intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

125
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những biến chứng gây nguy hiểm cũng như làm khó chịu cho bệnh nhân đái tháo đường đó là biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh ở bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường

  1. Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường Một trong những biến chứng gây nguy hiểm cũng như làm khó chịu cho bệnh nhân đái tháo đường đó là biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh ở bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại biên. Do cùng cơ chế tổn thương nên
  2. hai loại tổn thương thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại biên thường gặp như nhau. Tổn thương thần kinh tự chủ Thần kinh tự chủ là gì? thần kinh tự chủ là thần kinh chi phối mọi cơ quan, nội tạng trong cơ thể, Khám dấu hiệu thần nó bao gồm hệ thần kinh giao kinh cho bệnh nhân đái cảm và đối giao cảm. Mọi cơ tháo đường.
  3. quan đều có hệ thống này. Khi có biến chứng thần kinh tự chủ thì có những biểu hiện gì? Do các bộ phận trong cơ thể đều được chi phối bởi hệ thần kinh tự chủ nên khi tổn thương thần kinh tự chủ ở cơ quan nào thì biểu lộ ở cơ quan đó. Một số rối loạn có thể gặp như: rối loạn đồng tử làm đồng tử bệnh nhân không điều chỉnh được khi từ chỗ sáng vào chỗ tối hay ngược lại. Rối loạn bài tiết mồ hôi: nửa thân dưới khô trong khi nửa thân trên ra mồ hôi nhiều hơn. Hệ tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu, dễ nôn, tiêu chảy... Hệ tiết niệu sinh
  4. dục như bàng quang thần kinh hay bất lực ở nam giới. Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh liên tục, nhồi máu cơ tim không đau hay thiếu máu cơ tim im lặng, tụt huyết áp tư thế đứng… Mất cảm nhận triệu chứng hạ đường huyết. Khi có biến chứng thần kinh tự chủ biểu lộ ở các cơ quan, có nghĩa là các biến chứng đã lan tỏa nhiều nơi. Làm thế nào để phát hiện sớm biến chứng thần kinh tự chủ ? Do tổn thương thần kinh tự chủ thường biểu lộ sớm ở hệ tim mạch, do đó người ta thường phát hiện sớm biến
  5. chứng thần kinh tự chủ ở hệ tim mạch bằng các nghiệm pháp phức tạp chỉ thực hiện trong bệnh viện. Biến chứng thần kinh ngoại biên Làm thế nào để biết có biến chứng thần kinh ngoại biên? Chẩn đoán chính xác dựa vào đo vận tốc dẫn truyền thần kinh hay sinh thiết thần kinh. Trên thực tế dựa vào triệu chứng nhức mỏi, giảm phản xạ gân xương, giảm tiếp nhận âm thoa, giảm tiếp nhận với thăm khám bằng dụng cụ Monofilament là đủ.
  6. Khi có biến chứng thần kinh ngoại biên có thể có những biểu lộ nào? Tùy bệnh nhân có thể biểu lộ đơn thần kinh hay đa thần kinh hoặc cả hai. Bệnh đơn thần kinh tương đối hiếm: - Tổn thương thần kinh sọ III, IV, VI, VII: có thể biểu lộ các triệu chứng như mắt lé, nhìn đôi, hay sụp mi. - thần kinh ở tay, ở chân làm bệnh nhân có triệu chứng bàn tay rớt, bàn chân rớt( không mang được dép). Bệnh đa thần kinh như: tê, mỏi, dị cảm, đôi khi đau nhức cấp tính teo cơ hoặc mất cảm giác ở hai chi đối xứng:
  7. thường gặp hơn ở hai chi dưới. Một số trường hợp gặp ở hai chi dưới và hai bàn tay. Hiếm hơn ở hai chi dưới và hai cánh tay. Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh đái tháo đường có thường gặp không? Bệnh đái tháo đường càng lâu năm càng dễ có biến chứng thần kinh. Đau nhức là triệu chứng hay than phiền ở bệnh nhân đái tháo đường. Nhức mỏi là triệu chứng thường gặp trong biến chứng thần kinh ở bệnh đái tháo đường. Ngoại trừ bệnh ác tính, chúng ta cần chú ý tìm những nguyên nhân khác.
  8. Chăm sóc điều trị Đối với đau nhức do bệnh thần kinh đái tháo đường phải xử trí ra sao? Khi đau với tăng cảm giác: có thể do bệnh lý đơn thần kinh, thường không có điều trị hiệu quả và chuyên biệt. Kiểm soát tốt đường huyết có thể làm giảm triệu chứng. Đau mạn tính: có thể thoa kem ớt (có chất capsaicin), dùng amitryptyline hoặc thuốc giảm đau tùy tình trạng bệnh nhân và sự quyết định của bác sĩ.
  9. Khi mất cảm giác phải làm gì? Khi mất cảm giác thường không có điều trị chuyên biệt. Cần chú ý tránh sang chấn nhiều lần, bỏng, chấn thương xương khớp hay loét. Đối với vận động yếu phải làm gì? Khi vận động yếu thường đưa đến yếu cơ và teo cơ, do đó vật lý trị liệu là cần thiết để phục hồi chức năng vận động. Chăm sóc bệnh nhân có biến chứng thần kinh tự chủ Cần làm gì khi có tụt huyết áp tư thế? Khi có tụt áp huyết tư thế, bệnh nhân có thể xây xẩm hay chóng mặt khi đứng dậy. Các phương pháp chống đỡ bao gồm: di chuyển
  10. chậm từ nằm sang ngồi. Có thể sử dụng thêm muối, fludrocortisone tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ. Cần làm gì khi có bàng quang thần kinh? Khi có biến chứng bàng quang thần kinh, bàng quang luôn ứ đọng nước tiểu, hay tiểu không hết. Cần chú ý nhiễm trùng tiểu, cần làm các xét nghiệm nước tiểu. Nên ép bằng tay hay thông tiểu mở ra 3 – 6 giờ mỗi ngày, vật lý trị liệu. Cần làm gì khi đi tiêu không kiểm soát được? Có thể do nhiều nguyên nhân. Nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa (nội tiết, tiêu hóa) để được chẩn đoán và điều trị.
  11. Cần cảnh giác gì với nhồi máu cơ tim không đau, thiếu máu cơ tim im lặng? Có thể xảy ra và gây đột tử. Để phát hiện cần phải làm điện tâm đồ ít nhất một năm một lần nếu bình thường. Các phương tiện chẩn đoán cao hơn như đo điện tâm đồ 24 giờ (Holter), nghiệm pháp gắng sức tùy theo tình trạng bệnh nhân và sự đánh giá của thầy thuốc. Cần làm gì để cảnh giác với hạ đường huyết không có triệu chứng báo rước?
  12. Cần theo dõi chặt chẽ đường huyết và thử lại ngay khi nghi ngờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2