sau cùng đưa đến yếu cơ và teo cơ làm bệnh nhân khó khăn khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Nhiều bệnh nhân bị sụt cân trầm trọng. Một số bệnh nhân bị đau vùng lưng. Bệnh thần kinh gốc thường xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân ĐTĐ type 2. Bệnh thần kinh khu trú (Focal neuropathy) Bệnh thần kinh khu trú thường xuất hiện đột ngột thường liên quan tới một sợi thần kinh độc lập, thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh thần kinh khu trú có thể gây đau đớn và có thể biến mất sau vài tuần hay vài tháng, với những triệu chứng: - Mắt khó tập trung, nhìn đôi hay đau phía sau mắt . - Liệt một bên mặt (Bell's palsy) - Đau ở cẳng chân hay bàn chân. Đôi khi bệnh thần kinh khu trú đôi khi xảy ra do sợi thần kinh bị chèn ép. Hội chứng ống cổ tay là dạng thường gặp nhất của bệnh thần kinh khu trú trên bệnh nhân ĐTĐ. Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay: - Tê, sưng hay châm chích ở ngón tay khi lái xe hay khi giữ tờ báo.
- - Đau lan rộng từ cổ tay lên cánh tay, vai hay lan xuống lòng bàn tay, ngón tay. - Cảm giác yếu ở bàn tay và có xu hướng làm rơi đồ vật. Nguyên nhân Một hệ thống thần kinh phức tạp chạy khắp cơ thể , nối não với cơ ,da và những cơ quan khác . Qua những sợi thần kinh này, não sẽ cảm nhận được đau và nhiệt độ, kiểm soát hoạt động của cơ và công việc tự động như là tiêu hóa. Đường huyết cao có thể gây tổn thương sợi thần kinh nhưng lý do chính xác như thế nào thì không biết một cách rỏ ràng.Có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thần kinh và mạch máu. Đường huyết tăng cao làm cho khả năng tuyền tín hiệu của thần kinh bị suy giảm . Đường huyết tăng cao làm ảnh hưởng tới mao mạch cung cấp máu và dinh dưỡng cho sợi thần kinh. Những yếu tố khác Những yếu tố khác có thể góp phần gây bệnh thần kinh do ĐTĐ, bao gồm : - Glycate hóa Protein: Quá trình glycate hóa protein xảy ra khi đường huyết tương tác với proteins, làm thay đổi proteins. Quá trình này được cho là liên quan tới biến chứng của ĐTĐ, bao gồm bệnh thần kinh do ĐTĐ.
- - Đáp ứng tự miễn gây viêm sợi thần kinh: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các cơ quan của cơ thể . · Yếu tố gen : Làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương sợi thần kinh. · Nghiện rượu và thuốc lá, gây tổn thương cả thần kinh và mạch máu , đồng thời tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Yếu tố nguy cơ Bất cứ bệnh nhân ĐTĐ nào cũng có thể bị biến chứng thần kinh, nhưng những yếu tố sau làm tăng khả năng bị tổn thương sợi thần kinh. - Kiểm soát đường huyết kém: Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho mọi biến chứng của ĐTĐ, trong đó bao gồm biến chứng thần kinh. Giữ đường huyết ổn định là cách tổt nhất để bảo vệ thần kinh và mạch máu. - Thời gian bị ĐTĐ: Nguy cơ bệnh thần kinh do ĐTĐ tăng lên theo thời gian bị ĐTĐ, đặc biệt nếu đường huyết không được kiểm soát tốt. Bệnh thần kinh tự động có thể tác động đến hệ tiêu hóa, bàng quang và chức năng tình dục, xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân ĐTĐ không được kiểm soát đường huyết tốt hay bị ĐTĐ hơn 20 năm. Tỷ lệ bị bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra cao nhất trên bệnh nhân ĐTĐ >25 năm.
- - Tuổi: Bệnh nhân càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị thần kinh do đái tháo đường. - Giới tính: Đàn ông dễ bị bệnh thần kinh do đái tháo đường hơn phụ nữ . · Tăng cholesterol: Tăng LDL-cholesterol (cholesterol xấu ) tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng sợi thần kinh. - Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là dộng mạch bị hẹp và cứng lại và làm giãm dòng máu tới chân. Làm vết thương chậm lành và làm tổn thương thần kinh ngoại biên . Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh thần kinh do ĐTĐ thông thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng , tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ khám trương lực cơ, phản xạ gân xương, cảm giác chạm, cảm giác nhiệt và cảm giác rung. Khám bằng monofilament Khám cảm giác chạm nhẹ thường được đánh giá bằng một sợi nylon mềm. Nếu bệnh nhân không cảm nhận được sợi nylon trên bàn chân đó là dấu hiệu của mất cảm giác.
- Những xét nghiệm khác Trong một số trường hợp, những xét nghiệm sau có thể cần thết : - Đánh giá dẩn truyền thần kinh : Xét nghiệm này dùng để đánh giá tốc độ dẩn truyền của sợi thần kinh ở chi, thường dùng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay . - Điện cơ Electromyography (EMG): Thường thực hiện cùng với đánh giá dẩn truyền thần kinh. Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân đái tháo đường phải được khám chân ít nhất một lần mỗi năm. Thêm vào đó, kiểm tra bàn chân để phát hiện những dấu hiệu sưng, nứt da, cục chai, biến dạng khớp xương mỗi lần đi khám bệnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làm sao giảm đau thần kinh do bệnh tiểu đường?
5 p | 204 | 38
-
Tại sao người tiểu đường khó ngủ?
6 p | 135 | 27
-
5 biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
5 p | 232 | 22
-
BIẾN CHỨNG THẦN KINH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
7 p | 157 | 19
-
Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh
5 p | 138 | 18
-
BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 7)
5 p | 161 | 16
-
Đột tử vì biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường
5 p | 114 | 15
-
Bệnh thần kinh do đái tháo đường
5 p | 182 | 15
-
Biến chứng võng mạc do đái tháo đường
5 p | 123 | 10
-
Trị chứng đau thần kinh do đái tháo đường
4 p | 112 | 8
-
Các biến chứng mắt do đái tháo đường
5 p | 133 | 7
-
Những Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường
12 p | 126 | 7
-
Điều trị chứng đau thần kinh do đái tháo đường
14 p | 93 | 7
-
Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường
3 p | 134 | 6
-
Đái tháo đường - chiến trường của các bệnh thần kinh
5 p | 96 | 6
-
Châm cứu chữa biến chứng zona thần kinh
5 p | 126 | 4
-
Bài giảng Biến chứng của nằm bất động: Phòng ngừa và xử trí - TS.BS. Trần Đức Sĩ
28 p | 7 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn