intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả, khô cành khô quả trên cà phê Catimor

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

120
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Catimor là giống cà phê chè (Coffca Arabica) đang được trồng phổ biến trong sản xuất tại các huyện Lâm hà, Đức trọng, Đà lạt và Lạc dương. Do có các đặc điểm tốt như: nhanh cho thu hoạch, năng suất cao, chịu thâm canh trồng dày, khả năng kháng sâu bệnh tốt, nhất là bệnh rỉ sắt, sản phẩm có hương vị thơm ngon, vì vậy trong những năm qua diện tích trồng mới ngày càng tăng tỷ lệ trong cơ cấu cà phê của tỉnh. Trong các vùng cà phê của tỉnh Lâm Đồng, hiện tượng cà phê...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả, khô cành khô quả trên cà phê Catimor

  1. Biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả, khô cành khô quả trên cà phê Catimor Catimor là giống cà phê chè (Coffca Arabica) đang được trồng phổ biến trong sản xuất tại các huyện Lâm hà, Đức trọng, Đà lạt và Lạc dương. Do có các đặc điểm tốt như: nhanh cho thu hoạch, năng suất cao, chịu thâm canh trồng dày, khả năng kháng sâu bệnh tốt, nhất là bệnh rỉ sắt, sản phẩm có hương vị thơm ngon, vì vậy trong những năm qua diện tích trồng mới ngày càng tăng tỷ lệ trong cơ cấu cà phê của tỉnh. Trong các vùng cà phê của tỉnh Lâm Đồng, hiện tượng cà phê rụng quả, khô cành khô quả xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện tượng trên chủ yếu do một số nguyên nhân sau: 1- Do mất cân bằng dinh dưỡng: Cà phê Catimor là loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, sớm cho năng suất và đạt cao ngay từ những năm đầu. Nếu cung cấp phân bón không kịp thời, đầy đủ, cân đối thì dẫn đến hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng, gây rụng quả nhiều, tỷ lệ lép cao. Đặc biệt là giai đọan từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi. Để khắc phục trong năm trồng mới ngoài việc bón phân hữu cơ và lân, sau trồng 1 tháng tiến hành bón thúc 2 lần với liều lượng: 120 kgN + 150 kg P2O5 /ha. Năm thứ nhất và năm thứ 2: 300 kgN + 150 kgP2O5 + 300 kgK2O Năm thứ 3: 350 kgN + 150 kg P2O5 + 350 kg K2O.
  2. Lượng phân này tương đương với: 760kg Urê + 900 kglân+580 kg KCl hoặc NPK 16-8-16 với lượng 2100-2400kg. Các năm tiếp theo, thời kỳ kinh doanh lượng phân bón tương tự như năm thứ 3. Tùy vào điều kiện đất đai và dự kiến năng suất để điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng phân trên. Bón từ 3-4 lần trong năm và chia thành các đợt bón vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Các giai đọan bón phân cần chú ý khác với cà phê vối, cà phê catimor chín sớm hơn do vậy khỏang cách giữa các lần bón ngắn hơn và kết thúc sớm hơn cà phê vối. 2- Do bệnh khô cành, khô qủa (Anthracnose) Triệu chứng: Trên lá bị bệnh có những vết loang lổ màu nâu, có nhiều vòng đồng tâm; các vết bệnh xuất hiện nhiều liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng. Trên cành, bệnh bắt đầu xuất hiện bằng các vết nâu rải rác trên các đoạn cành tơ còn xanh hoặc cành mới hóa gỗ tạo ra trên cành vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Trên quả, bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả, tạo những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau. Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh Bệnh do nấm Colletotrichum coffeanum gây nên. Trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng. Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng phát triển mạnh nhất vào giai đọan quả đạt 6-7 tháng tuổi.
  3. Biện pháp phòng trừ: Phối hợp nhiều biện pháp tổng hợp mới có hiệu quả: Bón phân đầy đủ và hợp lý giúp cây hấp thu dinh dưỡng tối đa. Có thể dùng cây che bóng. Cắt và gom những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy. Dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Antracol 70WP; Kocide 53.8DF, Anvil, TopsinM.... 3- Do bệnh nấm hồng (Corticium Salmonicolor): Gây hại chủ yếu trên cành và phần ngọn cây, vết bệnh có một lớp màng hay các sợi nấm màu hồng, vết cũ có màu xám trắng, vỏ cành bị nứt. Bệnh phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa, bệnh nặng làm cây bị khô cành. Phòng trừ: Cần vệ sinh vườn cà phê thông thóang, cắt tỉa cành bị bệnh, cần cắt sâu xuống phía dưới cành 10 cm để khỏi sót nguồn bệnh còn trên cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2