Đỗ Anh Tài và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 3 - 8<br />
<br />
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH BẮC KẠN<br />
Đỗ Anh Tài 1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2, Nguyễn Thị Ngọc Dung 3<br />
1<br />
<br />
Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
3<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên<br />
là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm 77,24%, đất chưa<br />
sử dụng chiếm 10,65%. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao. Bắc Kạn có 1<br />
thị xã, 7 huyện, 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm 2011 là 298.124 người, trong<br />
đó dân số nông thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp<br />
chiếm 87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông nghiệp<br />
chiếm 86,4%.<br />
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc<br />
Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha,<br />
giảm 73 ha so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra<br />
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu<br />
đến môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển lương thực, vậy cần<br />
phải ứng phó với các thách thức này như thế nào?<br />
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, An ninh lương thực, Miền núi, Bắc Kạn, Sinh kế<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, cách thủ<br />
đô Hà Nội 166 km về phía Bắc, có diện tích<br />
tự nhiên là 485.941 ha, đất nông nghiệp chỉ<br />
chiếm 7,54%, đất lâm nghiệp khá lớn chiếm<br />
77,24%, đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Bắc<br />
Kạn có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy<br />
núi cao. Bắc Kạn có 1 thị xã, 7 huyện, 112 xã,<br />
4 phường và 6 thị trấn huyện lỵ. Dân số năm<br />
2011 là 298.124 người, trong đó dân số nông<br />
thôn chiếm tới 83,87%. Bắc Kạn có 59.344 hộ<br />
nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm<br />
87,08%. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo<br />
nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông<br />
nghiệp chiếm 86,4% [1]. Biến đổi khí hậu đe<br />
dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và<br />
phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp<br />
diện tích đất nông nghiệp, năm 2011 diện tích<br />
trồng lúa tỉnh Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha<br />
so với năm 2009. Dưới tác động của biến đối<br />
khí hậu, thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra<br />
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ<br />
sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác<br />
động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm<br />
trọng đến an ninh lương thực và phát triển<br />
lương thực, vậy cần phải ứng phó với các<br />
thách thức này như thế nào?<br />
*<br />
<br />
Tel: 09131899377. Email: doanhtaitnu@gmail.com<br />
<br />
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÁCH THỨC VÀ<br />
CƠ HỘI ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG<br />
THỰC TỈNH BẮC KẠN<br />
Thách thức của biến đổi khí hậu đối với an<br />
ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với Bắc<br />
Kạn. Biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm<br />
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường<br />
trên phạm vi toàn tỉnh. Nhiệt độ tăng, ảnh<br />
hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với<br />
nông nghiệp, đặc biệt là an ninh lương thực<br />
và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương<br />
lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ<br />
làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình<br />
phát triển và an ninh tỉnh Bắc Kạn như năng<br />
lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm,<br />
văn hóa, kinh tế, thương mại.<br />
Trong những năm qua, dưới tác động của biến<br />
đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai<br />
ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to<br />
lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi<br />
trường. Chỉ tính trong 10 năm gần đây (20022011), các loại thiên tai như: Bão lũ, lũ quét,<br />
sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các thiên tai<br />
khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài<br />
sản, đã làm giá trị thiệt hại về tài sản ước tính<br />
chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Anh Tài và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an<br />
ninh lương thực và phát triển nông nghiệp<br />
tỉnh Bắc Kạn: Thu hẹp diện tích đất nông<br />
nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng<br />
đất thấp, năm 2011 diện tích trồng lúa tỉnh<br />
Bắc Kạn có 21.749 ha, giảm 73 ha so với năm<br />
2009; tác động lớn đến sinh trưởng năng suất<br />
cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy<br />
cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian<br />
thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và<br />
của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh<br />
hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả<br />
năng sinh bệnh, truyền dịch trong sản xuất<br />
nông nghiệp.<br />
<br />
Với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, một<br />
năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt mùa mưa<br />
nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11<br />
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm<br />
khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm,<br />
tháng mưa ít nhất là tháng 11. Do tác động<br />
của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải<br />
chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày<br />
một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở Bắc<br />
Kạn. Khí hậu Bắc Kạn có nhiệt độ trung bình<br />
hàng năm từ 21 - 230C. Độ ẩm trung bình trên<br />
toàn tỉnh là 82%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp<br />
so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi<br />
cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và<br />
cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam, lượng<br />
mưa bình quân năm 1.084mm, tháng 11 chỉ<br />
có 0,50mm, chế độ mưa thay đổi đã gây lũ lụt<br />
nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào<br />
mùa khô, tăng mâu thuẫn trong khai thác và<br />
sử dụng tài nguyên nước.<br />
Bảng 1.<br />
<br />
91(03): 3 - 8<br />
<br />
Dưới tác động của biến đối khí hậu, tần suất<br />
và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây<br />
ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các<br />
cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác<br />
động xấu đến môi trường, đe doạ nghiêm<br />
trọng đến an ninh lương thực và phát triển<br />
lương thực, vậy cần phải ứng phó với các<br />
thách thức này như thế nào?<br />
<br />
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Kạn năm 2009 - 2011<br />
So sánh (%)<br />
ĐVT<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2010/<br />
2009<br />
<br />
2011/<br />
2010<br />
<br />
BQ 2009<br />
- 2011<br />
<br />
- Diện tích<br />
<br />
ha<br />
<br />
7518<br />
<br />
7399<br />
<br />
7631<br />
<br />
98,42<br />
<br />
103,14<br />
<br />
100,78<br />
<br />
- Năng suất<br />
<br />
tạ/ha<br />
<br />
4775<br />
<br />
4817<br />
<br />
5301<br />
<br />
100,90<br />
<br />
110,05<br />
<br />
105,46<br />
<br />
- Sản lượng<br />
<br />
tấn<br />
<br />
35898<br />
<br />
35640<br />
<br />
40450<br />
<br />
99,28<br />
<br />
113,50<br />
<br />
106,39<br />
<br />
- Diện tích<br />
<br />
ha<br />
<br />
14304<br />
<br />
14353<br />
<br />
14118<br />
<br />
100,30<br />
<br />
98,36<br />
<br />
99,35<br />
<br />
- Năng suất<br />
<br />
tạ/ha<br />
<br />
4213<br />
<br />
4045<br />
<br />
4016<br />
<br />
96,01<br />
<br />
99,28<br />
<br />
97,65<br />
<br />
- Sản lượng<br />
<br />
tấn<br />
<br />
60269<br />
<br />
58051<br />
<br />
56691<br />
<br />
96,32<br />
<br />
97,58<br />
<br />
97,00<br />
<br />
- Diện tích<br />
<br />
ha<br />
<br />
21822<br />
<br />
21752<br />
<br />
21749<br />
<br />
99,68<br />
<br />
99,99<br />
<br />
99,83<br />
<br />
- Năng suất<br />
<br />
tạ/ha<br />
<br />
4407<br />
<br />
4307<br />
<br />
4466<br />
<br />
97,73<br />
<br />
103,69<br />
<br />
100,71<br />
<br />
- Sản lượng<br />
<br />
tấn<br />
<br />
96167<br />
<br />
93691<br />
<br />
97141<br />
<br />
97,43<br />
<br />
103,68<br />
<br />
100,55<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
1. Vụ đông xuân<br />
<br />
2. Vụ mùa<br />
<br />
3. Cả năm<br />
<br />
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn [3], [4].<br />
<br />
4<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Anh Tài và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Cơ hội của biến đổi khí hậu đối với an ninh<br />
lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
Phát triển thông thường của Bắc Kạn là dựa<br />
trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận<br />
dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường<br />
dẫn đến phát triển thiếu bền vững. Vấn đề<br />
biến đổi khí hậu tạo cơ hội để chúng ta thay<br />
đổi tư duy về an ninh lương thực tỉnh Bắc<br />
Kạn, phát triển, tìm ra mô hình và phương<br />
thức phát triển theo hướng phát thải các-bon<br />
thấp, bền vững.<br />
Biến đổi khí hậu mở ra các cơ hội để đảm bảo<br />
an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn thúc đẩy<br />
hợp tác, đa phương, song phương, thông qua<br />
đó tỉnh đang phát triển như Bắc Kạn có thể<br />
tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để<br />
tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công<br />
nghệ từ trong nước và các nước phát triển.<br />
Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội<br />
nhập với các quốc gia, các tổ chức quốc tế<br />
trong quá trình thực hiện Công ước khung của<br />
Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các<br />
điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai<br />
trò và vị thế của Bắc Kạn, của Việt Nam<br />
trong khu vực cũng như trên thế giới.<br />
Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và<br />
phát triển bền vững tỉnh Bắc Kạn cần thực<br />
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó<br />
với biến đổi khí hậu [2], làm cơ sở cho các<br />
chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần<br />
thiết đối với Bắc Kạn trong bối cảnh hiện nay.<br />
Quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu đối<br />
với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
- Bắc Kạn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là<br />
vấn đề có ý nghĩa sống còn, chiến lược về<br />
biến đổi khí hậu là nền tảng cho các chiến<br />
lược khác.<br />
- Ứng phó với biến đổi khí hậu của Bắc Kạn<br />
phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng<br />
tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ<br />
hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh và sức mạnh của tỉnh.<br />
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm<br />
của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo<br />
trong quản lý, điều hành, nâng cao tính năng<br />
động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực<br />
doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia<br />
<br />
91(03): 3 - 8<br />
<br />
và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội,<br />
nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy<br />
nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế<br />
hợp tác quốc tế.<br />
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu<br />
phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành,<br />
liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với<br />
từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa<br />
trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm<br />
truyền thống và kiến thức bản địa của tỉnh<br />
Bắc Kạn; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và<br />
các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.<br />
MỤC TIÊU ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ<br />
HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC<br />
TỈNH BẮC KẠN<br />
Mục tiêu chung<br />
- Phát huy năng lực của toàn tỉnh Bắc Kạn,<br />
tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng<br />
với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ<br />
phát thải khí, bảo đảm an toàn tính mạng<br />
người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát<br />
triển bền vững.<br />
- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi<br />
khí hậu của con người và các hệ thống tự<br />
nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp để<br />
bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo<br />
đảm an ninh, phát triển bền vững trong bối cảnh<br />
biến đổi khí hậu, tích cực cùng cộng đồng.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng<br />
lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm<br />
nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức<br />
khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài<br />
nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi<br />
khí hậu.<br />
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng<br />
lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên<br />
liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và<br />
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn<br />
thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử<br />
dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần<br />
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị<br />
thế của Bắc Kạn; tận dụng các cơ hội từ biến<br />
đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát<br />
triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ<br />
thân thiện với hệ thống khí hậu.<br />
5<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Anh Tài và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Góp phần tích cực với cộng đồng trong ứng<br />
phó với biến đổi khí hậu; tăng cường các hoạt<br />
động hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với<br />
biến đổi khí hậu.<br />
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ<br />
HẬU ĐỐI VỚI AN NINH LƯƠNG THỰC<br />
TỈNH BẮC KẠN<br />
Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát<br />
khí hậu<br />
Cảnh báo sớm<br />
- Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống<br />
giám sát biến đổi khí hậu đối với an ninh<br />
lương thực tỉnh Bắc Kạn.<br />
- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công<br />
nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm<br />
cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết,<br />
khí hậu cực đoan. Đến năm 2020, phát triển<br />
mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có<br />
mật độ trạm tương đương với các nước phát<br />
triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng<br />
cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm<br />
theo dõi liên tục các biến động về thời tiết,<br />
khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ<br />
liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo<br />
phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.<br />
- Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc<br />
và giám sát khí tượng thủy văn với sự tham<br />
gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và<br />
ngoài Nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý<br />
về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành<br />
khí tượng thủy văn.<br />
Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai<br />
- Rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển,<br />
quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên<br />
bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng<br />
thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây<br />
dựng các công trình phòng chống thiên tai<br />
trọng điểm, cấp bách.<br />
- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ<br />
thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét<br />
và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành<br />
có hiệu quả lâu dài.<br />
- Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ<br />
xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo đảm khai<br />
thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng<br />
cao khả năng phòng chống thiên tai, suy thoái<br />
đất; tăng cường bảo vệ, độ che phủ của rừng<br />
lên 45%.<br />
<br />
91(03): 3 - 8<br />
<br />
Đảm bảo an ninh lương thực và tài<br />
nguyên nước<br />
An ninh lương thực<br />
- Duy trì hợp lý và bền vững quỹ đất cho<br />
nông nghiệp tại các vùng, các địa phương<br />
trong tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo an ninh lương<br />
thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.<br />
- Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu<br />
giống cây trồng phù hợp với điều kiện của<br />
biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái các vùng,<br />
địa phương trong tỉnh Bắc Kạn, tận dụng các<br />
cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững.<br />
- Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công<br />
nghệ sinh học, áp dụng các quy trình sản xuất<br />
tiên tiến hướng tới một nền nông nghiệp hiện<br />
đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.<br />
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát,<br />
phòng chống dịch bệnh cây trồng trong điều<br />
kiện biến đổi khí hậu. Hoàn thành cơ bản vào<br />
năm 2020 và tiếp tục hoàn thiện trong các giai<br />
đoạn tới.<br />
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng<br />
cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong<br />
nông nghiệp.<br />
An ninh tài nguyên nước<br />
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử<br />
dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi<br />
khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên<br />
cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng,<br />
số lượng trong khai thác và sử dụng tài<br />
nguyên nước. Để thích ứng với biến đổi khí<br />
hậu là sử dụng nguồn nước khoa học, tiết<br />
kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an toàn<br />
cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu. Các hoạt<br />
động chính bao gồm:<br />
- Xác định các giải pháp phù hợp như: Quy<br />
hoạch tổng thể lưu vực của các con sông chảy<br />
qua tỉnh Bắc Kạn như Sông Cầu dài 103km,<br />
diện tích lưu vực 510 km2. Hàng năm lượng<br />
mưa bình quân 1.599 mm, lưu lượng dòng<br />
chảy bình quân năm 73 m3/s, mùa lũ 123<br />
m3/s, mùa khô 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy<br />
1,750. Tổng lượng nước 978 triệu m3. Sông<br />
Bắc Giang dài 28,6 km, chiều rộng lòng sông<br />
40-60 m, tổng lượng nước khoảng 794 triệu m3.<br />
<br />
6<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Anh Tài và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sông Na Rì dài 55,5 km, chảy uốn khúc theo<br />
chân các dãy núi cao, thuỷ chế thất thường,<br />
lưu lượng thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp.<br />
Sông Năng dài 87 km, tổng lượng nước<br />
khoảng 1,33 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước<br />
chính cho hồ Ba Bể. Sông Gâm dài 16 km,<br />
với diện tích lưu vực 154 km2. Sông Phó Đáy<br />
dài 36 km, với diện tích lưu vực khoảng 250 km2.<br />
Thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật các công<br />
trình khai thác và sử dụng nước, các biện<br />
pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn<br />
nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô<br />
nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng.<br />
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử<br />
dụng bền vững tài nguyên nước thích ứng với<br />
biến đổi khí hậu.<br />
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy<br />
định khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả,<br />
tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước<br />
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.<br />
- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công<br />
trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống, bảo đảm<br />
ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán trong<br />
điều kiện biến đổi khí hậu.<br />
- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp<br />
và các công trình khai thác, bảo vệ và sử dụng<br />
tài nguyên nước một cách khoa học trong<br />
điều kiện biến đổi khí hậu.<br />
Sản xuất nông nghiệp<br />
Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp,<br />
sử dụng nước, phân bón, hạn chế và loại bỏ<br />
dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ<br />
nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản<br />
xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm bảo<br />
phát triển bền vững, an ninh lương thực Bắc<br />
Kạn và góp phần xóa đói giảm nghèo, cứ sau<br />
10 năm giảm phát thải 20% khí, đồng thời<br />
đảm bảo tăng trưởng ngành 20% và giảm tỷ lệ<br />
đói nghèo 20%.<br />
Quản lý chất thải<br />
Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng<br />
lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng,<br />
tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí.<br />
<br />
91(03): 3 - 8<br />
<br />
Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước<br />
trong ứng phó với biến đổi khí hậu đối với<br />
an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
- Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí<br />
hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.<br />
- Hoàn thiện và tăng cường thể chế.<br />
Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với<br />
biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực<br />
tỉnh Bắc Kạn<br />
Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu đối<br />
với an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của<br />
cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với<br />
biến đổi khí hậu; chú trọng các kinh nghiệm<br />
ứng phó tại chỗ và vai trò của chính quyền<br />
các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở.<br />
- Phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các<br />
vùng, địa phương nhằm hỗ trợ công tác thích<br />
ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với các mức<br />
độ dễ bị tổn thương.<br />
- Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong<br />
ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây<br />
dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.<br />
Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo ứng<br />
phó với biến đổi khí hậu đối với an ninh<br />
lương thực tỉnh Bắc Kạn<br />
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng<br />
các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và<br />
sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các<br />
thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức<br />
tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và<br />
cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới<br />
cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.<br />
- Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu<br />
vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào<br />
tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn<br />
nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành<br />
liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
và giảm phát thải khí.<br />
- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và<br />
trách nhiệm cộng đồng trong phòng, tránh và<br />
khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối<br />
sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu<br />
cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến<br />
khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng<br />
phó với biến đổi khí hậu.<br />
7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />